Sốt xuất huyết là một trong số những bệnh khá nguy hiểm và gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sức khẻ con người. Bệnh sốt xuất huyết xuất hiệu ở cả người lớn và trẻ nhỏ và gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu dõ hơn về bệnh này và cách phòng ngừa nó.
Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm virus đi vào cơ thể thông qua muỗi, dẫn đến nhiều triệu chứng như khó thở, sốt cao, cúm, co giật, hơn thế nữa có thể dẫn đến tử vong.
Thông thường bệnh sốt xuất huyết sẽ kéo dài khoảng từ 2 đến 7 ngày và thời gian ủ bệnh khoảng 4 đến 10 ngày sau khi bị muỗi đốt.
Các triệu chứng của sốt xuất huyết
Triệu chứng của sốt xuất huyết rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh thường gặp cho nên cần phải lưu ý những triệu chứng sau đây:
- Đau đầu.
- Sốt cao.
- Khó chịu.
- Chóng mặt, buồn nồn.
- Đau phần hốc mắt.
- Các cơ, khớp xương nhức mỏi, đau.
- Xuất hiện tình trạng nổi hạch và phát ban.
Sau khi xuất hiện những dấu hiệu này, trong khoảng 3 đến 7 ngày tới sẽ dẫn đến giai đoạn nguy kịch. Một điều người bệnh dễ nhầm lẫn đó là trong giai đoạn nguy kịch thân nhiệt của người bệnh sẽ giảm nhưng điều đó không có nghĩ là khỏi bệnh. Chính vì vậy, người bệnh không nên chủ quan, cần đi khám gấp nếu như xuất hiệu những triệu chứng như trên, tránh để tình trạng nặng hơn.
Triệu chứng sốt xuất huyết nặng
Nếu như bạn gặp những triệu chứng dưới đây, điều quan trọng bạn cần làm là lập tức đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được điều trị. Triệu chứng bao gồm:
- Chảy máu chân rang và lợi. Bồn chồn, khó chịu. Có dấu hiệu nôn ra máu. Mệt mỏi, uể oải, lờ đờ. Khó thở, thở gấp. Đau bụng dữ dội.
- Những tình trạng này nếu không điều trị gấp sẽ gây ra tình trạng tổn thương nội tạng và có thế dẫn tới việc bị suy hô hấp nghiêm trọng.
Biện pháp điều trị bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết hiện nay chứ có thuốc cũng như vắc xin điều trị. Chính vì vậy biện pháp điều trị tốt nhất đó là:
- Uống thuốc hạ sốt hoặc uống paracetamol: Đây là phương pháp tối ưu nhất làm giảm sốt và tình trạng đau nhức khớp. Lưu ý không cho người bệnh sử dụng aspirin hoặc ibuprofen sẽ gây ra tình trạng tồi tệ hơn đó là chảy máu nhiều, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Những loại thuốc hạ sốt cần phải có sự cho phép về liều lượng uống của bác sĩ. Không nên uống tuỳ tiện.
- Uống nước: Mỗi ngày uống ít nhất 2 lít nước bởi khi bị sốt xuất huyết sẽ mất rất nhiều nước nên việc cung cấp nước cho cơ thể là điều rất cần thiết. Không nên ăn những loại trái cây có màu sâm, không ăn dưa hấp, không sử dụng chất kích thích, nước có ga,….
- Các cách khác: Sử dụng khăn ấm để chườm, lau người hạ nhiệt, xông người, hạn chế việc tắm khi bị bệnh.
- Nhờ sự trợ giúp của bác sĩ: Nếu như không có dấu hiệu đỡ bạn nên nằm viện để được các bác sĩ khám và kiểm tra tổng quan tình trạng bệnh. Từ đó đưa ra cách điều trị hợp lý nhất đối với tình trạng bệnh của bạn lúc đó.
Muỗi xuất phát từ đâu?
- Muỗi thường xuất hiện ở những nơi ẩm ướt, tối. Thường là các bụi cây, vườn nhà, kênh, mương, từ ngoài đồng ruộng,….
- Muỗi xuất hiện ở những thùng, xô, chậu, bình, bãi rác, vại, những nơi gần nguồn nước hoặc có nước lắng đọng ở đó.
- Ở khu dân cư, thành phố thì muỗi có thể xuất hiện ở phòng đựng đồ, tủ quần áo, tủ đựng bát, túi rác, nhà vệ sinh, nhà tắm, sân phơi, gầm giường,…
- Muỗi có vòng đời khá dài để đem mầm bệnh từ người này lây qua cho người khác bởi chúng khá nhỏ nên khi xuất hiện ở những địa điểm trên chúng có thể luồn lách tránh được nắng, mưa, gió, rất nguy hại cho con người.
Cách phòng ngừa sốt xuất huyết
- Loại bỏ những nơi có khả năng muỗi có thể sinh sản, trú ẩn bằng việc quét dọn, dọn dẹp sạch sẽ, phát quang bụi rậm, kênh, mương, vệnh sinh nhà cửa sạch sẽ.
- Những dụng cụ dùng để chứa nước nên có nắp đậy để tránh muỗi sinh sản, thường xuyên vệ sinh dụng cụ đó.
- Mắc màn khi ngủ.
- Sử dụng thuộc xịt muỗi, hàng tháng nên phun thuốc diệt muỗi xung quanh nhà và những nơi muỗi có khả năng ở và sinh sản.
- Mặc quần áo dài tay, có màu sáng, lắp đặt lưới chống muỗi.
Việc bị nhiễm sốt xuất huyết rất nguy hiểm. Chính vì vậy để ngăn chặn virus có hại xâm nhập vào cơ thể. Việc bạn cần làm đó là bảo vệ chính bạn và bản thân bằng cách tiêu diệt nguồn gốc gây nên bệnh để có một sức khoẻ tốt hơn.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết của BlogAnChoi dưới đây:
- Dịch sốt xuất huyết bùng phát: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh.
- 6 quan niệm sai lầm về sốt xuất huyết – Căn bệnh “đến hẹn lại lên” không được xem thường!
Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để biết thêm nhiều điều mới hơn nhé!