Kể từ lần nhật thực một phần xảy ra tại Việt Nam ngày 9 tháng 3 năm 2016 thì đến năm 2019 đây Việt Nam lại một lần nữa được xem hiện tượng thiên văn hiếm thấy này vào ngày 26 tháng 12 tới .

Nhật thực tại Cần Thơ ngày 09 tháng 03 năm 2016 (Nguồn: BlogAnChoi)
Nhật thực tại Cần Thơ ngày 09 tháng 03 năm 2016 (Nguồn: BlogAnChoi)

Nhật thực là gì?

Nhật thực xảy ra khi Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời thẳng hàng nhau trên cùng một đường thẳng, lúc này Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời, Mặt Trăng sẽ che khuất Mặt Trời và đổ một vùng bóng tối xuống Trái Đất, những nơi nằm trong vùng bóng tối này sẽ thấy hiện tượng nhật nhực.

Nhật thực xảy ra với hai dạng cơ bản là nhật thực toàn phần (toàn bộ Mặt Trời sẽ được Mặt Trăng che khuất) và nhật thực một phần (một phần Mặt Trời được Mặt Trăng che khuất). Ngoài ra, nhật thực còn xảy ra ở dạng nhật thực hình khuyên nhưng hiếm gặp hơn.

Ba dạng nhật thực (Nguồn: internet)
Ba dạng nhật thực (Nguồn: internet)

Nhật thực toàn phần chỉ được quan sát ở một vùng rất hẹp nơi vùng tối đi qua, những nơi ngoài vùng tối của nhật thực toàn phần sẽ quan sát được nhật thực một phần.

Nhật thực ngày 26 tháng 12 năm 2019

Nhật thực vào ngày 26 tháng 12 năm 2019 tới đây là hiện tượng nhật thực hình khuyên. Vùng quan sát được nhật thực hình khuyên kéo dài bắt đầu từ Saudi Arabia đến miền nam Ấn Độ, miền bắc Sri Lanka, một phần Ấn Độ Dương và Indonesia, kết thúc ở Thái Bình Dương, song song đó hầu hết châu Á và miền bắc Australia sẽ quan sát được nhật thực một phần.

Vùng quan sát được nhật thực ngày 26 tháng 12 năm 2019 (Nguồn: NASA)
Vùng quan sát được nhật thực ngày 26 tháng 12 năm 2019 (Nguồn: NASA)

Tại Việt Nam, nhật thực ngày 26 tháng 12 năm 2019 sẽ quan sát được trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và nhật thực quan sát được là nhật thực một phần. Vì Việt Nam ở phía Bắc khu vực quan sát được nhật thực hình khuyên nên tại miền Nam Việt Nam sẽ quan sát được nhật thực một phần với độ che khuất lớn hơn miền Bắc Việt Nam và có thể quan sát tối đa tại thời điểm cực đại lên đến 70% tại Cà Mau.

Nhật thực tại Việt Nam sẽ bắt đầu pha một phần vào lúc 10 giờ 44 phút, đạt cực đại vào lúc 12 giờ 24 phút và kết thúc vào lúc 14 giờ 01 phút. Ngoài ra, tùy vào vị trí khác nhau sẽ có thời gian quan sát khác nhau nhưng chênh lệch không nhiều. Cụ thế thời gian diễn ra nhật thực tại một số địa điểm ở Việt Nam và mật độ che khuất như sau:

  • Tại Hà Nội, nhật thực sẽ bắt đầu lúc 10 giờ 44, đạt cực đại vào lúc 12 giờ 24 phút và kết thúc vào lúc 14 giờ 01 phút. Mật độ che khuất ở Hà Nội tại thời điểm cực đại đạt tối đa đạt 35,94%.
  • Tại thành phố Hồ Chí Minh, nhật thực sẽ bắt đầu lúc 10 giờ 36 phút, đạt cực đại lúc 12 giờ 31 phút và kết thúc vào lúc 14 giờ 20 phút. Mật độ che khuất ở thành phố Hồ Chí Minh tại thời điểm cực đại tối đa đạt 63,27%.
  • Tại thành phố Cần Thơ, nhật thực bắt đầu lúc 10 giờ 33 phút, đạt cực đại lúc 12 giờ 28 phút và kết thúc vào lúc 14 giờ 18 phút. Mật độ che khuất ở thành phố Cần Thơ tại thời điểm cực đại tối đa đạt 66,03%
  • Tại Cà Mau, nhật thực bắt đầu lúc 10 giờ 29 phút, đạt cực đại lúc 12 giờ 24 phút và kết thúc lúc 14 giờ 17 phút. Mật độ che khuất ở Cà Mau tại thời điểm cực đại đạt tối đa 70,76%.
  • Tại Sơn La, nhật thực bắt đầu lúc 10 giờ 38 phút, đạt cực đại lúc 12 giờ 17 phút và kết thúc vào lúc 13 giờ 55 phút. Mật độ che khuất ở Sơn La tại thời điểm cực đại tối đa đạt được 35,81%.

Quan sát nhật thực an toàn

Việc quan sát nhật thực thế nào cũng rất quan trọng để tránh ảnh hưởng đến thị lực. Khác với nguyệt thực hay các hiện tượng thiên văn khác khi quan sát vào ban đêm thì khi quan sát nhật thực mắt phải nhìn vào Mặt Trời với thời gian dài, nếu không có các biện pháp quan sát an toàn sẽ ảnh hưởng đến thị lực và có thể dẫn đến hỏng mắt.

Nên

Nên sử dụng các biện pháp quan sát an toàn khi quan sát nhật thực, cách tốt nhất là sử dụng kính quan sát Mặt Trời hoặc những thiết bị quan sát như kính thiên văn, ống nhòm đã được trang bị kính lọc Mặt Trời chuyên dụng.

Kính quan sát Mặt Trời chuyên dụng (Nguồn: BlogAnChoi)
Kính quan sát Mặt Trời chuyên dụng (Nguồn: BlogAnChoi)

Ngoài ra, nếu không có những vật dụng quan sát trực tiếp thì vẫn có thể sử dụng một số biện pháp quan sát gián tiếp như sau:

  • Đặt chậu nước pha mực đen để quan sát Mặt Trời trong chậu nước, có thể đặt tấm gương trong chậu nước để quan sát rõ hơn nhưng cần đảm bảo mực pha đủ độ đen để quan sát không bị chói.
  • Quan sát gián tiếp bằng cách tạo một lỗ nhỏ khoảng 1mm trên một tấm bìa cứng và cho ánh sáng Mặt Trời chiếu qua và quan sát ảnh của Mặt Trời xuyên qua lỗ nhỏ lên một tấm giấy trắng đặt ở dưới.
Nguồn: internet
Cách quan sát nhật thực an toàn (Nguồn: internet)

Không nên

Không nên quan sát trực tiếp bằng mắt thường vì khi quan sát trực tiếp bằng mắt thường dưới Mặt Trời sẽ làm ảnh hưởng đến mắt cũng như không sử dụng các biện pháp quan sát nhật thực khác như sử dụng cuộn film, tấm chụp x-quang, kính râm,… vì những vật dụng này chỉ có thể làm dịu ánh sáng của Mặt Trời nhưng cũng không thể nào ngăn cản được các tia có hại từ Mặt Trời làm ảnh hưởng đến mắt như những vật dụng chuyên dụng để quan sát Mặt Trời.

Trên đây là những thông tin về nhật thực hình khuyên ngày 26 tháng 12 năm 2019. BlogAnChoi hy vọng đã đem lại cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn sẽ quan sát được hiện tượng thiên văn hiếm gặp này một cách rõ nét nhất.

Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin độc & lạ thú vị khác trên BlogAnChoi như:

Nếu là người yêu thích khám phá những điều kỳ lạ, bí ẩn trên thế giới, bạn hãy theo dõi mục Độc&Lạ của BlogAnChoi để có thêm được nhiều thông tin thú vị nhé!

Xem thêm

Khám phá 5 loài động vật màu hồng tuyệt đẹp

So với thế giới thực vật muôn màu muôn vẻ, màu hồng lại không quá phổ biến trong giới động vật. Tuy nhiên, mẹ thiên nhiên bao dung vẫn mang chút sắc hồng tô điểm cho thế giới của các con vật. Hôm nay, cùng BlogAnChoi điểm qua 5 loài động vật màu hồng tuyệt đẹp nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận