Rất nhiều người lớn lên đều tự hỏi bản thân rằng, vì sao Tết hiện tại, lại chẳng vui như Tết ngày xưa nữa? Là do Tết thay đổi? Hay do con người thay đổi? Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu bí ẩn này nhé!

Tết Nguyên Đán – một dịp nghỉ lễ có thể coi như dài nhất của năm, hồi bé mỗi chúng ta hẳn đều đã từng mong ngóng cùng mẹ đi chợ Tết, mua hoa mua quả, sắm sửa đồ đạc chuẩn bị đón chào một năm mới sắp tràn về. Thế nhưng khi lớn lên, dần dần chúng ta sinh ra cảm giác “ghét” Tết, không còn mong chờ, cũng chẳng thấy hứng thú. Thậm chí có người còn nói rằng, Tết là để hành xác nhau. Tại sao vậy?

1. Mua sắm online

Đi cùng với sự phát triển công nghệ là dịch vụ đặt hàng online bắt đầu ngày càng phát triển. Mười, hai mươi năm trước, chúng ta làm gì biết đến mua hàng trên mạng, chỉ có mẹ chuẩn bị chiếc xe đạp lọc cọc đạp đưa con đi ra ngoài chợ Tết, vừa là đi chơi, vừa mua đồ sắm sửa cho những ngày đầu năm.

Tết xưa và nay
Thanh toán online biết bao tiện nghi, sao phải đi ra ngoài chợ làm gì? (Nguồn: Internet)

Bây giờ chỉ cần một cú click chuột, cơm bưng nước rót tận miệng, thậm chí chẳng phải ra ngân hàng mà thanh toán online nốt, Tết khác gì so với không phải Tết? Thay vì chen chúc nhau ra ngoài đường, chỉ cần ngồi trên giường, trùm chăn ấm nằm nệm êm, ấn vài cú thao tác đơn giản, thêm mấy món đồ đặc biệt giảm giá vào Tết, thế là đón đầu năm mới được rồi.

2. Lì xì đầu năm

Ý nghĩa phong bao lì xì Tết, gấp bằng giấy đỏ, chính là mong ước một năm mới đầy sức khỏe, an khang, thịnh vượng, thuận buồm xuôi gió. Tuy nhiên dần dần theo thời gian và sự phát triển kinh tế của đất nước, lì xì hiện giờ đã dần bị trở thành một hình thức “thu tiền” đầu năm.

Tết xưa và nay
Lì xì Tết cho cả năm may mắn (Nguồn: Internet)

Thêm nữa khi bạn lớn dần, tiền lì xì ít đi, bắt đầu hiểu được sự quan trọng của đồng tiền, lúc đó cảm giác khi nhận phong bao, cũng sẽ không còn được vẹn nguyên và thuần nhất như thuở ban đầu.

3. Xưa đâu bằng nay

Ngày xưa bạn là cục vàng, cục bạc, cục kim cương, cháu đích tôn của ông bà hai họ nội ngoại, đi đến đâu cũng là “người gặp người thương hoa gặp hoa nở”, cưng chiều chỉ có dư chứ chưa từng thiếu. Hiện giờ bạn lớn lên, không phải chỉ là sự chú ý bị giảm đi, quan tâm nhiều đến việc học hành, công việc của bạn, mà còn xuất hiện thêm một đống cháu, chắt, chút, chít, … chờ bạn trông nom, hứng thú chưa lên nổi 50 đã tụt xuống âm vô cực.

Tết xưa và nay
Lớn rồi, phải trông em trông cháu, nào còn là đứa nhỏ đích tôn của hai dòng nội ngoại nữa. (Nguồn: Internet)

4. Giao thừa

Ngày xưa đặc sản đáng nhớ nhất, chính là từ 11h đêm đã rần rần chúc nhau vì sợ nghẽn mạng điện thoại. Rồi chúng ta dắt tay nhau, bạn bè, người thân cùng qua quảng trường, đứng giữa cái rét nhè nhẹ của mùa xuân chớm nở mà đếm ngược theo kim đồng hồ, háo hức đợi khoảnh khắc giao thừa.

Tết xưa và nay
Đếm ngược giao thừa bên ở ngoài quảng trường chờ ngắm pháo hoa đầu năm, giờ lười đến cửa nhà không ra. (Nguồn: Internet)

Còn hiện tại? Bạn đón Giao Thừa bên bàn phím máy vi tính, với chiếc smartphone trên tay, hoặc là iPad to đùng, người thân ngồi kế bên nhau còn đi inbox, mở miệng nói với nhau nửa câu còn hiếm hoi, huống chi là lết ra ngoài đường?

5. Bánh chưng ngày Tết

Tết là dịp được ăn đủ thứ trên đời, các món mà cả năm chỉ mới được một lần thưởng thức như: thịt đông, canh măng khô, giò thủ, … thế nhưng giờ thì mười hai tháng bạn muốn ăn gì cũng có ngay lập tức, chỉ cần ra cửa hàng, gọi món, thế là xong. Bây giờ nhà bạn cũng không phải gói bánh, bập bùng ngồi bên bếp lửa vừa học vừa coi nồi bánh nữa, mà chỉ cần nghỉ ngơi, đến 29, 30 Tết đặt order về, chờ giao thừa và Tết đem ra, tiện biết bao nhiêu.

Tết xưa và nay
Bập bùng vừa gói bánh chưng vừa học bài sau Tết thi (Nguồn: Internet)

6. Ác mộng dọn nhà

Mỗi lần nghĩ tới Tết, người ta đều chỉ nhớ đến chiến dịch dọn nhà. Dọn từ tầng một lên đến tầng ba, tầng bốn, cọ sạch từng ngóc ngách một. Thế rồi còn bộ bàn ghế gỗ mà ông bà, bố mẹ thích nhất nữa, đẹp thì đẹp thật, nhưng mà đẹp đâu có mài ra ăn được. Đã vậy mỗi dịp Tết, bố đưa cho cây bàn chải, chiếc giẻ nhìn chúng, cọ đến hàng tuần chưa hết hoa văn trên ghế trên tủ.

Tết xưa và nay
Tuổi thơ dữ dội của biết bao thế hệ 8x,9x (Nguồn: Internet)

Sau đấy là một tỷ thứ deadline, bài tập Tết, bài học thêm, rồi thi sau Tết, … có kỳ nghỉ được gần chục ngày, cái gì cũng nhét bằng được vào, đôi khi bạn hận không thể phân thân ra được, chỉ muốn trốn đi đâu đó cho hết Tết trở về.

7. Trưởng thành

Thực ra, sáu lý do trên chỉ là để đúc kết ở lý do thứ bảy này mà thôi. Trưởng thành, hai từ rất đỗi đau lòng và mệt mỏi. Hồi nhỏ bạn yêu Tết, bạn hồn nhiên và vui vẻ mỗi khi có dịp lễ về, bởi vì bạn không phải lo lắng. Còn khi trưởng thành rồi, dần dần nhìn thấy nhiều sắc màu của thế giới hơn nữa, bắt đầu học cách lo trước lo sau, va vấp với cuộc sống, thì Tết đã không còn hương vị của ngày xưa nữa. Là bạn thay đổi, chứ Tết, kỳ thực vẫn là Tết thôi.

Tết xưa và nay
Ai rồi cũng phải trưởng thành, không phải Tết thay đổi, mà là chính bạn đã không còn là bạn ngày xưa nữa (Nguồn: Internet)

Hy vọng với 7 lý do trên sẽ giúp bạn sớm tìm được giải pháp, lên kế hoạch để đi chơi, vui vẻ mà không cần ưu tư sầu não vì sao Tết giờ không còn vui như ngày xưa nữa.

Bạn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin thú vị về Tết tại BlogAnChoi như:

BlogAnChoi chúc bạn một năm mới 2020 an khang thịnh vượng, tiền vào như nước sông Đà, tiền ra nhỏ giọt như cà phê phin!

Xem thêm

Dịch thơ tiếng Anh sang Việt phong cách "ảo tung chảo", bạn đã thử chưa?

Mấy ngày nay trên mạng xã hội lưu truyền nhau đoạn thơ tiếng Anh dùng để miêu tả tình yêu nổi tiếng một thời được dịch Việt theo phong cách của các thi sĩ nổi tiếng của Việt Nam như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Hàn Mặc Tử, cùng đọc thử xem các "thánh dịch thơ" ảo cỡ nào nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận