Vòng đời sản phẩm được tính từ lúc bạn bắt đầu tiến hành xây dựng một sản phẩm mới cho tới khi nó bị thay thế khỏi thị trường bởi một sản phẩm khác vượt trội hơn. Việc hiểu rõ hơn về vòng đời của sản phẩm sẽ giúp bạn định vị sản phẩm tốt hơn dựa trên nhu cầu của thị trường mục tiêu.

Để đạt được năng suất tốt nhất trong canh tác, người nông dân sẽ cần hiểu từng giai đoạn phát triển của cây trồng – hay vòng sinh trưởng của nó – nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của cây (bón phân, tưới nước, trừ sâu…). Tương tự như thế, để xây dựng được một sản phẩm thành công bạn phải hiểu vòng đời của sản phẩm (Product Life Cycle – PLC) để đưa ra các chiến lược phù hợp.

Vòng đời sản phẩm (Product Life Cycle) là gì?

Vòng đời của sản phẩm, hiểu đơn giản là chu kỳ từ khi lên ý tưởng ban đầu cho tới khi sản phẩm bị đào thải khỏi thị trường. Chu kỳ này có độ dài – ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như đặc tính thị trường, đặc tính sản phẩm, khách hàng mục tiêu,…

Vòng đời của sản phẩm, hiểu đơn giản là chu kỳ từ khi lên ý tưởng ban đầu cho tới khi sản phẩm bị đào thải khỏi thị trường (Ảnh: Internet)
Vòng đời của sản phẩm, hiểu đơn giản là chu kỳ từ khi lên ý tưởng ban đầu cho tới khi sản phẩm bị đào thải khỏi thị trường (Ảnh: Internet)

Trong đó, giai đoạn đầu tiên tạm gọi là lên ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm, sau đó tới giai đoạn launching – tung sản phẩm ra thị trường. Sau khi đã thâm nhập và có thị phần nhất định, tiềm năng của sản phẩm sẽ quyết định nó giữ vị trí đó được bao lâu trước khi tiến tới hành trình cuối cùng, đó là bị khách hàng từ chối vì có lựa chọn khác tốt hơn.

Bất kể sản phẩm của bạn tốt tới đâu, việc bị đào thải vẫn là điều không thể tránh khỏi. Quá trình này không diễn ra một cách đột ngột mà nó sẽ tới khi nhu cầu của thị trường bị bão hòa, cuối cùng doanh số tụt giảm khiến doanh nghiệp buộc phải đưa ra quyết định cắt giảm.

4 giai đoạn của vòng đời sản phẩm

Giai đoạn 1: Phát triển sản phẩm mới (Market Introduction & Development)

Giai đoạn đầu tiên của một vòng đời sản phẩm là giai đoạn phát triển. Đây là quá trình doanh nghiệp nghiên cứu và đưa ra quyết định sẽ đưa ra sản phẩm như thế nào để xâm nhập vào thị trường mục tiêu. Trong đó, để một sản phẩm gây được tiếng vang, nó phải tạo ra hoặc đáp ứng một nhu cầu.

Quá trình này kéo dài bao lâu sẽ phụ thuộc vào mức độ phức tạp của sản phẩm, độ “mới” của sản phẩm, khả năng đáp ứng nhu cầu của sản phẩm với người tiêu dùng và khả năng cạnh tranh của nó với các sản phẩm có sẵn trên thị trường.

Giai đoạn 2: Phát triển thị trường (Market Growth)

Đặc điểm thông thường của một sản phẩm mới thành công là đường cong doanh số của nó tăng dần trong giai đoạn phát triển thị trường. Tại một số thời điểm trong sự gia tăng này, nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên rõ rệt và doanh số bán hàng tăng vọt. Đây chính là dấu mốc khởi đầu của giai đoạn 2 – giai đoạn tăng trưởng thị trường.

Thông thường với một sản phẩm mới thành công, đường cong doanh số của nó tăng dần trong giai đoạn phát triển thị trường (Ảnh: Internet)
Thông thường với một sản phẩm mới thành công, đường cong doanh số của nó tăng dần trong giai đoạn phát triển thị trường (Ảnh: Internet)

Do đó, ở giai đoạn 2, bạn cần tập trung vào chiến lược quảng cáo và tiếp thị tăng trưởng để giúp sản phẩm trở nên phổ biến, càng tiếp cận tới nhiều khách hàng càng tốt. Cuộc chiến tiếp theo để giành được sự chú ý của người tiêu dùng đặt ra cho bạn.

Giai đoạn 3: Thị trường chín muồi (Market Maturity)

Khi hầu hết các công ty tiêu dùng và các hộ gia đình hay những khách hàng triển vọng của bạn đã sở hữu sản phẩm thì nhu cầu hay sức mua của thị trường sẽ không còn cao như trước đây. Lúc này cuộc cạnh tranh về giá sẽ trở nên vô cùng gay gắt.

Bên cạnh đó, những chiến dịch tiếp thị, quảng cáo ngày càng chất lượng, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn cũng như các dịch vụ hậu mãi đua nhau thay đổi nhằm thu hút sự chú ý cũng như duy trì sự hiện diện của thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Giai đoạn 4: Thị trường thoái trào (Market Decline)

Khi sự nhộn nhịp của thị trường giảm dần cũng là lúc sản phẩm bước vào giai đoạn 4 – giai đoạn bão hòa. Lúc này, rất ít công ty có thể vượt qua được cuộc chạy đua để cạnh tranh khách hàng khi nhu cầu của người tiêu dùng giảm, tình trạng hàng hóa dư thừa phổ biến.

Một số doanh nghiệp vẫn lạc quan cho rằng họ, với những chiến lược sản phẩm và tiếp thị khôn ngoan của mình sẽ sống sót để trở thành người chiến thắng cuối cùng. Do đó, họ bắt đầu thực hiện các chiến dịch mạnh mẽ như gây sức ép về giá, đề xuất sáp nhập hoặc mua lại các công ty khác.

Áp dụng vòng đời sản phẩm trong chiến lược kinh doanh qua ví dụ thực tế từ Apple

iPhone – một sản phẩm đã quá quen thuộc với người tiêu dùng trên toàn thế giới là một ví dụ điển hình cho khái niệm “vòng đời sản phẩm”. Bởi lẽ từng giai đoạn của nó hiện hữu một cách vô cùng rõ ràng khi nhận được sự quan tâm của cả thế giới.

Trong khi đối thủ vẫn còn miệt mài trong việc phát triển những dòng điện thoại cổ điển với bàn phím thì Steve Jobs, CEO của Apple lúc bấy giờ đã kết hợp thành công cả 3 công nghệ trên một thiết bị, bao gồm máy nghe nhạc (iPod), điện thoại với chức năng nghe, gọi, nhắn tin và có khả năng truy cập internet tốt.

Trong khi đối thủ vẫn còn miệt mài phát triển những dòng điện thoại cổ điển thì Steve Jobs đã kết hợp thành công cả 3 công nghệ trên một thiết bị (Ảnh: Internet)
Trong khi đối thủ vẫn còn miệt mài phát triển những dòng điện thoại cổ điển thì Steve Jobs đã kết hợp thành công cả 3 công nghệ trên một thiết bị (Ảnh: Internet)

Chỉ trong vòng 4 năm sau khi ra mắt, iPhone từ một thiết bị mới chân ướt chân ráo bước vào thế giới của những ông lớn như Nokia, Samsung, Blackberry, Sony… đã ngay lập tức vượt mặt tất cả và chễm chệ ở vị trí số 1 thị trường với hơn 50% thị phần của ngành điện thoại trên toàn thế giới, một thành công vang dội và cực kỳ khó tin ở thời điểm bấy giờ.

Nhờ hệ sinh thái iOS độc quyền cùng thiết kế sang trọng và tinh tế bậc nhất, iPhone thoát ra khỏi định nghĩa của một chiếc điện thoại mà trở thành biểu tượng thời trang hay một món phụ kiện chứng tỏ đẳng cấp của chủ nhân, qua đó doanh số bán hàng cũng như thị phần của Apple tăng chóng mặt, có lúc đạt tới 75% thị phần ngành điện thoại trên toàn nước Mỹ.

Từng là thương hiệu đi đầu trong việc cải tiến, Apple đã sa đà vào việc “tạo vấn đề và bán giải pháp” nhằm gia tăng doanh số nhanh mà không còn quá mặn mà với việc phát triển sản phẩm.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Thị trường làm đẹp cho nam giới dự kiến đạt giá trị 30 tỷ USD vào năm 2030

Nếu như trước đây “làm đẹp” và “mỹ phẩm” là những từ khoá gắn liền với nữ giới thì đến thời điểm hiện tại, thị trường làm đẹp cho nam giới đang chứng kiến sự phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm 9,1% trong giai đoạn 2022-2030 và dự kiến đạt giá trị 30,8 ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận