Bất cứ ai từng lật một trang sách đều hiểu tiềm năng của sách trong việc thay đổi thế giới – theo cả cách lớn và nhỏ. Ở đây, BlogAnChoi sẽ cùng bạn điểm qua 46 cuốn sách có ảnh hưởng nhất lịch sử thế giới và cách chúng khiến nhân loại nhìn mọi thứ theo một cách mới nhé.
31. A People’s History of the United States
A People’s History of the United States được viết bởi Howard Zinn, xuất bản năm 1980 kể về những sự kiện đã định hình quá khứ của Hoa Kỳ – nhưng được kể lại theo góc nhìn của những người bị áp bức trong lịch sử như phụ nữ, người nhập cư và các nhóm dân tộc thiểu số; trong khi đó những nhân vật thường được ca ngợi như Lincoln và Roosevelt lại được miêu tả với những “tì vết” rõ ràng hơn.
Mặc dù không được mọi người ca ngợi – đôi khi bị chỉ trích là “tuyên truyền cánh tả”, thường xuyên nằm trong danh sách sách bị cấm và bị một số nhà sử học chỉ trích – nhưng công trình của Zinn vẫn góp phần đổi mới chương trình học và khiến nhiều thế hệ sinh viên đặt câu hỏi về câu chuyện thực sự nằm sau tấm màn che lịch sử.
32. Giới tính thứ hai
Mặc dù nhà văn và nhà lý thuyết xã hội người Pháp Simone de Beauvoir không coi mình là một triết gia, nhưng tác phẩm Le Deuxième Sexe (được dịch là “Giới tính thứ hai”) xuất bản năm 1949 của bà vẫn được nhiều học giả thời hiện đại coi là một trong những văn bản hiện sinh có ảnh hưởng nhất từng được in ấn trên thế giới.
Cuốn sách của de Beauvoir là một khám phá về cách xã hội đối xử đối với phụ nữ, đồng thời làm sáng tỏ những huyền thoại lịch sử xung quanh vai trò phụ nữ, vạch trần những quan niệm sai lầm phổ biến liên quan đến các chuẩn mực giới tính và tình dục đương đại. Tuy nhiên, xuyên suốt tác phẩm của của bà vẫn thấm nhuần các nguyên tắc của chủ nghĩa hiện sinh – niềm tin rằng mọi cá nhân, bất kể giới tính hay xu hướng tình dục, đều có quyền tự quyết và có thể đảm nhận trách nhiệm cá nhân đi kèm với tự do của họ.
Cuốn sách ban đầu được chia thành hai tập, với một số chương xuất hiện trong tạp chí Les Temps modernes (“Thời hiện đại”), một tạp chí do bà de Beauvoir đồng sáng lập với các nhà triết học Maurice Merleau-Ponty và Jean-Paul Sartre (người cùng bà có một mối tình lãng mạn kéo dài khoảng 50 năm). Giới tính thứ hai được cô đọng hơn trong bản dịch tiếng Anh năm 1953, và mặc dù cuốn sách bị Vatican cấm đến tận năm 1966 thì nó vẫn giúp mở đường cho các tác phẩm tinh hoa khác của làn sóng nữ quyền thứ hai, bao gồm cuốn The Feminine Mystique của Betty Friedan (xuất bản năm 1963).
Được The New York Times ghi nhận với việc “tạo ra chủ nghĩa nữ quyền hiện đại”, kiệt tác của de Beauvoir còn tiếp tục gây tiếng vang theo những ảnh hưởng văn hóa khác. Năm 1986, biên kịch Daniel Waters bắt đầu thực hiện bộ phim hài châm biếm dành cho tuổi teen Heathers (công chiếu năm 1989), một phần cảm hứng của ôngđã xuất hiện từ khi đọc “Giới tính thứ hai” khi còn học trung học. Không chỉ vậy, cuốn sách còn giúp khởi động cả một nhánh trong thể loại phim hài tuổi teen – phim hài học đường, bao gồm cả bộ phim kinh điển Mean Girls (2004).
33. Làm việc: Mọi người nói về những gì họ làm cả ngày và họ cảm thấy thế nào về những gì họ làm
Những người lao động hàng ngày cảm thấy thế nào về công việc của họ? Trong cuốn sách lịch sử truyền miệng năm 1974 mang tính bước ngoặt này, nhà văn kiêm nhà sử học Studs Terkel đã bắt đầu khám phá chính xác điều đó. Trong vòng ba năm, ông đã phỏng vấn hơn 130 đàn ông và phụ nữ trên khắp Hoa Kỳ – bao gồm cả giáo viên, nông dân, diễn viên, nhân viên siêu thị, bà nội trợ và thậm chí cả một người bốc mộ – về cách họ kiếm sống, nhưng quan trọng hơn là liệu họ có thực sự thích công việc của mình hay không.
Trong một bài đánh giá năm 1974, nhà văn Marshall Berman đã mô tả cuốn sách này trên tờ New York Times là biểu tượng của chủ nghĩa lý tưởng của Mặt trận Bình dân Hoa Kỳ trong thời đại, tầm nhìn về một cộng đồng dân chủ thực sự với đầy đủ mọi người thuộc mọi chủng tộc, giai cấp và nghề nghiệp. Tất cả đều cố gắng vượt qua các rào cản bằng cách tìm thấy sự đoàn kết trong các cuộc đấu tranh chung của nhau, đồng thời cho rằng điều đó đã tạo ra một loại chủ nghĩa lý tưởng mới, một chủ nghĩa “trung thực và chân thực hơn về thế giới lao động và phản ánh thái độ thay đổi của mọi người đối với nghề nghiệp và cuộc sống của họ.
34. Frankenstein
Câu chuyện gốc của Frankenstein gần như nổi tiếng như chính cuốn tiểu thuyết. Năm 1816, Mary Wollstonecraft Godwin và chồng tương lai Percy Bysshe Shelley đã trải qua mùa hè ở Thụy Sĩ với Lord Byron và John Polidori. Cô bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết về một con quái vật được tạo thành từ các bộ phận cơ thể được hồi sinh ở tuổi 18 và xuất bản nó ở tuổi 20. Ngoài việc tạo ra một trong những nhân vật mang tính biểu tượng nhất trong văn học (và sau này là điện ảnh), Mary Shelley được ghi nhận là người đã phát minh ra tiểu thuyết khoa học viễn tưởng và định hình thể loại kinh dị hiện đại.
35. Cuốn theo chiều gió
Được xuất bản vào năm 1936, cuốn tiểu thuyết đầu tiên và duy nhất được xuất bản của Margaret Mitchell mang đến một cảm giác không giống với bất kỳ cuốn tiểu thuyết nào công chúng từng gặp trước đây. Cuốn sách chỉ dày hơn một nghìn trang này đã bán được tới 1 triệu bản trong vòng sáu tháng kể từ khi phát hành và sau đó đã giành được Giải thưởng Pulitzer cho Tiểu thuyết (sau này là văn học) vào năm 1937.
Trong khi một cuộc thăm dò năm 2014, cuốn sách lấy bối cảnh thời Nội chiến và Tái thiết này vẫn nằm trong số những cuốn sách được yêu thích nhất mọi thời đại của Mỹ. Tuy nhiên trong những năm qua, “Cuốn theo chiều gió” cũng phải đối đầu với một số ý kiến trái chiều khi nhiều nhà phê bình cho rằng cuốn sách (và bộ phim chuyển thể năm 1939) đã giúp truyền bá những câu chuyện được phủ thêm màu hồng tại miền nam Hoa Kỳ trước chiến tranh, đặc biệt là quan niệm về chế độ nô lệ.
Không chỉ vậy, việc cuốn sách bảo vệ Ku Klux Klan và dựa vào những bức tranh biếm họa về chủng tộc (như “hình ảnh người mẹ”) đã bị lên án rộng rãi trong những năm gần đây. Vào năm 2020, kênh HBO Max thậm chí đã xóa bộ phim chuyển thể khỏi danh mục của mình, với lý do “mô tả phân biệt chủng tộc” về các nhân vật da đen. Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, tác giả Alice Randall – người đã viết cuốn “Cuốn theo chiều gió” bản kể lại (2001) của “Cuốn theo chiều gió” từ quan điểm của một người từng là nô lệ – đã mô tả việc sử dụng những bức tranh biếm họa về chủng tộc trong cuốn sách gốc là “độc hại” và lưu ý rằng trong tác phẩm của chính mình, cô ấy đang cố gắng tạo ra một loại thuốc giải độc và đẩy lùi quan niệm về việc người da đen có chỉ số thông minh thấp mà “Cuốn theo chiều gió” đã góp phần tạo nên.
Bạn có thể đọc thêm:
- 46 cuốn sách có ảnh hưởng nhất lịch sử thế giới: Bạn đã đọc được bao nhiêu rồi? (Phần 1)
- Kiệt tác điêu khắc Pietà của Michelangelo – 15 điều có lẽ bạn chưa từng biết (Phần 1)
- 11 điều bạn chưa biết về kiệt tác Đêm Đầy Sao của Vincent Van Gogh
Các bạn có thể đóng góp ý kiến của mình về bài viết này ở phần bình luận, mình sẽ rất cảm kích.