Đã bao giờ bạn gặp trường hợp vừa kể cho đứa bạn thân nghe về dự định mua đồng đồ và chỉ vài phút sau, cả Facebook và YouTube thi nhau quảng cáo về đủ loại đồng hồ khác nhau? Hay đôi lúc, bạn bắt gặp những quảng cáo về thứ bạn mới nghĩ tới, thậm chí còn chưa gõ nó ra? Cùng mình tìm hiểu về những mặt trái không ngờ của mạng xã hội (MXH) thông qua bộ phim The social dilemma nhé!

Sponsor

Thông tin chung

  • Tên phim: The social dilemma
  • Năm phát hành: 2020
  • Thời gian: 1h34′
  • Độ tuổi giới hạn: 13+
  • Đạo diễn: Jeff Orlowski
  • Điểm IMDb: 7.9/10
poster_the_social_dilemma
Poster The Social Dilemma

Trailer phim

Nội dung tổng quan

Thời buổi 4.0, nơi công nghệ làm chủ thì vấn đề về bảo mật thông tin là một trong những chủ đề làm xôn xao khi hay tin có ứng dụng nào đấy đang cố tình “đánh cắp dữ liệu người dùng”. Nhưng cụ thể thì đó là gì? Liệu có phải vài ba cái thông tin tên tuổi, số điện thoại và email mà bạn đã đăng nhập ở đủ các thể loại web? – Nếu bạn chỉ nghĩ đơn giản như vậy thì xin chúc mừng, bạn đã bị chính công nghệ thông tin thao túng mình mất rồi.

The social dilemma đi sâu về khai thác nhiều khía cạnh, bắt đầu bởi chứng nghiện smartphone, nghiện MXH của phần lớn giới trẻ hiện nay đang gặp phải. Bạn sẽ phải giật mình khi thấy chính mình hiện lên ở vài ba khung hình trong phim, với tay cầm điện thoại và mắt dán vào màn hình và chỉ chịu rời cái thiết bị thân yêu ấy khi đi ngủ.

Chúng ta bắt gặp những người gắn niềm vui vào mạng ảo, selfie với đủ thể loại app “làm đẹp”, dành thời gian “đếm like” và mỉm cười với những lời bình luận có cánh. Tất nhiên điều này không xấu, nó chỉ hại khi bạn không tự làm chủ được mức độ tác động nơi thế giới của các anh hùng bàn phím.

Bạn nghĩ mình cũng đâu đến mức độ gọi là nghiện ấy? Thử mở chức năng quản lí thời gian sử dụng điện thoại và tự cho mình câu trả lời nhé.

Người trẻ nghiện mạng xã hội
Người trẻ nghiện mạng xã hội

Đi sâu hơn vào vấn đề ấy, tác giả đưa ra bằng chứng những nghiên cứu về ảnh hưởng của MXH tác động lên tâm lí người dùng. Bạn có bất ngờ không khi biết rằng số người trầm cảm, tiêu cực ở tuổi thiếu niên đã tăng nhiều lần kể từ ngày MXH ra đời?

Xa hơn, The social dilemma hướng chúng ta đến một khía cạnh mà đa phần mọi người còn mơ hồ – Trí tuệ nhân tạo (AI) ứng dụng trong các trang MXH. Đây là phần khiến mình đi từ hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Trí tuệ nhân tạo kiểm soát người dùng theo nhiều các khác nhau: đầu tiên bạn nên biết các MXH đều có công cụ để ghi lại thời gian bạn lướt qua từng tấm hình, đọc nội dung, … Các số liệu ấy được sử dụng để tính toán đo lường và gửi đến bạn những quảng cáo phù hợp nhất – đây là nguồn thu chính của các MXH.

Tiếp đến, các MXH sẽ cố gắng giữ chân người dùng tại “địa bàn” của mình lâu nhất có thể bằng việc đưa đến những nội dung mà bạn yêu thích chẳng hạn. Không thể phủ nhận, MXH giúp mọi người gắn kết với nhau. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những người có chung suy nghĩ, lý tưởng giống mình. Điều này được thể hiện rõ khi các Group: các mẹ bỉm sữa theo trào lưu anti-vacxin, hội tin rằng trái đất phẳng, ... mọc lên như nấm sau mưa.

Những hình ảnh mọi người nhìn chằm chằm vào điện thoại và giảm sự tương tác face-to-face đã không còn xa lạ
Những hình ảnh mọi người nhìn chằm chằm vào điện thoại và giảm sự tương tác face-to-face đã không còn xa lạ

Tuy nhiên, điều này kéo theo một hệ lụy ngày càng lớn – tin giả (fake news), thêm vào đó nó còn tiếp tay cho những nhóm mang tư tưởng phản động. Như thông tin từ chính bộ phim truyền đạt, tin giả lan nhanh hơn tin thật đến tận 6 lần.

Và cuối cùng, bạn có biết kết quả tìm kiếm trên Google của mỗi người là khác nhau? Điều này cũng chính do AI tạo ra nhằm mục tiêu cá nhân hóa cho từng người dùng. Chính vì vậy, người anti-vacxin khi tìm kiếm thông tin về vacxin trên Google sẽ nhận được nhiều thông tin về tác hại của vacxin hơn thay vì lợi ích của nó như người bình thường.

Nội dung thì vẫn còn nhiều điều bổ ích nhưng bài review này hơi dài rồi, bạn hãy tìm hiểu từ chính bộ phim để rõ hơn nha.

Điểm đặc biệt

Sự đặc biệt đầu tiên phải kể đến là phim kết hợp giữa câu chuyện của diễn viên và phần phỏng vấn trực tiếp những người có thâm niên trong nghề công nghệ thông tin, từ Facebook, Instagram, Pinteres, Twitter tới cả YouTube. Chính họ, những người tạo ra mạng xã hội kể cho bạn nghe về mặt trái của nó, còn gì thuyết phục hơn nữa?

Một trong những người được phỏng vấn trong phim
Tristan Hariss – một trong những người được phỏng vấn trong phim

Ở cuối bộ phim, bạn sẽ được nghe nhiều cách thức để giảm sự tác động, thao túng của các MXH. Mình đã thử, và điều này thực sự hữu ích đấy.

Một vài trích dẫn ấn tượng từ phim:

If you’re not paying for the product, then you’re the product. (Tạm dịch: Nếu bạn không trả tiền cho sản phẩm, thì bạn chính là sản phẩm)

Sponsor

Social media is a marketplace that trades exclusively in human futures (Tạm dịch: Mạng xã hội là một thị trường giao dịch độc quyền về tương lai của con người)

There are only two industries that call their customers ‘users’: illegal drugs and software. (Tạm dịch: Chỉ có hai ngành công nghiệp gọi khách hàng của họ là ‘người dùng’: ma túy và phần mềm)

Những vài viết cùng chủ đề có thể bạn quan tâm :

Theo dõi BlogAnChoi thường xuyên để cập nhật những thông tin mới nhất về phim bạn yêu thích nhé!

Sponsor
Xem thêm

Review phim Khi Anh Chạy Về Phía Em: Thanh xuân rực rỡ không thể bỏ lỡ!

Khi Anh Chạy Về Phía Em là bộ phim ngôn tình thanh xuân vườn trường của Trung Quốc. Không có lưu lượng nổi tiếng, cốt truyện vườn trường không quá mới lạ, nhưng sao Khi Anh Chạy Về Phía Em vẫn gây bão mùa hè 2023?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn ơi, bài này ok không?
Có 10 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(