Trước khi trở thành một đế chế thiết kế trị giá 40 tỷ USD, Tổng Giám đốc Điều hành của Canva đã phải đón nhận hơn 100 lời từ chối hợp tác. Làm thế nào để Canva có thể “lội ngược dòng” để trở thành một trong những ứng dụng thiết kế phổ biến trên thế giới hiện nay?

Sponsor

Hơn 100 lần kêu gọi đầu tư nhưng không nhận được gì ngoài lời từ chối

Vào năm 2006, Melanie Perkins (sinh năm 1987 – Tổng Giám đốc Điều hành của Canva hiện tại) chỉ mới 19 tuổi. Trong quá trình kiếm thu nhập bằng cách dạy các sinh viên thiết kế tại trường Đại học Tây Úc (The University of Western Australia), Perkins nhận ra rằng nhiều sinh viên thấy các nền tảng của Microsoft và Adobe quá khó để sử dụng. Perkins và Cliff Obrecht (bạn trai của cô) đã cùng bắt tay vào thực hiện nền tảng thiết kế trực tuyến. Với nguồn lực và quy mô nhỏ, họ đã biến phòng khách ở nhà thành văn phòng làm việc.

Perkins và Cliff Obrecht (bạn trai của cô) đã cùng bắt tay vào thực hiện nền tảng thiết kế trực tuyến (Ảnh: Internet)
Perkins và Cliff Obrecht (bạn trai của cô) đã cùng bắt tay vào thực hiện nền tảng thiết kế trực tuyến (Ảnh: Internet)

Họ thành lập một doanh nghiệp chuyên thiết kế kỷ yếu tên là Fusion Yearbooks vào năm 2008. Trang web này tạo điều kiện cho các sinh viên cùng nhau thiết kế cuốn kỷ yếu đầu tiên. Sau đó, họ in và gửi chúng đến các trường học trên khắp đất Úc. Phần mềm được phát hành miễn phí và các trường chỉ cần trả tiền cho việc in ấn. Trong năm đầu tiên, có 16 trường học đăng ký sử dụng phần mềm của Perkins.

Tuy nhiên, những điều này không đủ để đáp ứng tham vọng của hai nhà sáng lập. Họ muốn mở rộng kinh doanh và nhiều người biết đến ứng dụng hơn nữa. Để làm được điều này, cô Perkins đã liên tục kêu gọi đầu tư nhưng bà không nhận lại được gì ngoài lời từ chối của hơn 100 nhà đầu tư.

Thành công chinh phục hàng triệu người dùng khắp thế giới và trở thành “đế chế” sau 10 năm

Trải qua nhiều khó khăn, cô Perkins đã thành công ra mắt ứng dụng Canva vào tháng 8/2013. Lúc này, Canva chỉ nhận được một vài đánh giá trên các trang blog công nghệ từ người dùng. Thế nhưng theo Forbes, nền tảng này đã ra mắt vào thời điểm “hoàn hảo”.

Lúc ấy, mạng xã hội phát triển mạnh với hơn 70 triệu doanh nghiệp trên Facebook, 25 triệu hồ sơ doanh nghiệp trên Instagram và 18 triệu trang công ty trên LinkedIn. Sự trỗi dậy của các nền tảng mạng xã hội đã thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng. Nhằm tương tác và thu hút người dùng, họ buộc phải sử dụng các hình ảnh và đồ họa bắt mắt.

Thế nhưng hầu hết các những người chịu trách nhiệm về các nội dung trên mạng xã hội cho doanh nghiệp lại không phải là “dân chuyên” đồ hoạ. Vì thế, họ cần một nền tảng đơn giản, dễ dùng. Với nền tảng miễn phí, dễ sử dụng cho bất kỳ ai cần thiết kế hình ảnh/video, Canva đã thay đổi “cuộc chơi” dành cho doanh nghiệp và những người không chuyên.

Giữa vô vàn ứng dụng thiết kế ngoài kia, lý do nào khiến Canva trở nên phổ biến?

Đáp ứng nhu cầu của nhiều tệp người dùng khác nhau

Mô hình kinh doanh của Canva nhắm đến hai loại người dùng. Thứ nhất là những người dùng thông thường muốn thiết kế thiệp mời sinh nhật hay các bài đăng trên mạng xã hội. Thứ hai là những người cần phải chỉnh sửa hình ảnh để đáp ứng nhu cầu công việc hàng ngày nhưng lại không chuyên về thiết kế, đơn cử như các nhà tiếp thị, người viết blog và nhà thiết kế đồ họa mới bắt đầu.

Mô hình kinh doanh của Canva nhắm đến hai loại người dùng (Ảnh: Internet)
Mô hình kinh doanh của Canva nhắm đến hai loại người dùng (Ảnh: Internet)

Với tệp người dùng thứ nhất, họ có thể sử dụng những tính năng, đồ hoạ, phông chữ và mẫu thiết kế có sẵn trên Canva mà không cần mất phí. Người dùng chỉ cần một máy tính hay điện thoại có kết nối Internet là có thể thiết kế gần như mọi thứ từ ảnh cho blog, ảnh quảng cáo Facebook, bài thuyết trình, logo, tờ rơi, Infographic.… Ngoài ra, họ cũng có thể cài phần mềm Canva trên máy tính để dễ sử dụng hơn. Với tệp người dùng thứ hai, họ có thể đăng ký tài khoản Canva Pro. Ứng dụng sẽ cung cấp nhiều tài nguyên thiết kế phong phú hơn bao gồm video, hình ảnh, icon, hình minh họa, hình nền, font chữ,…

Chứng minh giá trị của công cụ chỉnh ảnh, trao quyền cho người dùng tự do sáng tạo

Theo nguyên tắc “Vòng tròn vàng” (Golden Circle) của tác giả Simon Sinek, ông cho rằng những doanh nghiệp thành công đều tiếp cận khách hàng dưới ba cấp độ của vòng tròn này bao gồm Why (tại sao?), How (thế nào?) và What (cái gì?).

Theo nguyên tắc “Vòng tròn vàng” (Golden Circle) của tác giả Simon Sinek, Canva thành công là do doanh nghiệp này đã tiếp cận khách hàng theo ba cấp độ của vòng tròn (Ảnh: Internet)
Theo nguyên tắc “Vòng tròn vàng” (Golden Circle) của tác giả Simon Sinek, Canva thành công là do doanh nghiệp này đã tiếp cận khách hàng theo ba cấp độ của vòng tròn (Ảnh: Internet)

Theo đó, Canva đã chứng minh giá trị của công cụ thiết kế với ba yếu tố sau:

  • Tại sao – Trao quyền cho người dùng tự do sáng tạo những thiết kế của riêng họ.
  • Làm thế nào – Các tính năng “kéo – thả” đơn giản giúp người dùng thiết kế mọi thứ trong vài phút.
  • Cái gì – Người dùng có thể dễ dàng thiết kế và biến ý tưởng thành hiện thực khi sử dụng ứng dụng Canva.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Sponsor
Xem thêm

8 KPI Sale và Marketing mà doanh nghiệp cần theo dõi để quản lý và tăng trưởng doanh thu

KPI là số liệu mà doanh nghiệp theo dõi để giúp xác định hiệu quả tương đối tổng thể của các nỗ lực tiếp thị và bán hàng. Bằng cách phân tích các chỉ số này, bạn có thể xác định chiến lược nào đang hoạt động và chiến lược nào không hiệu quả, từ đó điều chỉnh nỗ ...
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn có hài lòng với nội dung bài này?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 BÌNH LUẬN

  1. Mình hi vọng các bạn có thể chia sẻ cho mình ý kiến của các bạn về bài viết này.

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(