Trên thế giới có rất nhiều người yêu thích cà phê, nhưng có bao nhiêu người hiểu về chúng nào? Cùng BlogAnChoi tìm hiểu 10 sự thật thú vị về món đồ uống nổi tiếng trên phạm vi toàn thế giới này nhé.
10. Làn sóng tội phạm cà phê ở Kenya
Nạn trộm cắp và bạo lực đang càn quét ngành công nghiệp cà phê ở Kenya, quốc gia mà một kg hạt cà phê khô có thể có giá trị bằng cả tuần lương. Một lực lượng cảnh sát đặc biệt đã được thành lập để giải quyết vấn đề này nhưng các cuộc đột kích của các băng đảng có vũ trang vẫn xảy ra hàng ngày. Những người trồng cà phê buộc phải ngủ trên cánh đồng của mình để chống lại những tên trộm sử dụng cung tên và gậy gộc.
Cà phê được trồng ở hàng chục nghìn trang trại nhỏ trên cả nước nhưng việc xuất khẩu chỉ được quản lý thông qua các hoạt động được cấp phép. Với 5 triệu người ở Kenya phụ thuộc vào ngành cà phê để kiếm sống, đây là một vấn đề khó khăn với chính phủ.
9. Bệnh gỉ sắt cà phê tàn phá Trung Mỹ
Bệnh gỉ sắt cà phê là bệnh nấm tấn công lá cây cà phê. Căn bệnh này đã tàn phá mùa màng từ thế kỷ 19, giết chết cây trồng và là mối đe dọa đối với sinh kế của nông dân trên khắp thế giới.
Cà phê Arabica được những người sành cà phê ưa chuộng là nạn nhân chính của bệnh gỉ sắt cà phê và các quốc gia trồng hạt cà phê Arabica hiện vẫn đang hứng chịu dịch bệnh.
Vào tháng 2 năm 2013, Guatemala đã ban bố tình trạng khẩn cấp về nông nghiệp do bệnh gỉ sắt cà phê và đã hỗ trợ 14 triệu USD cho nông dân mua thuốc trừ sâu. 70% cây trồng quốc gia của họ đã bị ảnh hưởng và tình trạng tương tự xảy ra khắp khu vực.
8. Cà phê chứa caffeine để thu hút ong
Caffeine độc hại đối với sên và các loài gây hại khác, nhưng lại có tác dụng tốt đối với các loài thụ phấn như ong. Các nhà khoa học cho rằng chúng nhận được cảm giác phấn khích từ chất caffeine trong hoa của các loài thực vật.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng tiêu thụ caffeine giúp ong cải thiện trí nhớ dài hạn. Ong và con người rất khác nhau nhưng các chuyên gia cho rằng khả năng bị ảnh hưởng bởi caffeine có thể có từ lâu đời như tổ tiên chung của chúng ta, vì nó tác động đến hoạt động thần kinh của chúng ta ở mức độ rất cơ bản.
7. Nghi lễ cà phê của người Ethiopia
Nghi lễ cà phê của người Ethiopia là một phần quan trọng trong đời sống gia đình và xã hội. Quá trình chuẩn bị có thể mất hàng giờ, bắt đầu bằng việc rửa hạt cà phê và kết thúc bằng nghi thức rót đồ uống vào cốc. Nghi lễ được thực hiện bởi phụ nữ trong văn hóa Ethiopia và các cô gái được dạy cách thực hiện nghi lễ ngay từ khi còn nhỏ. Nó được thực hiện hàng ngày và bắt đầu nghi lễ uống cà phê là cách tiêu chuẩn để chào đón du khách đến nhà.
Buổi lễ bắt đầu với những hạt đậu cà phê tươi được rang trên chảo trong khi những bông hoa thơm được đốt lên để mang lại mùi thơm dễ chịu. Sau đó, cà phê được pha chế và rót vào cốc có chứa đường, muối hoặc bơ. Đôi khi nó được phục vụ tại các nhà hàng Ethiopia ở Mỹ, Anh và các nơi khác.
6. Nghiện cà phê
Caffeine có thể độc hại nếu dùng ở liều lượng đủ lớn, và liều caffeine gây chết người sẽ tương đương với khoảng 100 tách cà phê.
Uống quá nhiều cà phê có thể khiến tâm trạng của bạn thay đổi thất thường, tăng nhiệt độ cơ thể, tim đập nhanh. Một nguy cơ khác của việc uống quá nhiều là nghiện caffein, một chứng nghiện được định nghĩa là ham muốn uống sáu tách cà phê xay trở lên mỗi ngày.
5. Lệnh cấm cà phê ở Anh thế kỷ 17
Cà phê lần đầu tiên đến Anh vào thế kỷ 17, được phục vụ tại các quán cà phê trên khắp đất nước – riêng ở London đã có 82 quán vào giữa những năm 1660. Nhưng cà phê không được tất cả mọi người ưa chuộng vì một số phụ nữ cho rằng cà phê “khiến đàn ông trở nên vô dụng như sa mạc”. Chiến dịch này được thực hiện bởi hàng nghìn phụ nữ, kết hợp với mối lo ngại từ các khu vực khác, đã khiến vua Charles cố gắng cấm đồ uống này vào năm 1675.
Mọi người rất không hài lòng với quyết định này và vua Charles nhanh chóng quên mất ý định này. Các quán cà phê sau đó trở thành nơi gặp gỡ của thế giới khoa học và văn học, được những người như Isaac Newton, Robert Hooke, Samuel Johnson và Alexander Pope thường xuyên lui tới.
4. Cuộc thi nghệ thuật Latte
Sự kiện World Cup Tasters thách thức người tham gia sử dụng mùi và vị để xác định các loại cà phê khác nhau từ khắp nơi trên thế giới càng nhanh càng tốt.
Nếm cà phê chỉ là một cuộc thi được tổ chức trong Sự kiện Cà phê Thế giới thường niên. Nghệ thuật pha cà phê là một trong những nghệ thuật ấn tượng nhất và chắc chắn là dễ đánh giá cao nhất qua internet. Không sử dụng gì ngoài sữa nóng và cà phê espresso, các nghệ sĩ pha cà phê sẽ tạo ra những thiết kế phức tạp trên bề mặt đồ uống. Những vòng xoáy và những chiếc lá rất phổ biến, nhưng một số nghệ sĩ lại tạo ra những bức tranh về rồng, nhân vật hoạt hình và cả gấu bông nữa!
3. Cà phê khi mang thai
Lời khuyên về việc không nên uống cà phê khi mang thai được rất nhiều người biết tới. Lý do cho điều này là do dữ liệu cho thấy những phụ nữ uống ít cà phê hơn sẽ mang thai khỏe mạnh hơn, mặc dù sự thật là các dữ liệu hiện có không cho thấy bằng chứng nào về mối quan hệ nhân quả giữa việc uống cà phê và các vấn đề trong thai kì của phụ nữ cả (đương nhiên là bạn đừng uống quá 3 cốc/ngày!).
2. Tái sử dụng bã cà phê
Chỉ có khoảng 20% hạt cà phê góp phần tạo nên hương vị và mùi thơm của thức uống – phần còn lại là chất xơ thực vật không vị. Điều đó có nghĩa là có rất nhiều thứ còn sót lại khi cà phê được sản xuất – hàng trăm nghìn tấn cà phê mỗi ngày. Các nhà khoa học đang nỗ lực tìm ra cách hữu ích để sử dụng loại chất thải này.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Maine đã nghiên cứu các cách biến bã cà phê đã qua sử dụng thành viên nhiên liệu và một công ty sản xuất cà phê đã gửi chất thải của mình đến một nhà máy sinh khối gần đó để đốt cùng với gỗ.
Một nhóm nhà khoa học khác sử dụng bã cà phê để sản xuất đồ uống có cồn, bằng cách lên men bã cà phê và chưng cất chúng theo phương pháp tương tự như sản xuất rượu whisky.
1. Ô nhiễm cà phê
Bệnh gỉ sắt cà phê không phải là loại nấm duy nhất có thể ảnh hưởng đến cây cà phê.
Ochratoxin A là chất độc do nấm Aspergillus và Penicillium sinh ra, mọc trên cây cà phê. Lượng ochratoxin có thể chấp nhận được ở châu Âu là 5 phần tỷ đối với cà phê xay và 10 phần tỷ đối với cà phê hòa tan. Sự hiện diện của nó trong cà phê chỉ được phát hiện vào năm 1988 và một nghiên cứu ngay sau đó cho thấy 7% lô hàng vượt quá mức an toàn này.
Ochratoxin không phải là chất độc duy nhất có trong cà phê. Năm 2003, một người đàn ông thiệt mạng và 15 người phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân gây bệnh là do ai đó đã đầu độc bình cà phê bằng thạch tín!
Bạn có thể đọc thêm:
- 10 tiến bộ lớn trong lịch sử nhân loại xuất hiện nhờ… bia
- 10 món ăn kì lạ nhất trong lịch sử loài người
- 10 lí do khiến rượu góp phần định hình xã hội hiện đại của loài người
Mình rất cần ý kiến của các bạn để hoàn thiện bài viết, hãy giúp đỡ mình bằng cách chia sẻ quan điểm của mình nhé.