Nhiều người thường nhớ đến những tin đồn về đời sống cá nhân của bà mà không biết đến 5 điều Catherine Đại Đế giúp nước Nga thay đổi mãi mãi. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu nào!
1. Giúp nước Nga tây phương hóa
Mặc dù quá trình tây phương hóa nước Nga đã được bắt đầu dưới thời kì Peter Đại Đế nhưng Catherine đã tích cực mang đến nhiều văn hóa và tư tưởng phương Tây hơn đến với Nga để đất nước này có thể xóa bỏ cái mác man rợ và lạc hậu hơn phần còn lại của thế giới.
Bà là người yêu thích triết học, nghệ thuật. Bà đã giới thiệu cho người Nga rất nhiều kiệt tác của các nghệ sĩ trên khắp thế giới và trả tiền học phí để những sinh viên hàng đầu tại Học viện Nghệ thuật Nga được du học tại các nước Châu Âu.
Những đóng góp về văn hóa khác của bà bao gồm việc xây dựng thư viện quốc gia đầu tiên của Nga, các tòa nhà phong cách tân cổ điển ở St. Petersburg,…
Ngoài ra bà còn theo dõi chặt chẽ nền nông nghiệp phương Tây và mang các kỹ thuật của nó đến Nga thông qua Hiệp hội Kinh tế Tự do, một tổ chức khoa học có nhiệm vụ hiện đại hóa khoa học kĩ thuật của Nga.
Năm 1764, Catherine đã viết bộ luật Nakaz và tập hợp một ủy ban bao gồm giới quý tộc, thị dân và nông dân để thảo luận về bộ luật này. Người dân đã xúc động đến mức đặt cho bà danh hiệu Đại Đế chỉ sau 5 năm trị vì, điều mà Peter Đại Đế phải mất tới 40 năm mới làm được.
2. Thành lập một trong những bộ sưu tập nghệ thuật quan trọng nhất thế giới
Bảo tàng có không gian trưng bày lớn thứ hai thế giới – bảo tàng Hermitage ở St. Petersburg – được bắt đầu từ bộ sưu tập cá nhân của Catherine. Bà đã mua được hơn 4000 bức tranh, các tác phẩm điêu khắc, ô tô cổ,…
Năm 1852, gần 60 năm sau cái chết của Catherine, bảo tàng Hermitage mở cửa cho công chúng vào tham quan. Ngày nay, bảo tàng gồm năm tòa nhà lưu giữ hơn 3 triệu hiện vật và tác phẩm nghệ thuật, một số có từ thời kỳ đồ đá.
3. Cải cách giáo dục
Khi Catherine vẫn là hoàng hậu của Nga, nền giáo dục tại đây không được thống nhất và chỉ dành cho những người ở tầng lớp trung lưu đổ lên. Các trường học ở vùng nông thôn được điều hành bởi các linh mục địa phương và có số lượng rất ít và cách xa nhau. Phụ nữ cũng rất khó khăn để có thể tiếp cận với nền giáo dục lúc đó.
Catherine ủng hộ bình đẳng trong giáo dục và cảm thấy rằng phụ nữ càng có học thức thì xã hội càng tốt đẹp. Bà cũng là người đưa ra ý tưởng nhà nước điều hành các trường học chứ không phải nhà thờ – một điều mang tính cách mạng vào thời điểm đó.
Năm 1764, bà thành lập cơ sở giáo dục đầu tiên dành cho phụ nữ: Học viện Smolny dành cho các thiếu nữ quý tộc ở St. Petersburg. Sau đó bà tiếp tục mở thêm 20 học viện khác dành cho những cô gái ở tầng lớp tấp hơn, giúp phụ nữ có nhiều cơ hội được đi học hơn bao giờ hết.
4. Tuyên truyền tiêm phòng bệnh
Vào cuối những năm 1780, Catherine vô cùng lo lắng khi dịch bệnh đậu mùa càn quét khắp nước Nga. Khi thành viên của giới quý tộc cũng chết vì căn bệnh này, Catherine đã quyết định tiêm chủng cho mình và con trai. Phương pháp này khá nguy hiểm khi tỉ lệ tử vong đạt tới 2%, nhưng Catherine biết rằng đó là lựa chọn tốt nhất.
Mặc dù ý tưởng về việc tiêm chủng không thành công như bà mong đợi – người Nga vẫn hoài nghi về cách làm này – nhưng bà đã giúp khái niệm này được chấp nhận nhiều hơn, đặc biệt là trong các quý tộc – những người coi việc tiêm chủng là một việc rất… thời thượng.
5. Mở rộng lãnh thổ
Dưới thời kì cai trị của Catherine, nước Nga đã mở rộng thêm khoảng 320.000 km vuông với sự sáp nhập của Ba Lan, Litva, Ukraine,…
Catherine quyết tâm mở rộng nước Nga về phía nam tới Biển Đen và chính thức sáp nhập Crimea vào năm 1783. Điều này có nghĩa là Nga có thể thiết lập sự hiện diện quân sự trên Biển Đen, tiến gần hơn đến eo biển Bosporus và tiến sát đến Địa Trung Hải. Ngoài việc mở rộng, Catherine còn thành lập hơn 100 thành phố mới, củng cố và cải tạo các thị trấn cũ.
Bạn có thể đọc thêm:
- 30 truyện điền văn hoàn, truyện điền văn làm ruộng full hay nhất 2023
- 10 bộ phim Mỹ lãng mạn mà các “mọt phim” không nên bỏ lỡ
- Top 3 nhóm nhạc sở hữu album debut có lượng đặt trước cao nhất lịch sử Kpop
Hãy để lại ý kiến của bạn để chúng ta cùng thảo luận và trao đổi nhé!