Gấu trúc hút hồn hàng triệu người trên thế giới vì vẻ ngoài mũm mĩm đáng yêu và danh hiệu quốc bảo của Trung Hoa. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu 10 sự thật thú vị về gấu trúc nào!

1. Họ hàng lâu đời nhất được biết đến của gấu trúc

Gấu trúc - quốc bảo Trung Hoa (Ảnh: Internet)
Gấu trúc – quốc bảo Trung Hoa (Ảnh: Internet)

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2012 cho biết họ hàng thời tiền sử của gấu trúc khổng lồ đã được phát hiện ở Tây Ban Nha sau khi tìm thấy những chiếc răng hóa thạch gần thành phố Zaragoza. Người ta tin rằng loài này là họ hàng lâu đời nhất được biết đến của gấu trúc. Các nhà cổ sinh vật học tuyên bố loài này đã hơn 11 triệu năm tuổi và những con gấu thời tiền sử cũng có hoa văn đen trắng tương tự nhưng nhỏ hơn rất nhiều so với gấu trúc ngày nay. Chúng nặng khoảng 60 kg và cũng có thể trèo cây để trốn kẻ săn mồi.

Các chuyên gia cho rằng gấu trúc có thể có nguồn gốc từ châu Âu chứ không phải châu Á. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều đồng tình với tuyên bố này. Năm 2017, hóa thạch của một loài “gấu giống gấu trúc” đã được tìm thấy ở Hungary, có chế độ ăn tương tự như gấu trúc hiện đại – đây được coi là bằng chứng cho thấy gấu trúc có nguồn gốc từ châu Âu.

2. Thức ăn

Gấu trúc - quốc bảo Trung Hoa (Ảnh: Internet)
Gấu trúc – quốc bảo Trung Hoa (Ảnh: Internet)

Khi gấu trúc con chào đời, nó không có lông, màu hồng và bị mù. Nó bắt đầu mọc lông đen sau một tuần và sau khoảng một tháng, lông trắng cũng bắt đầu mọc. Gấu trúc con biết đi từ 3 tháng tuổi và bắt đầu ăn thức ăn đặc vào khoảng 6 tháng tuổi. Lúc này chúng đã có thể ăn tre và bắt đầu lớn nhanh hơn.

Gấu trúc con cũng có thể ăn sữa chó vì có các chất tương tự như sữa gấu trúc, thậm chí ngay cả gấu trúc đỏ cũng có thể sống nhờ sữa chó.

3. Hệ thống tiêu hóa của động vật ăn thịt

Gấu trúc - quốc bảo Trung Hoa (Ảnh: Internet)
Gấu trúc – quốc bảo Trung Hoa (Ảnh: Internet)

Gấu trúc chủ yếu ăn tre nhưng nó chứa rất ít giá trị dinh dưỡng, chúng phải ăn tới 38kg tre mỗi ngày để duy trì nhu cầu năng lượng. Đôi khi gấu trúc hoang dã ăn thêm cả các loài gặm nhấm nhỏ và thực vật khác – chiếm khoảng 1% khẩu phần ăn của chúng.

Mặc dù gấu trúc là động vật ăn cỏ nhưng chúng là thành viên của họ gấu và sở hữu hệ tiêu hóa của động vật ăn thịt. Tuy nhiên, chúng đã tiến hóa để hầu như chỉ phụ thuộc vào tre, khiến chúng dễ bị tổn thương trước mọi hình thức mất môi trường sống. Gấu trúc thích rễ và măng tre và thích tới 20 loài tre khác nhau bao gồm tre mũi tên, tre đen và tre nước.

Những con gấu trúc sống trong điều kiện nuôi nhốt cũng ăn trái cây và có vẻ thích táo nhất, một số còn thích bánh ngô hấp.

4. Biểu tượng của tình bạn và hòa bình

Gấu trúc - quốc bảo Trung Hoa (Ảnh: Internet)
Gấu trúc – quốc bảo Trung Hoa (Ảnh: Internet)

Mặc dù nạn săn trộm vẫn xảy ra nhưng hầu hết người Trung Quốc đều yêu thích gấu trúc và coi chúng không chỉ là biểu tượng của sự may mắn mà còn là biểu tượng của tình bạn và hòa bình. Khi có người gặp gấu trúc, họ thường cho chúng ăn và nếu phát hiện chúng bị thương, chính quyền địa phương sẽ xuất hiện ngay lập tức.

Gấu trúc đôi khi được so sánh với biểu tượng âm dương vì màu đen trắng đặc biệt và tính chất điềm tĩnh được cho là minh chứng cho âm dương cân bằng, hài hòa.

Bộ lông của gấu trúc từng được coi là một món quà tuyệt vời dành cho các vị vua và hoàng đế. Trong triều Minh, nhiều người tin rằng gấu trúc có sức mạnh chữa bệnh và có thể đẩy lùi các khối u và bệnh dịch.

5. Gấu trúc không gầm

Gấu trúc - quốc bảo Trung Hoa (Ảnh: Internet)
Gấu trúc – quốc bảo Trung Hoa (Ảnh: Internet)

Mặc dù gấu trúc giống với gấu về hình dạng và kích thước nhưng chúng không gầm như những con gấu bình thường. Chúng kêu be be, tạo ra âm thanh tương tự như tiếng dê, đặc biệt là khi giao phối. Chúng cũng có thể huýt sáo, sủa hay rên rỉ khi đói hoặc muốn được chú ý. Nhìn chung, gấu trúc tạo ra khoảng 13 âm thanh khác nhau.

Gấu trúc không có khả năng truyền đạt cảm xúc bằng nét mặt. Chúng cũng không thể vẫy đuôi ngắn và vểnh tai lên. Thay vào đó, chúng giao tiếp với nhau bằng cách tiết ra một chất dính, sẫm màu từ tuyến hậu môn và cọ xát nó lên đá và cây cối. Hành vi này cho phép những con gấu trúc khác biết liệu một con cái đang động dục hay một con gấu trúc cụ thể nào đó đang đánh dấu lãnh thổ của chúng. Một con gấu trúc có thể thu thập rất nhiều thông tin từ “dấu mùi” của một con gấu trúc khác bao gồm tuổi tác, tâm trạng, giới tính và tình trạng sinh sản.

6. Đặc điểm thể chất

Gấu trúc - quốc bảo Trung Hoa (Ảnh: Internet)
Gấu trúc – quốc bảo Trung Hoa (Ảnh: Internet)

Mặt, cổ, bụng và mông của gấu trúc chủ yếu có màu trắng để chúng có thể ẩn náu trong môi trường sống nhiều tuyết, cánh tay và chân có màu đen để ngụy trang ở những nơi râm mát. Bộ lông dày và bông giúp chúng sống sót khỏi thời tiết lạnh giá.

Gấu trúc có thể cao tới 150 cm và nặng tới 150kg. Con đực thường lớn hơn con cái khoảng 10% và nặng hơn 20%. Gấu trúc có răng hàm phẳng giúp chúng nghiền nát tre, xương cổ tay to, có phần xương có chức năng như ngón tay cái giúp chúng cầm măng.

Mắt của gấu trúc có thể co lại thành tuyến dọc giống như mèo nhà giúp giảm độ chói vào ban ngày.

7. Gấu trúc có thể tấn công

Gấu trúc - quốc bảo Trung Hoa (Ảnh: Internet)
Gấu trúc – quốc bảo Trung Hoa (Ảnh: Internet)

Gấu trúc có thể nhanh chóng trở nên cáu kỉnh và tấn công những người làm phiền chúng.

Gu Gu, chú gấu trúc của vườn thú Bắc Kinh từng cắn một người khi anh này vào chuồng nó để lấy lại đồ chơi mà con trai mình lỡ tay ném vào đó. Những người trông coi vườn thú phải sử dụng nhiều công cụ khác nhau để cạy hàm của con gấu ra.

Năm 2017, Gu Gu tấn công một cậu bé 15 tuổi trèo vào chuồng để “nhìn kỹ hơn”. Gu Gu cũng cắn một du khách say rượu khác cố ôm mình.

8. Tỷ lệ sinh thấp

Gấu trúc - quốc bảo Trung Hoa (Ảnh: Internet)
Gấu trúc – quốc bảo Trung Hoa (Ảnh: Internet)

Việc nhân giống gấu trúc rất khó khăn nên đã trở thành một sự kiện lớn mang tính toàn cầu mỗi khi một chú gấu trúc con chào đời.

Gấu trúc cái chỉ rụng trứng mỗi năm một lần và gấu trúc đực có khoảng thời gian gần 40 giờ để thụ tinh cho con cái. Nếu gấu trúc đực không làm được điều đó, những người trông coi vườn thú phải theo dõi con cái cả năm trước khi có cơ hội khác. Đôi khi con đực không biết cách giao phối với con cái nên đã bỏ lỡ cơ hội. Vì lý do này mà nhiều người trông coi vườn thú lựa chọn thụ tinh nhân tạo cho gấu trúc cái. Tuy nhiên, thường phải tới khi gấu trúc cái sinh con thì họ mới biết nó có mang thai hay không. Một số gấu trúc cái tiết ra “hormone mang thai”, xây tổ và ngủ thường xuyên hơn ngay cả khi chúng không mang thai. Các chuyên gia cũng cực kỳ khó khăn trong việc xác định vị trí của thai nhi bằng siêu âm vì bào thai quá nhỏ.

9. Phát hiện gấu trúc

Gấu trúc - quốc bảo Trung Hoa (Ảnh: Internet)
Gấu trúc – quốc bảo Trung Hoa (Ảnh: Internet)

Gần 150 năm trước, chỉ có một số ít người biết đến sự tồn tại của gấu trúc. Người phương Tây đầu tiên biết đến sự tồn tại của gấu trúc là một nhà truyền giáo người Pháp tên là Armand David. Ông đã cố gắng gửi con vật đến Paris nhưng đáng buồn là con gấu trúc đã chết trên đường vận chuyển.

Người phương Tây đầu tiên “sở hữu” một con gấu trúc sống là nhà động vật học người Đức, Hugo Weigold, khi mua một con gấu trúc con vào năm 1916. Kermit và Theodore Roosevelt Jr. được biết đến là những người phương Tây đầu tiên bắn một con gấu trúc – xảy ra vào những năm 1920.

10. Tương lai của gấu trúc

Gấu trúc - quốc bảo Trung Hoa (Ảnh: Internet)
Gấu trúc – quốc bảo Trung Hoa (Ảnh: Internet)

Là báu vật quốc gia ở Trung Quốc, gấu trúc hoang dã đã phần nào hồi phục trong vài năm qua và được nâng từ trạng thái “có nguy cơ tuyệt chủng” lên “dễ bị tổn thương” sau khi số lượng cá thể tăng 17% trong thập kỷ qua. Quỹ Toàn cầu Thế giới (trước đây là Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới) bảo vệ gấu trúc hoang dã bằng cách giữ gìn môi trường sống của chúng khỏi sự phát triển và xâm lấn của con người.

WWF đã làm việc cùng với chính phủ từ năm 1981 để thực hiện các sáng kiến ​​nhằm đưa gấu trúc trở lại từ bờ vực tuyệt chủng. Khu bảo tồn gấu trúc bảo vệ 2/3 số lượng gấu trúc hoang dã cũng như rừng tre nằm ở vùng núi. Cùng với việc bảo vệ gấu trúc, những biện pháp này còn đảm bảo nơi trú ẩn cho rất nhiều loài khác.

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

10 giả thuyết về cách xây dựng kim tự tháp Ai Cập cổ đại

Một trong những bí ẩn khó hiểu nhất trong lịch sử loài người là kỹ thuật tạo nên các kim tự tháp vĩ đại của Ai Cập. Trong hàng ngàn năm, các nhà sử học, kiến ​​trúc sư và nhà khoa học đã cố gắng đưa ra những lời giải thích hợp lý nhất cho những công trình khổng ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận