Quả kiwi được đặt theo tên của loài chim cùng tên đặc hữu của New Zealand do có màu nâu mờ giống nhau. Tuy nhiên, quả kiwi có nguồn gốc từ Trung Quốc với tên là “quả đào khỉ”. Sau này, người Anh gọi nó là quả lý gai Trung Quốc.
Vào đầu thế kỷ 20, hiệu trưởng một trường đại học ở New Zealand đã mang về hạt giống kiwi từ Trung Quốc. Sau vài thập kỷ, New Zealand bắt đầu xuất khẩu loại quả này sang Mỹ.
Vị ngọt đậm đà của dứa đã khiến nó trở thành món ăn chủ yếu trong các bữa tiệc và nghi lễ văn hóa quan trọng tại vùng biển Caribe. Trong chuyến hành trình thứ hai của Columbus tới đây, các thủy thủ của ông đã vô tình tìm thấy dứa bên cạnh các chậu chứa các bộ phận cơ thể người – bằng chứng về việc ăn thịt đồng loại – tại một ngôi làng Carib bị bỏ hoang.
Khi được đưa trở lại châu Âu, dứa được coi là kiệt tác ẩm thực của thiên nhiên, một món ăn miền nhiệt đới dành riêng cho hoàng gia Anh trong những bữa tiệc xa hoa vì hồi đó không có nhiều đồ ngọt.
Những người phụ nữ ở nước Mỹ thuộc địa lúc đó đã cạnh tranh với nhau trong việc bài trí các món ăn, với quả dứa là món trang trí vua và là bằng chứng của sự giàu có. Do cực kỳ hiếm nên các cửa hàng đã cho thuê loại trái cây này để các bà chủ gia đình trưng bày, sau đó ho sẽ trả chúng lại để bán làm thực phẩm.
Là một thành viên của họ cà độc nổi tiếng, cà chua màu đỏ tươi bị người châu Âu cho là có độc trong hơn hai thế kỷ.
Những người châu Âu giàu có đã chết vì ngộ độc sau khi ăn cà chua trên đĩa thiếc vì axit từ cà chua giải phóng chì – một thành phần của hợp kim thiếc vào thời điểm đó – tạo ra sự kết hợp chết người giữa bộ đồ ăn và cà chua.
Điều thú vị là cuộc Nội chiến Mỹ đã khiến cà chua trở thành tâm điểm chú ý ở đây. Là loại thực phẩm phát triển nhanh, dễ đóng hộp, cà chua thống trị thị trường đồ hộp của binh lính hai bên. Năm 1880, nông dân Ý đã phổ biến cà chua ở châu Âu như một nguyên liệu ăn được trong sự ra đời của bánh pizza và loại bỏ mọi nỗi sợ hãi về loại trái cây này.
Sau sự tuyệt chủng của kỷ băng hà, 3/4 tổng số loài động vật cỡ lớn – những loài giúp phân tán hạt bơ – đã bị xóa sổ. Vị cứu tinh giúp loại trái cây này thoát khỏi sự tuyệt chủng chính là chúng ta.
Người Trung Mỹ đã trồng bơ thành công và đặt tên cho loại quả này theo hình dáng giống với tinh hoàn của nó, từ đó gợi lên sự liên tưởng thần bí của trái bơ với tình dục. Vào thời Aztec, quả bơ được cho là một loại thuốc kích thích tình dục mạnh đến mức những cô gái còn trinh bị cấm ra khỏi nhà khi nông dân thu hoạch bơ!
Từ khoảng năm 1633, bí ngô đã được ca ngợi bởi thời gian bảo quản lâu và hương vị ngọt ngào, bổ dưỡng của nó.
Những chiếc đèn Halloween đầu tiên được làm từ than đốt đặt trong các loại rau củ đào rỗng như củ cải và khoai tây. Khi truyền thống này đến Mỹ, bí ngô đã được trồng thông qua chọn lọc nhân tạo và được bất tử hóa như một loại trái cây vui vẻ của mùa thu hoạch và lễ Halloween.
Ớt có vị cay cao để ngăn động vật ăn hạt của chúng – thứ không phù hợp để tồn tại trong quá trình tiêu hóa. Thế nhưng con người đã trồng và ăn ớt chính vì hương vị này, thậm chí tạo ra những giống ớt cay đến mức có thể làm phồng rộp da và mù mắt nếu tiếp xúc trực tiếp.
Theo ghi chép, người Aztec và Maya ăn ớt với bất cứ thứ gì vì được cho là có đặc tính chữa bệnh. Khói từ chúng là một biện pháp ngăn chặn côn trùng gây hại và trừng phạt trẻ em hiệu quả cao. Nếu không kiêng ăn ớt vì lý do tôn giáo hoặc sức khỏe, người không ăn ớt sẽ bị coi là phù thủy!
Dâu tây có nguồn gốc ở cả Châu Âu và Bắc Mỹ. Người Pháp đã ăn dâu tây dại từ lâu vì vị ngọt của chúng, nhưng lúc này kích cỡ của chúng vẫn còn nhỏ. Vua Louis XIV của Pháp – với ham muốn chiếm được ngai vàng của Tây Ban Nha – đã giao nhiệm vụ cho điệp viên Frezier nghiên cứu các công sự của Chile và Peru, thuộc địa của Tây Ban Nha lúc đó.
Trong vai thương gia, Frezier đã mua những quả dâu tây Chile lớn bất ngờ và mang chúng về Pháp. Trong nhiều năm, những người làm vườn ở Pháp không thể nhân giống dâu tây Chile vì họ trồng dâu tây bản địa bằng phương pháp trồng vô tính. Giống Chile có cả cây đực và cây cái. Nhưng những cây đực bị loại bỏ vì người châu Âu nghĩ chúng là cỏ dại do ngoại hình khác biệt.
Không có loại dâu tây châu Âu nào đủ lớn để lai với dâu tây Chile, nhưng giống dâu tây Virginia, được mang đến trong thời kỳ Pháp thuộc địa ở Bắc Mỹ thì có. Khi được đặt trong cùng một khu vườn, hai loài thực vật này tình cờ kết hợp với nhau và tạo ra loại dâu tây vườn phân bố trên toàn cầu mà chúng ta thưởng thức ngày nay.
Táo được tôn kính trong nền văn hóa phương Tây như một biểu tượng thần thoại và một phương thuốc chữa bệnh hàng ngày.
Ở vùng biên giới rộng lớn của nước Mỹ, Johnny Appleseed đã trồng rất nhiều cây táo để chào đón những người định cư nhưng họ không ăn chúng vì hầu hết các loại táo lúc đó đều có vị đắng. Theo thời gian, những quả táo được chọn lọc nhân tạo để trở nên to hơn và ngon hơn nhưng mục đích chính của chúng vẫn là tạo ra một sản phẩm khác.
Rượu táo được coi là đồ uống có giá trị nhất, sẵn có nhất ở nước Mỹ thời kỳ đầu. So với nước và rượu whisky của các thuộc địa, rượu táo trồng tại nhà có thể được coi là một thức uống vệ sinh và tốt cho sức khỏe. Ban đầu, nó được sản xuất dưới dạng rượu táo mạnh, có cồn, nhưng khi nhu cầu giảm đáng kể trong thời gian Cấm Rượu thì các nhà sản xuất đã tiếp thị các loại táo ngọt, bổ dưỡng và có thể ăn được trực tiếp.
Hoàn cảnh của Trung Quốc trong Chiến tranh nha phiến rất tệ, về cả quân sự và kinh tế. Sau khi thất bại trong việc ngăn chặn phong tỏa Quảng Châu, một tỉnh thương mại lớn, các quan chức Trung Quốc đã quyết tâm trả đũa.
Để lấy lại sự tôn trọng trong các hiệp định thương mại đối với đất nước mình, các quan chức đã thấy rằng nếu không có cây đại hoàng, trà, lụa và các hàng hóa khác, người dân các quốc gia nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Trong một lá thư cho nữ hoàng Victoria nói rằng nếu Trung Quốc cấm vận cây đại hoàng – loại cây được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc nhuận tràng hiệu quả – thì toàn bộ người dân phương Tây sẽ bắt đầu chết vì táo bón. Thật không may là họ không nhận ra rằng loại hàng hóa này là xa xỉ phẩm chứ không phải hàng hóa thiết yếu.
Quả sa kê có nguồn gốc từ Tahiti, một hòn đảo nằm ở trung tâm Nam Thái Bình Dương. Nhà thực vật học Joseph Banks đã xác định rằng quả sa kê là một loại trái cây rẻ tiền và bổ dưỡng, mặc dù lúc đó chỉ dành cho những nô lệ bị ngược đãi ở các đồn điền đường. Vua George III đã chỉ đạo trung úy William Bligh thu thập loại trái cây có giá trị này.
Bligh khởi hành với 1.000 cây sa kê, tuy nhiên đã có một cuộc nổi dậy vì Bligh tiết kiệm nước cho trái cây thay vì các thủy thủ. Vị trung úy này và những người trung thành với ông ta bị bỏ lại trên một chiếc thủng, nhưng Bligh đã chèo thuyền an toàn đến một hòn đảo hiếu khách của Hà Lan cách đó hàng ngàn dặm, trở về vương quốc Anh như một anh hùng và tiếp tục hoàn thành công việc bằng cách mang về 2.126 quả sa-kê trong chuyến hành trình thứ hai.
Bạn có thể đọc thêm:
Các bạn có thể chia sẻ cảm nhận của bạn về bài viết này để mình có thể tạo ra những bài viết tốt hơn trong tương lai.