Chỉ còn vài ngày nữa là tới lễ hội Halloween, một trong những ngày lễ nổi tiếng nhất trong năm trên toàn thế giới. Nhân dịp này, cùng BlogAnChoi tìm hiểu 10 quan niệm sai lầm phổ biến nhất về lễ hội Halloween nào!
- 1. Halloween là lễ hội của người Mỹ
- 2. Halloween không an toàn cho trẻ em
- 3. Jack-O’-Lanterns luôn là bí ngô
- 4. Mèo đen
- 5. Hình xăm Halloween được tẩm LSD
- 6. Trang phục
- 7. Đồ ngọt
- 8. “The Legend of Sleepy Hollow” là chuyện Halloween
- 9. Halloween chỉ phổ biến ở Bắc Mỹ
- 10. Trick-or-Treat là trò chơi của trẻ em
1. Halloween là lễ hội của người Mỹ
Halloween thường được coi là lễ hội của người Mỹ vì được tổ chức rộng rãi khắp nước Mỹ. Thực tế là Halloween có nguồn gốc từ nguồn gốc Celtic và Gaelic, cụ thể là những nơi như Ireland, Scotland và Isle of Man. Lễ kỷ niệm thực sự là đêm trước của ngày Lễ Các Thánh của Cơ đốc giáo phương Tây.
Halloween bắt nguồn từ phong tục dân gian của các dân tộc Celtic với ảnh hưởng lớn của đạo Thiên Chúa. Lễ hội Samhain của người Celtic, đánh dấu sự kết thúc của mùa thu hoạch được tổ chức vào tháng 10 bao gồm các phong tục như đốt lửa, mặc trang phục kì lạ và mọi người đi từng nhà để đổi thức ăn.
Halloween đã phát triển rất nhiều từ Mỹ nhưng nguồn gốc của nó hoàn toàn không phải ở Mỹ. Có rất ít văn bản đề cập đến Halloween trong lịch sử Hoa Kỳ cho đến thế kỷ 19, trùng hợp với đợt nhập cư hàng loạt của người Ireland và Scotland vào Hoa Kỳ.
2. Halloween không an toàn cho trẻ em
Có rất nhiều câu chuyện tiêu cực bắt nguồn từ Halloween về sự an toàn đối với trẻ em, đặc biệt là khi trẻ em lang thang trên đường phố vào ban đêm và nhận thức ăn từ người lạ.
Kẹo tẩm cần sa hoặc lưỡi dao nhét trong kẹo táo là một số câu chuyện kinh dị nổi tiếng. Bên cạnh đó, cũng có lo ngại về việc trẻ em bị bắt cóc vào dịp Halloween.
Nhưng số liệu thống kê cho thấy trẻ em không có nguy cơ bị bắt cóc vào dịp Halloween cao hơn những khác trong năm. Chỉ có hai trường hợp tử vong được xác nhận do kẹo Halloween bị nhiễm độc và trong cả hai vụ việc đều là lỗi của gia đình chứ không phải người lạ.
3. Jack-O’-Lanterns luôn là bí ngô
Truyền thống khắc rỗng những quả bí ngô và thắp sáng chúng bằng một ngọn nến bắt nguồn từ huyền thoại Stingy Jack – một người Ireland nát rượu, lừa đảo, cặn bã và keo kiệt đã lừa dối Satan và thoát chết nhiều lần. Cuối cùng, Satan đã bắt kịp Stingy Jack khi anh ta qua đời và không được phép vào Thiên đường do tội lỗi của mình. Anh ta cố gắng đi vào Cổng Địa ngục nhưng bị từ chối bởi Satan, bị kết án đi lang thang trên thế giới giữa hai bình diện thiện và ác trong bóng tối cho đến tận cùng cõi vĩnh hằng. Tất cả những gì Stingy Jack có là một cục than hồng bên trong một loại rau củ rỗng, đó là củ rutabaga hoặc củ cải, không phải bí ngô như cách làm hiện đại.
Stingy Jack có nhiều biệt danh khác nhau bao gồm Jack the Smith, Jack Drunk, Flaky Jack và Jack of the Lantern. Không rõ đây có phải là câu chuyện thực sự đằng sau những chiếc đèn bí ngô hay không vì có rất nhiều phiên bản khác nhau nhưng việc khắc các loại rau củ để xua đuổi tà ma như Stingy Jack đã trở thành truyền thống. Bí ngô mềm hơn và dễ khắc hơn nhiều so với các loại củ khác nên cũng được sử dụng phổ biến hơn.
4. Mèo đen
Trong văn hóa phương Tây, mèo đen thường bị coi là biểu tượng của điềm xấu hoặc xui xẻo. Mèo đen từ lâu đã gắn liền với phù thủy và có mối liên hệ chặt chẽ với Halloween. Người ta nói rằng phù thủy có thể biến thành mèo đen nên nếu thiêu phù thủy trên cọc, những con mèo đen của họ cũng sẽ bị thiêu cùng.
Những nghi lễ của quỷ Satan này đã dẫn đến quan niệm rằng theo truyền thống, mèo đen sẽ bị hiến tế trong dịp Halloween. Các hành vi bạo lực gây sốc đối với mèo đen trong ngày Halloween bị phát hiện nhiều đến mức các trạm cứu hộ động vật đã đình chỉ việc nhận nuôi mèo đen trong tháng 10.
5. Hình xăm Halloween được tẩm LSD
Halloween có xu hướng khơi dậy những nỗi sợ hãi điên rồ nhất của chúng ta và do đó, rất nhiều câu chuyện kinh dị kỳ quái được lan truyền trên các phương tiện truyền thông.
Một trong số đó là việc những kẻ buôn bán ma túy xăm hình cho những đứa trẻ có tẩm LSD với tham vọng khiến những đứa trẻ bị nghiện – dù thực tế là LSD không gây nghiện. Câu chuyện này đã lan truyền khắp nơi, dựa trên sự phổ biến ngày càng tăng của hình xăm và việc sử dụng hình xăm tạm thời hoặc hình xăm dán vào ngày Halloween ngày càng tăng. Nhưng không có trường hợp nào có hình xăm tẩm LSD được tìm thấy trong các túi kẹo hoặc quà tặng Halloween.
6. Trang phục
Phong tục hóa trang hoặc mặc trang phục trong ngày Halloween bắt nguồn từ việc “ngụy trang” ở thời Celtic, khi mọi người cải trang và đeo mặt nạ đi từ nhà này sang nhà khác.
Mục đích của việc này là đánh lừa các linh hồn xấu hoặc ác quỷ, họ sẽ nghĩ bạn là một trong số họ vì đã cải trang và để bạn yên cho đến năm sau.
7. Đồ ngọt
Nguồn gốc Cơ đốc giáo của Halloween có khuyến khích kiêng thịt vào Đêm giao thừa của Old Hallows. Điều đáng chú ý là ngày 1 tháng 11 hay Ngày Các Thánh Cũ là một ngày lễ nên thực phẩm chay thường được tiêu thụ vào ban ngày – điển hình là kẹo táo trong Halloween thời hiện đại. Điều này cũng có mối liên hệ với thời điểm trong năm, khi cuối vụ thu hoạch có nhiều trái cây và rau quả. Những món ngọt truyền thống khác là bánh khoai tây, bánh soul, bánh chéo nóng.
Theo thời gian, truyền thống này đã phát triển thành các món ngọt, sô cô la và kẹo – những thứ trẻ em yêu thíc.
8. “The Legend of Sleepy Hollow” là chuyện Halloween
Đèn bí ngô, ma và những ngôi nhà bị ám là ví dụ về truyền thống và câu chuyện Halloween. Trong đó, nổi bật là “Truyền thuyết về Sleepy Hollow” với nhân vật Kỵ sĩ không đầu cùng đèn bí ngô. Tuy nhiên, câu chuyện gốc xuất bản năm 1820 của Washington Irving lại không hề đề cập đến Halloween.
Câu chuyện gốc là một tác phẩm kinh dị theo phong cách gothic đen tối, phù hợp với Halloween nhưng không có mối liên hệ bằng văn bản nào giữa tác phẩm gốc của Irving và lễ kỷ niệm ngày 31 tháng 10 cả.
9. Halloween chỉ phổ biến ở Bắc Mỹ
Halloween nổi tiếng ở Hoa Kỳ và Canada đến mức người ta tin rằng ngoài Bắc Mỹ, không ai thực sự quan tâm đến Halloween.
Sự thật là có rất ít trẻ em chơi trò Trick-or-Treat ở những nơi khác trên thế giới. Tuy nhiên, ngày lễ này được tổ chức ở những nơi khác – theo cách khác.
Ở Philippines, Halloween là một ngày lễ lớn và lễ kỷ niệm kéo dài đến ngày 2 tháng 11. Người Philippines thường trở về quê vào dịp này và ăn mừng với những ngọn nến lung linh, hoa thơm và những lời cầu nguyện chu đáo thay vì khắc bí ngô hoặc mặc trang phục kỳ quái.
Các nước Mỹ Latinh, Mexico và Tây Ban Nha kỷ niệm “Día de los Muertos” – nghĩa là “Ngày của người chết” – trong ba ngày từ 31 tháng 10 đến 2 tháng 11. Các hoạt động trong dịp này bao gồm xây bàn thờ cho người chết, trang trí bằng kẹo ngọt, món ăn, hoa, ảnh và nến. Người thân cũng dọn dẹp phần mộ của những người đã khuất trong gia đình trước khi tập trung vào ngày 2 tháng 11 để tưởng nhớ họ và uống rượu tequila!
10. Trick-or-Treat là trò chơi của trẻ em
Như đã đề cập, ban đầu “souling” là khi những người ăn xin và người nghèo đến thăm nhà những người giàu có, hứa cầu nguyện cho linh hồn những người thân đã khuất của chủ nhà để lấy thức ăn, thường là bánh linh hồn.
Truyền thống hóa trang hay “ngụy trang” đã được giới trẻ và trẻ em áp dụng muộn hơn một chút, phù hợp với các trò chơi thời hiện đại. “Souling” phát triển thành nơi những người trẻ tuổi kể chuyện cười, dàn dựng các màn biểu diễn trước cửa nhà để đổi lấy thức ăn.
Bạn có thể đọc thêm:
Các bạn có thể giúp mình hoàn thiện bài viết hơn bằng cách chia sẻ những suy nghĩ của các bạn ở phần bình luận, mình rất cảm kích và sẽ tiếp thu những đóng góp của các bạn.