28 điều kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu cần chú ý nhất là gì? Ngoài chú ý về ăn uống khi mang thai, còn có những kiêng kỵ phong thủy, tâm linh khi mang thai 3 tháng đầu bạn nên lưu ý.

Các hoạt động kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu

Không ngồi vươn cao và ngồi xổm

Các chuyên gia khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ngồi xổm. Bởi vì ngồi xổm sẽ gây hại cho tử cung, cột sống, bụng dưới, bàng quang,… Đồng thời, ngồi xổm khiến cho cơ thể bị mất cân bằng dễ làm cho mẹ bầu bị ngã và có nguy cơ bị sảy thai.

Tư thế ngồi xổm gây ra nhiều tác hại cho bà bầu và thai nhi:

  • Tăng áp lực đè lên tử cung, bàng quang: Khi ngồi xổm, phần sức nặng của toàn bộ cơ thể sẽ đè lên phần bụng dưới, gây áp lực cho tử cung và bàng quang và gây đau bụng cho mẹ bầu. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ.
  • Gây phù nề, giãn tĩnh mạch: Khi ngồi xổm chân sẽ co lại khiến cho các mạch máu bị tắc nghẽn, khó lưu thông. Điều này khiến cho mẹ bầu bị tê chân, phù nề hoặc giãn tĩnh mạch.
  • Gây đau xương khớp ở chân: Ngồi xổm làm tăng áp lực cho xương bánh chè ở đầu gối và dây thần kinh đùi. Vì vậy, mẹ bầu ngồi xổm nhiều dễ bị đau chân, đặc biệt là đầu gối.
  • Gây tổn thương cột sống: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bào thai dần lớn lên kéo theo cân nặng tăng lên, làm cho cột sống bà bầu dễ tổn thương hơn.

Không hút thuốc, uống rượu, chất kích thích

Các hoạt động kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu
Các hoạt động kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu (Ảnh: Internet)

Theo CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh), hút thuốc khi mang thai đi kèm với rất nhiều rủi ro đối với sức khỏe người mẹ và sự phát triển của bé. Trẻ em sinh ra từ những người mẹ hút thuốc trong thời kỳ mang thai thường có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh, sinh non, nhẹ cân và thậm chí có thể tử vong khi đang còn trong bào thai.

Đối với thuốc lá điện tử, CDC nói rằng mặc dù sử dụng thuốc lá điện tử thường ít gây hại hơn khói thuốc lá, nhưng thuốc lá điện tử có chứa nicotin không an toàn đối với bào thai. Nó có thể làm làm rối loạn chức năng não và phổi đang phát triển của em bé.

Uống rượu khi mang thai có thể gây ra vấn đề cho em bé đang phát triển ở bất kỳ giai đoạn nào của bào thai. Uống rượu sẽ gây ra các vấn đề có hại cho hệ thần kinh trung ương cũng như các đặc điểm và sự phát triển bất thường trên khuôn mặt của trẻ.

Tránh cạo gió khi bị trúng gió

Cạo gió theo đông y là làm nóng cơ thể, kích thích huyệt đạo, giúp giải cảm. Tuy nhiên, tuyệt đối không cạo gió cho phụ nữ mang thai vì những động tác này sẽ làm vỡ các mạch máu, gây xuất huyết dưới da và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Thay vì cạo gió, các bà bầu có thể xoa dầu và massage nhẹ nhàng hoặc dùng cao dán (salonpas) để có tác dụng điều trị tại chỗ. Ngoài ra, trong thời gian 3 tháng đầu mang thai, bạn cũng cần tránh quan hệ tình dục thường xuyên, mạnh bạo.

Trong trường hợp mẹ bầu bị cảm nặng thì nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra.

Hạn chế đạp xe khi mang thai

Các hoạt động kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu (Ảnh: Internet)
Các hoạt động kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu (Ảnh: Internet)

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, tử cung đang phát triển và chưa ổn định. Việc đạp xe có thể gây áp lực lên tử cung, dẫn đến nguy cơ sảy thai. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi đã lớn và nặng nề. Việc đạp xe có thể khiến mẹ bầu mất thăng bằng, dẫn đến nguy cơ té ngã và chấn thương cho mẹ và bé.

Tránh làm việc, hoạt động quá sức

Vận động và giữ dáng khi đang mang thai là điều rất tốt, nhưng hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước để đảm bảo rằng không có vấn đề gì đối với sức khỏe của mẹ và bé trong quá trình mang thai.

Tập thể dục thường xuyên giúp mẹ bầu:

  • Duy trì cân nặng ở mức bình thường.
  • Thư giãn, khỏe mạnh và cân đối hơn.
  • Giảm bớt những khó chịu như đau lưng, mệt mỏi,…
Các hoạt động kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu (Ảnh: Internet)
Các hoạt động kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, mẹ bầu không nên làm việc quá sức và tập thể dục quá sức. Tập luyện với cường độ cao sẽ khiến mẹ dễ ngã, mất sức, tăng nguy cơ động thai. Do đó, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ, lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội,… phù hợp với điều kiện sức khỏe của bản thân.

Hạn chế sử dụng mỹ phẩm

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần lưu ý khi chọn mua mỹ phẩm làm đẹp, cần tránh xa các sản phẩm có chứa các thành phần như: retinol, avobenzone, oxybenzone, homosalate, aluminum chloride hexahydrate,…

Đây chính là những tác nhân gây rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, có thể gây dị tật, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Các chuyên gia khuyến các mẹ bầu nên chọn các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên như son dưỡng, mặt nạ,…

Không dùng thuốc chưa có chỉ định của Bác sĩ

Phụ nữ đang trong quá trình mang thai phải thật thận trọng với việc sử dụng thuốc, nếu sử dụng sai có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Không phải loại thuốc nào mẹ bầu cũng có thể sử dụng như những người bình thường, các hoạt chất có trong thuốc có thể đi qua hàng rào nhau thai và gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho thai nhi.

Ngay cả các loại thuốc thông thường hoặc các loại thuốc bổ có thành phần tự nhiên cũng chưa chắc đã an toàn cho mẹ bầu. Do đó, khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào mẹ bầu cũng tuyệt đối không nên tự ý sử dụng mà cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước.

Hạn chế đi giày cao gót khi mang thai

Các hoạt động kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu (Ảnh: Internet)
Các hoạt động kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu (Ảnh: Internet)

Khi mang thai, trọng lượng lẫn trọng tâm cơ thể mẹ bầu đều thay đổi. Vì thế, mang giày cao gót rất dễ gây ngã và nguy hiểm cho thai nhi, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng dọa sảy thai hoặc sảy thai.

Vì vậy, mẹ bầu nên mang các loại dép thấp, thoải mái và có độ bám tốt để hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Các tác hại khi mẹ bầu mang giày cao gót:

  • Co rút bắp chân: Mang giày cao gót khiến cơ bắp luôn trong trạng thái căng cứng, làm mẹ bầu dễ bị chuột rút hơn.
  • Đau lưng: Khi mang giày cao gót, xương chậu có xu hướng bị đẩy về trước, thắt lưng cong nhiều hơn vì thế sẽ gây áp lực lên vùng chậu và khớp sau, khiến mẹ bầu bị đau nhức nhiều hơn.
  • Mất cân bằng: Cân nặng tăng và hormone thay đổi là nguyên nhân chủ yếu khiến lực chân mẹ bầu yếu đi. Mang giày cao gót sẽ khiến chân chịu thêm sức nặng, dễ gây mất thăng bằng và dễ té ngã.
  • Gây đau đớn và khó chịu: Khi mang thai sẽ gây nên phù nề và sưng chân. Mang giày cao gót sẽ trở nên chật chội tạo cảm giác không thoải mái cho mẹ bầu.

Không tiếp xúc hóa chất, nhuộm tóc, sơn móng tay

Do nội tiết tố thay đổi nên nhiều mẹ gặp tình trạng tóc xơ rối, gãy rụng gây mất thẩm mỹ. Để khắc phục tình trạng này, nhiều mẹ lựa chọn đi làm tóc bằng cách hấp, uốn, nhuộm,… Trong khi đó đa phần sản phẩm làm tóc đều chứa nhiều hóa chất độc hại, đặc biệt có hại với cơ địa nhạy cảm như bà bầu.

Trong thời gian mang bầu, tốt nhất, mẹ bầu nên hạn chế tối đa việc phải tiếp xúc với hóa chất độc hại. Một số hóa chất mẹ bầu nên tránh như chất tẩy rửa mạnh, thuốc nhuộm tóc, các loại sơn móng tay móng chân. Trong thành phần của những chất trên chứa rất nhiều chất độc. Chúng từ từ thấm vào da và gây ra các hiện tượng như sảy thai, thai chết lưu và gây dị tật thai nhi rất khó phát hiện.

Các hoạt động kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu (Ảnh: Internet)
Các hoạt động kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu (Ảnh: Internet)

Thay vào đó, mẹ có thể sử dụng những sản phẩm lành tính dành riêng cho bà bầu hoặc tận dụng cỏ cây tự nhiên như bồ kết, hương nhu, mần trầu,…

Không tiếp xúc với phân động vật

Nhiều gia đình nuôi thú cưng và bà bầu vẫn làm các công việc dọn phân cho chúng. Tuy nhiên, phân của thú cưng chứa rất nhiều ký sinh trùng có hại. Đặc biệt, các chất như toxoplasmosis, vô cùng nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. Chất này khi xâm nhập vào cơ thể bà bầu rất nguy hiểm, có thể gây sảy thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi như thiểu năng trí tuệ, co giật…

Các hoạt động kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu (Ảnh: Internet)
Các hoạt động kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu (Ảnh: Internet)

Tránh tắm hơi và tắm bồn nước nóng

Trong 3 tháng đầu thai nhi mẹ bầu rất nhạy cảm với nhiệt độ. Do đó, mẹ bầu nên tránh sử dụng phòng xông hơi khô và bồn tắm nước nóng. Nước nóng có thể gây ra tăng nhiệt độ cơ thể, gây mệt mỏi và gây nguy hiểm cho thai nhi. Ngoài ra, việc ngâm mình trong nước quá lâu có thể làm giãn mạch máu và gây chóng mặt hoặc gây ra các vấn đề về huyết áp. Thay vào đó, hãy chọn nhiệt độ nước ấm và tắm nhanh chóng để giữ cho cơ thể mát mẻ và thoải mái.

Ngoài ra, nước nóng có nguy cơ làm giảm huyết áp của thai phụ do giãn các mạch máu, có thể gây chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu,… Bên cạnh đó, tắm bồn có khả năng gây viêm nhiễm âm đạo nếu bồn không được vệ sinh cẩn thận.

Các hoạt động kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu (Ảnh: Internet)
Các hoạt động kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu (Ảnh: Internet)

Những thực phẩm kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu

Ăn uống hay chế độ dinh dưỡng là điều quan trọng hàng đầu với bà bầu. Chế độ dinh dưỡng phù hợp và khoa học sẽ giúp mẹ bầu đáp ứng được nhu cầu của cơ thể và sự phát triển của thai nhi. Ăn uống không khoa học sẽ khiến mẹ bầu gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như thai nhi phát triển không đầy đủ, dị tật bào thai, suy thai, sảy thai.

Các loại thực phẩm dễ gây co thắt tử cung, sảy thai

Những thực phẩm kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu
Những thực phẩm kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu (Ảnh: Internet)
  • Rau ngót: Thành phần của rau ngót có chứa lượng lớn papaverin sẽ khiến cho tử cung bị co thắt mạnh và dẫn đến sảy thai cho mẹ bầu.
  • Rau răm: cũng như rau ngót, rau răm là thực phẩm không tốt với bà bầu. Trong thành phần của rau răm chứa aldehyd, polygonacae, tác dụng kháng estrogen có ảnh hưởng đến bào thai. Và nguy cơ gây sảy thai cao ở bà bầu.
  • Khổ qua: chứa charatri, momondicum tăng nguy cơ sảy thai ở bà bầu.
  • Đu đủ: chứa nhiều enzym papain là chất phá hủy progesterone gây sảy thai.
  • Ngải cứu: là thực phẩm rất tốt với người bình thường. Tuy nhiên, lạ rau này ăn khi mang bầu sẽ gây nên những cơn co bóp tử cung mạnh và tăng nguy cơ sảy thai, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Nhãn: Quả nhãn với tính nóng, ăn nhiều dễ khiến bà bầu đau bụng, xuất huyết âm đạo và rất bất lợi cho thai nhi. Bầu ăn nhiều nhãn trong 3 tháng đầu sẽ gây nên những cơn đau quặn bụng và xấu nhất có thể dẫn đến sảy thai.
  • Dứa: với nhiều thành phần như enzyme bromelain, một loại kháng viêm non steroid gây độc cho thai nhi.
  • Đào: một loại trái cây có tính nóng, lượng đường cao và có nhiều lông. Bà bầu trong những tháng đầu nên kiêng loại quả này. Ăn đào nhiều tăng nguy cơ bị xuất huyết và dẫn đến sảy thai.
  • Cá biển: thường chứa chì và kim loại nặng. Các chất kim loại này có nguy có gây dị tật thai nhi rất cao.
  • Thực phẩm tái sống như gan động vật, hải sản tươi sống, sữa chưa tiệt trùng, … rất dễ khiến mẹ bầu gạo nhiều vấn đề về tiêu hóa gây đầy bụng, tiêu chảy. Thậm chí dẫn đến co bóp tử cung và tệ hơn có thể dẫn đến sảy thai.
  • Đồ cay nóng khiến mẹ bầu dễ nóng trong, mẩn ngứa, táo bón và ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Hạn chế ăn cá biển, hải sản

Hải sản có thể là một nguồn protein tuyệt vời với hàm lượng axit béo omega-3 cao, giúp thúc đẩy sự phát triển não và thị lực của bé. Tuy nhiên, một số loại cá biển và động vật giáp xác thường chứa hàm lượng thủy ngân cao đột biến, dễ gây ngộ độc thần kinh hoặc khiến trẻ chậm phát triển.

Thông thường, cá biển có kích thước càng lớn với tuổi thọ càng cao thì nguy cơ chứa thủy ngân càng nhiều. Do đó, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) khuyến cáo mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì có sự xuất hiện của các loại cá biển có kích thước to, chẳng hạn như: cá ngừ mắt to, cá thu vua, cá cờ, cá cam nhám, cá kiếm, cá mập, cá ngói. Đồng thời, mẹ cũng nên tránh ăn hải sản và động vật giáp xác chưa nấu chín.

Những thực phẩm kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu (Ảnh: Internet)
Những thực phẩm kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu (Ảnh: Internet)

Không ăn nhiều hạt vừng

Hạt vừng chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như sắt, protein, chất xơ, canxi, magie, kali rất tốt cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, hầu hết các bác sĩ đều khuyên phụ nữ mang thai không nên ăn hạt vừng quá nhiều trong ba tháng đầu, vì nếu ăn quá nhiều, hạt vừng có thể khiến mẹ bầu bị gia tăng cảm giác buồn nôn.

Mặt khác, hạt vừng là một loại hạt chứa nhiều chất xơ gây bao phủ đầy trên thành ruột non, gây đầy hơi và đau bụng. Do đó, mẹ có thể luân phiên tiêu thụ các loại hạt và trái cây khô khác bao gồm nho khô, hạnh nhân, lạc, quả óc chó, v.v… để không cần phải ăn hạt vừng quá nhiều.

Hạn chế ăn động vật có vỏ

Các loài động vật có vỏ như nghêu, sò, ốc, hến đem đến một nguồn đạm và khoáng chất dồi dào cho thể. Tuy nhiên, những loài này thường sống ở khu vực đáy sông, đáy biển nên chúng thường có một khoảng thời dài “đắm mình” hấp thụ nước ở tầng sâu – nơi lắng đọng của nhiều hóa chất độc hại và chứa đựng chất thải từ nhiều loài sinh vật khác.

Do đó, mẹ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì chứa nhiều nghêu, sò, ốc, hến hoặc ăn một cách quá thường xuyên. Nếu không, mẹ sẽ có nguy cơ cao dễ bị nhiễm khuẩn Clostridium botulinum – một loại vi khuẩn có nhiều trong ruột của các loại hải sản. Đặc biệt, loại vi khuẩn này không thể bị tiêu diệt trong quá trình đun nấu thức ăn, khiến mẹ có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm

Nên kiêng ăn rau sống

Mẹ bầu 3 tháng đầu không nên ăn gì chứa nhiều rau sống bởi trong rau sống thường chứa nhiều phân bón, nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn,… mà nhiều nhất là khuẩn Listeria và khuẩn Toxoplasma gondii. Cụ thể, khuẩn Listeria sẽ khiến mẹ bị nhiễm trùng máu và sảy thai, trong khi khuẩn Toxoplasma sẽ gây tổn thương não, mắt và hệ thống thần kinh của bé. Do đó, mẹ chỉ nên ăn rau sống khi chúng đạt được các chứng nhận nghiêm ngặt về việc nuôi trồng đúng chuẩn Organic (không sử dụng hóa chất trừ sâu) cũng như về độ sạch của rau (chẳng hạn như chuẩn Vietgap).

Kiêng kỵ dân gian khi mang thai 3 tháng đầu

Không bước qua võng/dây

Kiêng kỵ dân gian khi mang thai 3 tháng đầu
Kiêng kỵ dân gian khi mang thai 3 tháng đầu (Ảnh: Internet)

Ông cha luôn dặn bà bầu không nên bước qua võng, dây hoặc những thứ liên quan đến chúng. Bởi theo các cụ, mẹ làm như vậy khiến em bé bị dây rốn quấn cổ, dễ gây sảy thai, sinh non và nguy hiểm đến tính mạng em bé.

Trên thực tế, dây rốn quấn cổ có thể do nhiều nguyên nhân. Nhưng kể cả không có quan niệm này, mẹ cũng nên chú ý mỗi khi bước qua dây qua võng. Bởi nếu chú ý chút thôi mẹ có thể bị vấp ngã cũng như gây nguy hiểm cho thai nhi.

Không mua mở hàng

Đây thường là quan điểm của những người bán hàng ngày xưa. Mọi người tin rằng, bà bầu mở hàng sẽ mang đến nhiều điềm xui xẻo, khiến cửa hàng ế ẩm khó buôn bán. Tuy nhiên đây chỉ là quan niệm của xưa cũ vì hiện nay mẹ bầu lại là khách hàng chính của những shop bà bầu, trẻ sơ sinh,…

Kiêng nằm ngửa

Điều kiêng kỵ thứ 3 là không nên nằm ngửa. Bởi nằm ngửa sẽ khiến nhau dính vào thai nhi, khiến em bé không có không gian để phát triển cũng như thiếu dinh dưỡng. Đây là tình huống nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Còn theo khoa học hiện đại, bác sĩ cũng có chung quan điểm bởi nằm ngửa sẽ khiến tử cung chèn ép tĩnh mạch khoang dưới. Điều này làm cản trở khả năng lưu thông khí huyết tới nhau thai. Vì thế tư thế lý tưởng cho mẹ bầu là nằm nghiêng sang bên trái hoặc bên phải.

Kiêng chụp ảnh gia đình

Có lẽ điều này là vô cùng khó khăn với những ông bố bà mẹ trong thời đại công nghệ này. Bởi rất nhiều phụ huynh thích thú khoe hình em bé chưa ra đời trên mạng xã hội như lời thông báo và mong muốn nhận sự chúc phúc từ mọi người. Nhưng với các thế hệ trước, chụp hình là không may mắn và khiến em bé mất duyên.

Kiêng ăn cà

Quả cà có âm tiết giống với từ “cà” lăm, tức là nói lắp. Vì thế mẹ phải kiêng ăn cà để con sau này nói năng trôi chảy, không bị tật khi nói chuyện. Dù vậy quan niệm nay vẫn chưa có chứng minh khoa học cụ thể.

Theo y học hiện đại, mẹ bầu cũng không nên ăn nhiều cà. Đây là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng khá thấp, thậm chí còn chứa một số chất không tốt nên mẹ cần hạn chế ăn.

Kiêng ngồi trước cửa nhà

Kiêng kỵ dân gian khi mang thai 3 tháng đầu (Ảnh: Internet)
Kiêng kỵ dân gian khi mang thai 3 tháng đầu (Ảnh: Internet)

“Muốn con ngoan ngoãn thì đừng ngồi trước cửa nhà”. Theo quan niệm người xưa, trước cánh cửa là xã hội xô bồ, bão tố còn sau cánh cửa là gia đình êm ấm, yên bình. Lời dạy bảo này nhắc nhở các mẹ cần chú ý vị trí ngồi hàng ngày để em bé sinh ra không bướng bỉnh, khó dạy.

Kiêng ăn ốc

Ốc có hương vị rất thơm ngon nhưng ông cha lại không muốn bà bầu ăn vì sợ con chảy nước dãi. Cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh cho điều này. Nhưng ăn ốc quá nhiều sẽ khiến mẹ dễ nhiễm giun, nhiễm sán bởi đây là nơi cư trú của nhiều vi sinh vật. Vì thế mẹ cần hạn chế ăn ốc và phải sơ chế thật kỹ, “ăn chín uống sôi” để đảm bảo sức khỏe.

Kiêng ăn bằng bát, chén mẻ

Bát chén không lành lặn khá giống với hình ảnh em bé bị sứt môi. Theo cách nhìn hiện đại thì đây giống như dị tật bẩm sinh hở hàm ếch. Vì vậy nếu mẹ muốn trẻ khỏe mạnh chào đời với khuôn miệng lành lặn thì phải chọn chiếc bát nguyên vẹn để ăn cơm.

Nhìn nhận thực tế thì nhằm phòng ngừa những dị tật trên, bát đũa không liên quan gì nhiều. Thay vào đó, mẹ bầu cần khám sàng lọc trước khi mang thai. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý khi ăn uống để không bị thương vì dụng cụ bát chén sứt mẻ.

Kiêng ủ rũ, buồn rầu

Kiêng kỵ dân gian khi mang thai 3 tháng đầu (Ảnh: Internet)
Kiêng kỵ dân gian khi mang thai 3 tháng đầu (Ảnh: Internet)

Ủ rũ như một dấu hiệu cho thấy tâm trạng mẹ đang buồn bã, không vui. Với quan niệm ngày xưa, người mẹ luôn ủ rũ thì con sau này cũng sẽ có tính cách u sầu, kém tươi. Chắc chắn không một bố mẹ hoặc ông bà nào muốn như vậy đúng không ạ!

Và đúng như vậy tâm trạng của mẹ bầu ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý và sinh lý thai nhi. Mẹ bầu hạnh phúc thì em bé sẽ khỏe mạnh, năng động hơn. Ngược lại mẹ ủ rũ, âu sầu sẽ khiến em bé trầm tính, u uất hơn trẻ bình thường.

Kiêng rướn người, ngồi xổm

Rướn người là động tác sử dụng đầu ngón chân để giữ trọng lượng còn tay sẽ cố gắng vươn ra để với đồ hoặc lấy đồ. Người xưa cho rằng rướn người như vậy sẽ khiến dây rốn quấn quanh cổ.

Quan niệm này chưa được chứng thực nhưng mẹ bầu cũng không nên rướn người. Đây được coi là động tác khá nguy hiểm. Bởi thực tế, cơ thể mang thai khá cồng kềnh, nếu mẹ dồn trọng lực không tốt có thể bị té ngã.

Dáng ngồi xổm của các bà các chị ngày xưa bị đánh giá là kém duyên. Vì thế mẹ ngồi xổm sẽ khiến em bé bị mất duyên. Duyên ở đây là nét duyên dáng hoặc chỉ mối quan hệ giữa người với người.

Còn theo các chuyên gia sản khoa, bà bầu chính xác là không nên ngồi xổm. Nhưng nguyên nhân chính ở đây là ngồi xổm sẽ ảnh hưởng đến cột sống, chèn ép bụng dưới và bàng quang. Đôi khi ngồi xổm đứng lên sẽ khiến mẹ mất cân bằng, hoa mắt, chóng mặt và dễ ngã hơn.

Kiêng gia vị có tính nóng

Tiêu, ớt, ngũ vị hương, quế, thì là, hồi,… là những gia vị xếp vào hàng có tính cay nóng. Chúng dễ làm đường ruột mất nước, giảm khả năng tiết dịch tiêu hóa từ đó gây nóng trong, đau dạ dày, xuất huyết hoặc táo bón.

Kiêng đi dự đám ma

Bà bầu đi đám ma về dễ bị ốm hoặc sức khỏe suy yếu. Bởi đám ma thường kèm theo “hơi lạnh”, chính là vi khuẩn từ thi thể người mất phát tán ra. Nếu mẹ bầu có sức đề kháng kém sẽ dễ mắc bệnh.

Kiêng quan hệ tình dục 3 tháng đầu, 3 tháng cuối

Thai 3 tháng đầu chưa ổn định và dễ bị tác động bởi sinh hoạt, thói quen ăn uống. Chính vì vậy quan hệ trong giai đoạn đầu này làm tăng nguy cơ dọa sảy, sảy thai hoặc ảnh hưởng đến quá trình làm tổ.

Còn với 3 tháng cuối thai kỳ, đặc biệt 1-2 tháng trước khi chuyển dạ thì mẹ bầu có thể quan hệ. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý vận động nhẹ nhàng và tư thế phù hợp, không chèn ép thai nhi để không chuyển dạ sớm hoặc vỡ ối.

Kiêng sắm đồ sơ sinh trước khi bầu 8 tháng

Kiêng kỵ dân gian khi mang thai 3 tháng đầu (Ảnh: Internet)
Kiêng kỵ dân gian khi mang thai 3 tháng đầu (Ảnh: Internet)

Một quan niệm của ông bà ngày xưa rằng mua đồ sơ sinh sớm sẽ khiến em bé đòi ra ngoài sớm, tương đương với việc sinh non. Đặc biệt số 7 được coi là số không đẹp, dễ mang điềm xui xẻo, nên nếu mua đồ vào tháng thứ bảy thai kỳ sẽ làm tăng tỷ lệ sinh non hoặc đem lại điều không may mắn cho gia đình.

Một số thông tin liên quan:

Xem thêm

5 tác hại của thức khuya đối với nam giới cực kỳ nghiêm trọng

Thức khuya không chỉ có hại đối với nữ giới mà còn ảnh hưởng nhiều đến nam giới. 5 tác hại của thức khuya đối với nam giới cùng cách từ bỏ thói quen này mà BlogAnChoi tổng hợp sẽ giúp ích cho bạn đấy, xem ngay nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận