Sau hơn 30 năm, bộ phim kinh điển về máy bay và các phi công đã quay trở lại. Với doanh thu trên 1 tỉ USD – và vẫn tiếp tục tăng – “Top Gun: Maverick” là thương hiệu đầu tiên gia nhập “Câu lạc bộ tỉ đô” của nam tài tử Tom Cruise. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu về 15 bí mật hậu trường thú vị đằng sau bom tấn tỉ đô “Top Gun: Maverick” đang làm mưa làm gió này nhé.
- 1. Sử dụng máy bay phản lực thực thay vì CGI
- 2. Cuộc gọi từ Tom Cruise khởi động quá trình sản xuất phim
- 3. Sự trở lại của Val Kilmer là điều cần thiết
- 4. Jennifer Connelly tập cảnh chèo thuyền trên mặt bàn
- 5. Số lượng cảnh phim lên tới khoảng 800 giờ
- 6. Đây là một trong những phần phim nối tiếp mất nhiều thời gian để phát hành nhất
- 7. Nhạc phim được lấy cảm hứng từ âm nhạc thập niên 80
- 8. Chỉ có một nữ diễn viên không bị hất tung người khi quay
- 9. Tom Cruise thực sự lái một vài máy bay
- 10. Gia cầm truyền cảm hứng cho biệt danh của Miles Teller
- 11. Tom Cruise không muốn có con số trong tiêu đề phim
- 12. Một số sai lầm trong phim được cố tình để lại
- 13. Diễn viên được đào tạo trong 3 tháng
- 14. Có những điểm tương đồng nhất định với phần phim trước
- 15. Phải mất hàng tháng trời để đặt camera trên máy bay
1. Sử dụng máy bay phản lực thực thay vì CGI
Tom Cruise là người thích đích thân thực hiện các cảnh quay hành động. Với anh, màn phông xanh không phải một lựa chọn được ưu tiên vì nó không cho phép anh thể hiện sự thay đổi của khuôn mặt được tạo ra do lực hấp dẫn. Đối với Joseph Kosinski, đạo diễn của bộ phim, điều này khiến ông phải tìm cách để tất cả các diễn viên có thể quay trên máy bay phản lực thật.
2. Cuộc gọi từ Tom Cruise khởi động quá trình sản xuất phim
Ban đầu Tom không có ý định làm phần tiếp theo của Top Gun. Nhưng Kosinski lại có ý tưởng cho sự trở lại của Maverick và ông đã giải thích cho Cruise về cái nhìn của nhìn với bộ phim trong trong 30 phút. Sau đó nam diễn viên đã rút điện thoại, gọi cho người đứng đầu công ti điện ảnh Paramount Pictures và nói: “Tôi muốn làm một Top Gun khác.” và kế hoạch sản xuất bộ phim bắt đầu được khởi động ngay lập tức.
3. Sự trở lại của Val Kilmer là điều cần thiết
Đây là điều kiện để Tom Cruise tham gia bộ phim: đó là “Người băng” Val Kilmer trở lại với màn ảnh rộng. Trước đó Kilmer đã gần như giải nghệ vì mắc bệnh nặng và mất đi giọng nói.
4. Jennifer Connelly tập cảnh chèo thuyền trên mặt bàn
Để chuẩn bị cho một cảnh quay trên thuyền, nữ diễn viên đã tập đứng trên bàn cà phê với các thiết bị phun sương và thổi nước vào người khi cô đọc thoại. Cô ấy làm vậy để đảm bảo rằng trên trường quay thật, cô ấy sẽ không quên kịch bản do bị phân tâm bởi gió và tốc độ di chuyển nhanh của con thuyền.
5. Số lượng cảnh phim lên tới khoảng 800 giờ
Tổng thời lượng của các cảnh quay của bộ phim này vượt qua cả series “Chúa tể của những chiếc nhẫn” – vốn nổi tiếng với độ dài lên tới 3 tiếng/phần phim. Đạo diễn Joseph Kosinski nói rằng họ quay 12 – 14 giờ/ ngày nhưng chỉ 30 giây có chất lượng tốt nhất được sử dụng trên màn ảnh.
6. Đây là một trong những phần phim nối tiếp mất nhiều thời gian để phát hành nhất
Phần thứ hai của Top Gun ra mắt 36 năm sau khi phần đầu tiên được phát hành. Đây là một trong những khoảng thời gian dài nhất để hai phần phim của cùng một thương hiệu được trình chiếu trong lịch sử điện ảnh.
7. Nhạc phim được lấy cảm hứng từ âm nhạc thập niên 80
OST của bộ phim này được sáng tác bởi Lady Gaga và BloodPop. Ca khúc chủ đề được lấy cảm hứng từ những bản ballad tình cảm trong những năm 80, thời điểm bộ phim gốc được phát hành. Theo chia sẻ của các nhạc sĩ, Hold My Hand là bức thư tình gửi cho cả thế giới.
8. Chỉ có một nữ diễn viên không bị hất tung người khi quay
Các diễn viên phải quay trong một chiếc máy bay thật nên hầu như tất cả mọi người đều đã bị hất tung người khi quay các pha nguy hiểm trên không. Nhà sản xuất Jerry Bruckheimer tiết lộ chỉ có một diễn viên khác ngoài Tom Cruise không gặp tình trạng này trong quá trình quay phim là Monica Barbaro.
9. Tom Cruise thực sự lái một vài máy bay
Nam diễn viên đã lấy bằng phi công vào năm 1994 nên anh có thể lái một số máy bay phản lực và trực thăng. Trong quá trình quay phim, một vài lần anh đã lái trực thăng để đưa đạo diễn tới phim trường. Thậm chí ngoài đời Tom còn sở hữu một vài chiếc máy bay.
10. Gia cầm truyền cảm hứng cho biệt danh của Miles Teller
Miles Teller đóng vai Bradley Bradshaw, con trai của Nick – bạn thân nhất của Maverick trong bộ phim gốc. Đối với nhân vật mới này, Teller đã chọn biệt danh của mình dựa trên tên của các loại gia cầm khác nhau, cũng như tên của Nick. Trong khi biệt danh của nhân vật Nick là “Ngỗng” thì Bradley được biết đến với cái tên “Gà trống”.
11. Tom Cruise không muốn có con số trong tiêu đề phim
Tom Cruise thấy một con số trong tiêu đề bộ phim là không cần thiết nên thay vì Top Gun 2, đoàn làm phim đã chọn cái tên Top Gun: Maverick.
12. Một số sai lầm trong phim được cố tình để lại
Một trong những điều làm nên sự đặc biệt của bộ phim này là nó được quay bằng máy bay phản lực thực sự. Vì vậy, bộ phim đã kết thúc với “sự không hoàn hảo”. Ví dụ như những phân đoạn mà máy quay di chuyển không có chủ đích, bị mất nét hoặc phản chiếu lại màn ảnh từ camera.
Giám đốc hình ảnh Claudio Miranda cho biết: “Tất cả những điều này khiến bộ phim trở nên thú vị và chân thực hơn nhiều.”
13. Diễn viên được đào tạo trong 3 tháng
Để các diễn viên có thể thực hiện các cảnh quay ở độ cao hàng nghìn mét so với mực nước biển, Tom đã thiết kế một khóa học kéo dài ba tháng cho chính anh và các bạn diễn của mình. Khóa đào tạo đó bao gồm các bài thực hành ở các độ cao khác nhau, bơi lội và học cách mở dù trước khi nhảy xuống khỏi máy bay.
14. Có những điểm tương đồng nhất định với phần phim trước
Chính Tom Cruise đã xác nhận rằng bộ phim này có cùng tông màu với phần phim được công chiếu hơn 30 năm trước, vẫn có tốc độ và máy bay cỡ lớn. Điều này chắc hẳn sẽ gợi lại một chút hoài niệm trong lòng người hâm mộ Top Gun 1986.
15. Phải mất hàng tháng trời để đặt camera trên máy bay
Quay phim bên trong một chiếc máy bay phản lực là một kỳ công không hề nhỏ. Đó là lý do tại sao Cruise phải làm việc tới tận 15 tháng với Airforces Hoa Kỳ để tìm ra cách tốt nhất để đặt các camera bên trong và bên ngoài máy bay mà không ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh. Để làm được điều này, các diễn viên phải tự để ý tới máy quay và đạo diễn chỉ có thể xem lại cảnh quay sau khi họ đã hạ cánh.
Nam tài tử nói: “Tôi thực sự phải dạy họ kỹ thuật quay phim và ánh sáng để họ hiểu những hình ảnh nào sẽ đẹp trên máy quay.”
Bạn có thể đọc thêm: