Chắc hẳn ai cũng không còn lạ gì về tình trạng bị chuột rút, nhất là trong những lúc luyện tập hoặc làm việc bắt gặp rất nhiều. Ngoài ra, khi ngủ cũng có thể bị chuột rút dẫn đến đau nhức, ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ. Việc sử dụng thuốc chống chuột rút cũng là một phương pháp phổ biến. Nhưng khi nào nên dùng thuốc? Cùng tìm hiểu nhé!

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng chuột rút

  • Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài khi làm việc là nguyên nhân gây ra tình trạng chuột rút thường gặp nhất.
  • Nằm ngủ hoặc ngồi không đúng tư thế khi làm việc
  • Dây thần kinh bị tác động đột ngột.
  • Các cơ hoạt động nhiều dẫn đến căng cơ.
  • Lượng máu không đủ cung cấp cho các cơ.
  • Quá trình trao đổi chất bị rối loạn.
  • Thiếu nước ảnh hưởng đến điện giải của cơ thể.
  • Sử dụng quá nhiều chất kích thích như: Rượu, bia,…
  • Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh hoặc một số loại thuốc khác.
  • Mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, chức năng thận suy giảm.
  • Gặp phải một số vấn đề về xương, khớp, teo cơ, xơ vữa động mạch, xuất hiện cục máu đông,…
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng chuột rút (Nguồn: Internet)
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng chuột rút (Nguồn: Internet)

Biện pháp khắc phục tình trạng chuột rút

Trong trường hợp bị chuột rút do tập luyện quá nhiều, khắc phục bằng cách nghỉ ngơi, khởi động trước khi tập luyện để các cơ được thư giãn tránh tình trạng chuột rút trong khi tập luyện rất nguy hiểm.

Đối với phụ nữ có thai khi gặp phải tình trạng chuột rút nên thực hiện xoa bóp các cơ để cải thiện, tránh gây ra những khó chịu, bực tức ảnh hưởng đến sức khoẻ và em bé. Nếu tình trạng chuột rút kéo dài cần đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Phụ nữ mang thai khi bị chuột rút cần lưu ý (Nguồn: Internet)
Phụ nữ mang thai khi bị chuột rút cần lưu ý (Nguồn: Internet)

Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin, khoáng chất,… để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là các cơ, cung cấp đủ điện giải cho quá trình hoạt động, tránh bị chuột rút.

Tránh tình trạng căng thẳng, áp lực từ công việc và cuộc sống thường ngày gây tăng huyết áp bởi đây cũng là nguyên nhân gây ra chuột rút.

Phòng ngừa tình trạng chuột rút

  • Luyện tập thể dục hàng ngày, khởi động các động tác về xương khớp để các cơ được thư giãn trước khi tập một số môn thể thao như: Bơi lội, đạp xe, chạy bộ,… để tránh tình trạng bị chuột rút đột ngột.
  • Uống đủ nước, ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
  • Tập một số bài thể dục trước khi ngủ, khi nằm cần giữ cho cơ thể ở tư thế thoải mái nhất.
  • Không nên đi giày hoặc dép quá chật cũng có thể là nguyên nhân khiến cho bạn bị chuột rút, co cơ,…

Khi nào nên uống thuốc để điều trị chuột rút?

Người gặp các vấn đề về dinh dưỡng, thiếu chất dẫn đến chuột rút. Chính vì thế, những người này nên sử dụng thuốc có chứa magie, calci và kali để hỗ trợ bổ sung chất dinh dưỡng một cách an toàn và nhanh chóng nhất.

Chuột rút khi đi bộ (Nguồn: Internet)
Chuột rút khi đi bộ (Nguồn: Internet)

Nếu người bệnh gặp một số tình trạng về lão hoá cơ và thần kinh nên sử dụng thuốc chống co cơ với các thành phần nêu trên kết hợp với vitamin B1 và B6.

Lưu ý rằng, khi quyết định sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào cho cơ thể cần có hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ cho sức khoẻ. Bạn cần được khám và kiểm tra tình trạng bệnh trước khi đưa ra quyết định sử dụng phương pháp nào cho hợp lý.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết của BlogAnChoi dưới đây:

Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để biết thêm nhiều điều mới hơn nhé!

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm

Mẹo cải thiện tình trạng nứt gót chân hiệu quả có thể làm ngay tại nhà

Da chân đặc biệt là phần gót khi thiếu độ ẩm rất dễ bị nứt nẻ dẫn đến chảy máu, bong da chân, đau,… Ngoài việc dùng các loại thuốc bôi để điều trị tình trạng nứt, bạn có thể sử dụng nguyên liệu tự nhiên tại nhà để trị nứt gót chân hiệu quả, an toàn. Cùng tìm ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận