Tuy thời Trung Cổ thường gắn liền với biệt danh “đêm trường” nhưng không thể phủ nhận nó có giá trị và sức hút rất lớn đối với chúng ta hiện đại. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu 10 sự thật về con người thời Trung Cổ mà gần như tất cả chúng ta đều hiểu sai nào.
1. Chỉ uống rượu
Người ta thường nói người thời Trung Cổ không bao giờ uống nước vì nước rất bẩn và chỉ uống rượu. Thế nhưng, hầu hết các lâu đài đều có giếng nước sạch và người thời này thích bia rượu không phải vì lí do vệ sinh.
Nước có sẵn và rẻ (London có hệ thống đường ống và vòi phun nước được sử dụng miễn phí từ năm 1236) nên bị nhiều người coi là đồ uống cho người nghèo và người bệnh. Trong thời đại mà mọi người đang đốt cháy rất nhiều calo trong công việc hàng ngày thì họ cần thứ gì đó sang trọng và no hơn giúp họ vượt qua cả ngày. Bia và rượu bia đã hoàn thành vai trò đó. Rượu thời Trung Cổ khác nhiều so với rượu của chúng ta ngày nay. Nó sánh hơn, chứa nhiều calo hơn và trở thành sự lựa chọn tất nhiên cho những người đàn ông làm việc cả ngày trong xưởng hoặc ngoài đồng.
2. Không bao giờ tắm
Một quan niệm sai lầm phổ biến khác là người châu Âu thời trung cổ rất bẩn thỉu và không bao giờ tắm rửa. Có lẽ họ không thể cạnh tranh với người Hy Lạp và Hồi giáo vào thời đó nhưng họ chắc chắn bận tâm đến vấn đề sạch sẽ hơn chúng ta thường nghĩ ngày nay.
Rất nhiều thị trấn đã xây dựng nhà tắm công cộng. Họ đánh răng bằng những mảnh len hoặc vải, gội đầu bằng hỗn hợp xà phòng đơn giản, rửa tay và rửa mặt mỗi sáng. Hầu hết các ngôi nhà đều có một chiếc chậu mà cả gia đình sẽ sử dụng và ở nhiều nơi công cộng, chẳng hạn như đại sảnh của trang viên hoặc lâu đài, đều có một chiếc chậu trung tâm để mọi người có thể sử dụng vào ban ngày.
3. Đổ phân xuống đường
Điều này có thật nhưng không phổ biến. Đầu tiên, nông dân không cần phải làm việc này vì chỉ cần mang ra vườn, ruộng hoặc hố phân – nơi được dọn sạch định kỳ.
Ở các thị trấn, việc xử lý rác thải khó khăn hơn nhiều nhưng tất cả mọi người đều có trách nhiệm pháp lý trong việc giữ cho con đường ngay trước nhà của họ sạch sẽ. Nếu có rác và không ai thừa nhận đã ném nó thì, tất cả các ngôi nhà trong khu vực đều bị phạt.
Ở London thời Trung Cổ đã có một số nhà vệ sinh công cộng. Những người giàu nhất có nhà vệ sinh trong nhà được nối với các hố xí gần đó.
Hầu hết mọi người phải mang rác thải ra sông hoặc đổ vào cống hoặc máng xối được chỉ định. Những máng xối này dẫn rác của chúng đến các hố lớn dưới lòng đất, nơi thường xuyên được dọn sạch bởi những người mà kiếm được số tiền một ngày bằng với số tiền mà một công nhân bình thường kiếm được trong một tuần.
4. Mặc quần áo tối màu
Phim truyền hình thời Trung Cổ cho thấy đại đa số người dân thời này đều mặc quần áo màu nâu phủ đầy bụi bẩn, bao gồm cả những người thường khá giả như chủ quán trọ và thương gia. Nhưng trên thực tế, thời kỳ Trung Cổ bị thống trị bởi quần áo sáng màu.
Tất nhiên quần áo nhuộm sẽ có giá cao hơn nên hầu hết mọi người sở hữu một số quần áo len và vải lanh màu trắng hoặc màu be để ngủ, làm việc hoặc mặc khi ở nhà. Những người nghèo nhất mặc những bộ quần áo này cả ngày.
Nhưng có rất nhiều loại màu dành cho thợ nhuộm thời Trung Cổ. Một số màu đắt hơn và bền hơn nhiều so với những màu khác, ví dụ màu tím cực kỳ khó sản xuất và một số luật chỉ cho phép thành viên hoàng gia mặc nó. Màu xanh lam được làm từ gỗ, một loại cây có sẵn mà ngay cả những người bình thường cũng có thể tìm thấy và sử dụng.
5. Không có lễ nghi bàn ăn
Người thời trung cổ ăn uống khác với cách chúng ta ăn ngày nay. Đặc biệt là ở tầng lớp thấp hơn, việc một người ăn bằng tay không phải là hiếm. Mặc dù dao và thìa đã có từ rất lâu nhưng nĩa vẫn chưa xuất hiện ở Ý cho đến tận thời Trung Cổ và chỉ lan sang Bắc Âu vào đầu thời kỳ hiện đại.
Mặc dù vậy, người thời Trung Cổ vẫn có lễ nghi bàn ăn nhất định. Đầu tiên, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn ăn cùng ai. Nếu bạn đang dùng bữa trong gia đình của một lãnh chúa, các quy tắc rất nghiêm ngặt và một người hiện đại gần như chắc chắn phạm lỗi mà không nhận ra. Bữa ăn tại gia đình nông dân sẽ thiết thực hơn rất nhiều và không có nhiều nghi lễ. Tuy nhiên, người thuộc mọi tầng lớp xã hội đều rửa tay trong chậu trước khi ăn và cảm ơn Chúa.
Trong bữa tối của giới quý tộc, khách sẽ rửa tay cả trước và sau khi ăn. Thực khách không được phép đặt lại đồ ăn vào đĩa chung sau khi đã lấy. Mọi người không thể nói chuyện khi đang nhai hoặc uống nước. Việc khách uống súp, chép môi, đánh răng trên bàn hoặc bỏ đi vệ sinh là điều gây khó chịu. Ăn xong ai cũng uống để hơi thở không còn mùi.
6. Họ ngủ như chúng ta
Trong thế giới hiện đại, gần như tất cả mọi người đều đi ngủ lúc đêm tối và thức dậy vào ban ngày. Việc thức dậy vào lúc nửa đêm là điều không mong muốn và khi điều đó xảy ra, chúng ta sẽ cố gắng ngủ lại.
Tuy nhiên, vào thời Trung Cổ, một bộ phận lớn dân cư thường xuyên thức dậy vào lúc nửa đêm. Nó phổ biến đến mức có tên “giấc ngủ đầu tiên”, “giấc ngủ thứ hai” và chỉ bắt đầu suy giảm vào những năm 1700 nhưng mọi người vẫn lầm điều đó thường xuyên cho đến cuối thời đại Victoria.
Khi người thời Trung Cổ thức dậy sau giấc ngủ đầu tiên, họ thức khoảng một giờ hoặc lâu hơn, sử dụng khoảng thời gian này để suy nghĩ, viết, đọc, cầu nguyện hoặc quan hệ tình dục.
7. Không bao giờ rời khỏi làng
Thời Trung Cổ là thời đại hạn chế quyền tự do của con người nhất và điều này đặc biệt đúng ở các vùng nông thôn vì nông dân là tài sản của lãnh chúa. Vậy nên chúng ta thường nghĩ rằng người thời Trung Cổ sống trong một phạm vi rất hẹp, không bao giờ rời khỏi ngôi làng nơi họ sinh ra.
Nhưng nghiên cứu ngày này cho thấy rằng họ di động nhiều hơn rất nhiều so với những gì chúng ta nghĩ trước đây. Mặc dù họ chắc chắn không đi du lịch như chúng ta ngày nay nhưng mọi người thường xuyên di chuyển khắp đất nước vì nhiều lý do.
Người nông dân thời Trung C thường đi từ làng của mình đến thị trấn gần nhất để buôn bán, thực hiện những chuyến hành trình dài hơn vài lần trong năm để hành hương hoặc thăm gia đình. Những người khác rời đi để tìm kiếm tự do từ lãnh chúa (người nông dân sống một năm một ngày ở thị trấn tự do mà không bị lãnh chúa bắt đi sẽ chính thức trở thành người tự do nên nhiều người sẽ tìm cách lợi dụng điều này). Các chiến dịch quân sự cũng dẫn đến việc đàn ông phải rời khỏi trang trại và hành quân khắp châu Âu.
Các thương gia thường xuyên đi khắp đất nước và thậm chí ra nước ngoài để mua bán hàng hóa. Các quan chức hoàng gia, hiệp sĩ và cảnh sát trưởng thường phải đi khắp đất nước của họ để thực hiện công việc.
Các thị trấn thời Trung Cổ có nhiều nhà trọ hơn cả các thị trấn ngày nay để có thể chứa hàng trăm người qua lại bất cứ lúc nào. Trước năm 1500, rất ít người từng rời khỏi châu Âu nhưng nói chung một người thời Trung Cổ đi xa nhà nhiều hơn chúng ta nghĩ.
8. Đồ ăn nhạt nhẽo
Nhiều người cho rằng đồ ăn thời Trung Cổ nhạt nhẽo và nhàm chán nhưng thực tế là ngay cả người nghèo cũng có thể tiếp cận được nhiều loại hương vị đáng ngạc nhiên.
Trên thực tế, các bữa ăn từ 5 đến 7 món của quý tộc và hoàng gia có thể sánh ngang với những món ăn ngon nhất được nấu ngày nay vì dùng nhiều mật ong và các loại gia vị lạ. Đối với người nông dân bình thường, thức ăn phổ biến nhất là bánh mì, súp và cháo. Không giống như cháo hiện đại, loại cháo thời Trung cổ thường có vị mặn, chứa các thành phần như muối và bơ chứ không phải đường.
Pottage về cơ bản là món hầm. Họ bỏ bất cứ thứ gì có sẵn vào nồi và đun sôi. Tuy nhiên, nhiều gia đình đã trồng thảo mộc trong vườn hoặc đi tìm các loại thảo mộc mọc hoang. Những thứ như tỏi, rau mùi tây, cây xô thơm và thì là được trồng phổ biến. Những thứ này có thể được thêm vào nước kho cùng với một ít nấm và rau củ để tạo nên một món hầm hoàn hảo, mặc dù hơi thiếu sự đa dạng.
Đến năm 1300, hầu hết mọi ngôi làng ở Anh đều chỉ cách chợ thị trấn một ngày di chuyển – nơi có thể tìm thấy những món ăn thú vị thời Trung cổ. Các cửa hàng bánh ngọt rất phổ biến và có cả hình thức mang đi, có cả bánh nhân thịt tẩm gia vị và nhiều muối, bánh rán.
Mọi người có thể tìm thấy hầu hết tất cả các loại gia vị hiện có nhưng với giá cao hơn nhiều. Gia vị phổ biến nhất là hạt tiêu đen, không rẻ nhưng vẫn nằm trong tầm giá của hầu hết người thời Trung Cổ.
Vì vậy, mặc dù việc lựa chọn thực phẩm của người thời Trung Cổ không thú vị như ngày nay thì nó vẫn đa dạng hơn nhiều so với chúng ta thường nghĩ.
9. Nghĩ Trái Đất phẳng
Mọi người biết Trái Đất tròn từ hàng nghìn năm nay – ít nhất là từ thời Hy Lạp cổ đại. Vào cuối thời kỳ trung cổ, nó chắc chắn đã được phổ biến rộng rãi trong tầng lớp trí thức.
Ý tưởng người Trung Cổ tin rằng Trái Đất phẳng bắt nguồn từ thời Victoria – khi người ta cho rằng thời Trung cổ là thời kỳ của tư duy lạc hậu và man rợ. Một trong những sự thật được sử dụng để ủng hộ quan điểm này là nhiều người phản đối chuyến hành trình đầu tiên của Christopher Columbus vì ông sẽ tìm ra nơi tận cùng Trái đất. Tuy nhiên, hầu hết sự phản đối thực sự đến từ những người cho rằng ông đã tính toán sai kích thước Trái đất và rằng ông sẽ hết lương thực trước khi đến châu Á.
10. Không có luật pháp
Người ta thường có quan niệm sai lầm rằng thời Trung Cổ là thời kỳ không có luật pháp và chính phủ. Trên thực tế, đó là một xã hội được quản lý và tổ chức, đại đa số người dân thời Trung Cổ tuân theo những luật lệ này một cách nghiêm túc: các thương nhân cần có giấy phép để bán một số hàng hóa nhất định ra nước ngoài, những thứ mà người thuộc tầng lớp xã hội khác nhau có thể mặc.
Những người gác đêm đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát an ninh các thị trấn từ năm 1285. Họ làm mọi thứ, từ chữa cháy, xử lý tội phạm cho đến đánh thức những người cần dậy sớm đi làm – miễn phí.
Bạn có thể đọc thêm:
- 10 quan niệm sai lầm nổi tiếng nhất về thuật phù thủy Voodoo
- Góc nhạy cảm: 10 sự thật kì lạ về tình dục trên thế giới
- 10 quan niệm sai lầm về tình dục mà chúng ta vẫn tin tưởng
Bạn có ý kiến gì về bài viết này không? Hãy chia sẻ với mình để mình biết bạn nghĩ gì nhé!