Bất cứ ai từng lật một trang sách đều hiểu tiềm năng của sách trong việc thay đổi thế giới – theo cả cách lớn và nhỏ. Ở đây, BlogAnChoi sẽ cùng bạn điểm qua 46 cuốn sách có ảnh hưởng nhất lịch sử thế giới và cách chúng khiến nhân loại nhìn mọi thứ theo một cách mới nhé.
44. Nửa kia sống thế nào?
Thế kỷ 19 đã chứng kiến làn sóng nhập cư lớn bất thường vào Mỹ. Trong khoảng 30 năm từ năm 1870 đến năm 1900, gần 12 triệu người nhập cư đã đổ bộ lên bờ biển Hoa Kỳ. Nhiều người trong số họ định cư ở thành phố New York, trong những chủ khu ổ chuột hoặc khu chung cư bẩn thỉu, đông đúc nhưng lại có giá thuê cao cắt cổ. Năm 1890, nhà báo, nhiếp ảnh gia và giảng viên Jacob Riis đã xuất bản cuốn sách “Nửa kia sống thế nào?”, phơi bày điều kiện sống gây bức xúc về trong các khu ổ chuột ở New York. Riis – một phóng viên điều tra và là người tiên phong trong việc chụp ảnh bằng đèn flash – đã tự mình đi vào khu chung cư để ghi lại các điều kiện sống ở đó.
Cuốn sách của Riis ngay lập tức trở thành sách best-seller, mang đến cho độc giả cái nhìn rõ ràng về cuộc sống của những người lao động nghèo khổ và gia đình của họ. Không lâu sau khi nó được xuất bản, Riis nhận được một tin nhắn từ Ủy viên Dịch vụ Dân sự Hoa Kỳ Theodore Roosevelt: “Tôi đã đọc cuốn sách của anh và tôi đến để giúp đỡ”. Khi Roosevelt đến New York với vai trò người đứng đầu Ủy ban Cảnh sát của thành phố, ông đã thực hiện lời hứa của mình.
Bên cạnh việc thanh trừng các sĩ quan tham nhũng, đa dạng hóa lực lượng cảnh sát và tổ chức huấn luyện sử dụng súng cho cảnh sát thành phố, Roosevelt đã đóng cửa các nhà trọ do cảnh sát làm chủvà thiết lập một hệ thống nhà trọ mới của thành phố, đó là điều mà Riis đã mong muốn trong nhiều năm. Cuốn sách của Riis cũng thúc đẩy các quan chức New York bắt đầu quá trình cải thiện điều kiện sống trong các khu chung cư của thành phố.
“Nửa kia sống thế nào?” được coi là một tác phẩm cơ bản của báo chí, và nó đã chứng minh sức mạnh của nhiếp ảnh trong việc truyền cảm hứng cho sự thay đổi xã hội. Nó đã ảnh hưởng tới cả các nhà hoạt động xã hội nổi tiếng sau này, bao gồm cả thư ký lao động Frances Perkins – nhân vật chủ chốt trong việc thiết lập tổ chức an sinh xã hội, mức lương tối thiểu và các cải cách quan trọng khác.
45. Của cải của các dân tộc
Rất ít khi có một sách có thể định nghĩa toàn bộ xã hội, nếu có thì nó lại thường rất phức tạp, điển hình là cuốn “Của cải của các dân tộc” – cuốn sách đồ sộ về chính sách kinh tế của nhà kinh tế học người Scotland Adam Smith, xuất bản năm 1776.
Smith mô tả ba nguyên lý cơ bản về sự thịnh vượng tài chính của một quốc gia: tự do thương mại, phân công lao động và sở hữu tư bản cá nhân. Cùng với phân công lao động là thương mại, thương mại mang đến sự giàu có. Sự giàu có đó không chỉ đơn giản là tiền mặt mà còn là những sản phẩm được mua và bán trong một thị trường cạnh tranh. Đây là một ý tưởng hoàn toàn khác biệt với quan niệm của nhiều người vào thời đại đó khi cho rằng việc tích trữ là tốt nhất, nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa thì nên tránh càng nhiều càng tốt.
“Của cải của các dân tộc” đã trở thành điển hình cho toàn bộ hệ thống kinh tế của thị trường kinh tế tự do.
46. Hãy chôn trái tim tôi ở Wounded Knee
Khi cuốn sách “Hãy chôn trái tim tôi ở Wounded Knee” xuất bản vào năm 1970, nước Mỹ đang ở trong thời kỳ bất ổn dân sự cực kì nghiêm trọng. Vụ xả súng ở Bang Kent và cuộc bạo động vì quyền công dân ở Augusta xảy ra vào tháng 5, các chi tiết về vụ thảm sát Mỹ Lai vẫn đang được đưa ra ánh sáng và sự ngờ vực đối với chính phủ liên bang đang ở mức rất cao.
Ra mắt tại các hiệu sách chỉ hai năm sau khi thành lập Phong trào Da đỏ Mỹ năm 1968, cuốn sách của Dee Brown là một câu chuyện kể lại rõ ràng về lịch sử của đất nước, tập trung vào câu chuyện của người bản địa và miền Tây nước Mỹ hơn là những người định cư tới từ châu Âu và con cháu của họ.
Vào thời điểm mà quan điểm của người Mỹ da trắng về người Mỹ bản địa được định hình bởi Hollywood nhiều hơn là thực tế, “Hãy chôn trái tim tôi ở Wounded Knee” đã buộc mọi người phải xem xét lại việc bành trướng lãnh thổ ở phía tây và hậu quả của nó. Không chỉ người Mỹ gốc Âu bị cuốn sách làm rung động mà cuốn sách bán chạy nhất của Brown còn được cho là đã tạo tiền đề cho làn sóng hoạt động tích cực của người Mỹ bản địa.
Nhiều nhà sử học cho rằng Brown đã sửa chữa sự thật quá mức, miêu tả người Mỹ bản địa là nạn nhân thụ động nhưng tác động lâu dài của nó là không thể phủ nhận. Khi Brown qua đời vào năm 2002, The Guardian đã gọi “Hãy chôn trái tim tôi ở Wounded Knee” là cuốn sách “đã vĩnh viễn phá bỏ huyền thoại anh hùng về cuộc chinh phục miền Tây của nước Mỹ”.
Bạn có thể đọc thêm:
Nếu các bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè của mình để cùng biết nhé!