Khái niệm phần mềm giả lập từ lâu đã không còn xa lạ với người dùng công nghệ nữa. Đồ họa, cấu hình, cách chơi cũng như nội dung của các game trên mobile càng ngày càng được nâng cấp, nên đôi khi việc chơi game trên điện thoại sẽ gây nên hiện tượng nóng máy, hỏng màn hình, thao tác khó khăn. Vì thế bài viết X phần mềm giả lập Android dưới đây sẽ giúp bạn hiểu và lựa chọn được giả lập dành cho mình.
Tìm hiểu về phần mềm giả lập Android
Phần mềm giả lập Android là gì?
Xét một cách dễ hiểu và đơn giản nhất thì giả lập Android là những phần mềm sẽ giúp người dùng trải nghiệm hay sử dụng hệ điều hành Android trực tiếp trên nền tảng máy tính.
Ai nên sử dụng phần mềm giả lập?
- Những lập trình viên, nhà phát triển muốn kiểm tra cũng như theo dõi ứng dụng của mình hoạt động có ổn định hay không.
- Những game thủ thích chơi các tựa game trên điện thoại bằng máy tính, việc chơi game như vậy cũng là một lợi thế hơn so với những ai chơi bằng điện thoại.
- Những ai muốn trải nghiệm cảm giác sử dụng điện thoại trên máy tính.
Ưu điểm của phần mềm giả lập:
- Cải thiện trải nghiệm game tốt hơn, độ họa và các hiệu ứng đi kèm của game cũng sẽ tốt hơn. Thao tác khi chơi game sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
- Dễ dàng mô phỏng các phiên bản hệ điều hành hay điện thoại đời cũ, giúp nhà phát triển biết được sản phẩm của mình có hoạt động tốt ở nhiều phiên bản hay không.
Nhược điểm của phần mềm giả lập:
- Đối với một số phần mềm sẽ yêu cầu cấu hình rất cao mới hoạt động được
- Ngốn tài nguyên máy cực kì nhiều, nếu máy tính của bạn không đủ mạnh thì khi sử dụng phần mềm giả lập sẽ dễ gặp tình trạng chậm, giật, lag.
1. Phần mềm giả lập Android BlueStacks
BlueStacks có thể xem như là cái tên nổi trội nhất, không chỉ vì độ hiệu quả của nó, mà còn bởi đây là một phần mềm hoàn toàn miễn phí. Phần mềm hoạt động tốt và ổn định trên cả Windows lẫn Mac Os, về cơ bản có thể xem BlueStacks là giả lập tốt nhất ở thời điểm hiện tại. Nó luôn được cài sẵn các phiên bản Android mới nhất, đi kèm là những ứng dụng cơ bản như CH Play.
Trải nghiệm trên phần mềm này cũng sẽ không khác gì mấy so với sử dụng một chiếc smartphone thật. Ở những phiên bản mới nhất của BlueStacks, nó sẽ cho phép người dùng chơi nhiều game khác nhau cùng một lúc, stream game trực tiếp lên các nền tảng khác nhau, cài game từ nhiều nguồn.
Bởi vì nhiều tính năng và độ ổn định mà nó mang lại, BlueStacks được xem như là một phần mềm giả lập nặng nhất, vì thế nếu cấu hình máy tính của bạn yếu thì nên suy nghĩ kĩ hơn trước khi tải.
Tải phần mềm giả lập BlueStacks tại đây
2. NoxPlayer
Cũng như nhiều phần mềm giả lập khác, NoxPlayer được thiết kế với mục đích dành cho game thủ. Một điểm đặc biệt trên phần mềm này là nó sẽ mô phỏng lại các thao tác cảm ứng trên điện thoại, để từ đó bạn có thể dùng chuột và bàn phím để thay thế. Ngoài ra, NoxPlayer còn cho phép người dùng quay màn hình khi đang chơi game, chụp ảnh màn hình, cài đặt ứng dụng khác nhau từ các nguồn bên ngoài.
Nhìn chung NoxPlayer cũng không có quá nhiều khác biệt so với BlueStacks, tất nhiên là nó vẫn miến phí.
Tải phần mềm giả lập NoxPlayer tại đây
3. KoPlayer
KoPlayer là một phần mềm giả lập mới được phát hành trên Windows, phần mềm có 2 chế độ hoạt động khác nhau: Speed (tốc độ) và Compatibility (tương thích). Chỉ tới đây thôi, chúng ta cũng đã thấy phần mềm rất hầm hố rồi phải không nào?
Nếu máy tính bạn đủ mạnh thì hãy sử dụng chế độ Speed để có thể tối ưu mọi trải nghiệm, nhưng nếu như cấu hình máy bạn khá thấp thì sử dụng chế độ còn lại để mượt mà hơn. Có thể nói rằng đối với KoPlayer thì cấu hình không còn là vấn đề. Một vấn đề rất dễ gặp phải là ở chế độ Compatibility, đôi khi bạn sẽ thấy tình trạng giật, lag, thậm chí còn là treo máy xảy ra.
Tải phần mềm giả lập KoPlayer tại đây
4. Phần mềm giả lập mất phí AMIDuOS
AMIDuOS là một phần mềm giả lập trả phí khá mới mẻ, phần mềm cho phép bạn dùng thử nhưng sau này sẽ phải trả phí để tiếp tục sử dụng. Qua nhiều bài thử nghiệm khác nhau, AMIDuOS cho khả năng hoạt động khá mượt mà, mọi tác vụ cũng như việc chơi game đều được thực hiện rất tốt. Mọi trải nghiệm cơ bản trên điện thoại, bạn đều có thể thực hiện với phần mềm này. Tuy không có nhiều tính năng đặc biệt chuyên sâu, nhưng AMIDuOS vẫn đáp ứng được hầu hết những người dùng phổ thông.
Tải ngay phần mềm giả lập AMIDuOS tại đây
5. Genymotion
Khác biệt với những phần mềm giả lập Android còn lại, Genymotion hướng tới những nhà phát triển phần mềm, những người muốn thử nghiệm độ ổn định của sản phẩm mình làm ra. Một tính năng hay của sản phẩm là bạn có thể giả lập những điện thoại khác nhau chạy các phiên bản hệ điều hành khác nhau.
Bởi vì phần mềm không hướng tới những game thủ cho nên quá trình cài đặt sẽ khá phức tạp. Mặc dù miễn phí nhưng Genymotion cũng có phiên bản trả phí với các tùy chọn chuyên sâu hơn.
Tải ngay phần mềm giả lập Genymotion tại đây
6. Droid4X
Droid4X có thể xem như là đối thủ trực tiếp của BlueStacks khi đây được đánh giá là phần mềm giả lập khá nhẹ và ổn định. Mặc dù nếu so độ phổ biến thì phần mềm giả lập này hoàn toàn không bằng so với BlueStacks, nhưng mà những gì nó mang lại sẽ hơn thế nhiều. Một số tính năng trên Droid4X có thể kể đến như là cài đặt ứng dụng bằng các file apk, quay lại màn hình khi chơi game, không có quảng cáo khi sử dụng phần mềm.
Tải ngay phần mềm giả lập Droid4X tại đây
7. Andy
Đây cũng là một phần giả lập miễn phí đáng để người dùng sử dụng. Bởi vì nó có rất nhiều tính năng độc đáo và thú vị như sử dụng điện thoại làm thiết bị chơi game cầm tay, bộ nhớ lưu trữ dữ liệu không bị giới hạn, chạy được nhiều ứng dụng khác nhau cùng một lúc mà vẫn cực kì ổn định. Nếu để điểm danh những phần mềm giả lập mô phỏng lại điện thoại một cách giống nhất thì cái tên Andy phải nằm trong số đó.
Tải phần mềm giả lập Andy tại đây
8. Phần mềm giả lập Remix OS Player
Mặc dù là một phần mềm giả lập có tiếng và được sử dụng rộng rãi, nhưng song song đó Remix OS Player vẫn có nhược điểm khá lớn là chỉ hỗ trợ những máy đang sử dụng chip AMD. Nhà phát triển của Remix đã đưa ra rất nhiều công cụ khác nhau để người dùng tha hồ cá nhân hóa cũng như tìm hiểu trình giả lập của mình. Phần mềm cũng hỗ trợ chạy đa nhiệm ứng dụng.
Tải phần mềm giả lập Remix OS Player tại đây
9. LDPlayer
LDPlayer cũng là một phần mềm giả lập Android khả nổi trội trong thời gian gần đây. Ổn định, nhanh, cài đặt sẵn nhiều ứng dụng tiện ích như Google Play Store là những gì mà bạn sẽ nhận được khi sử dụng phần mềm này. Cũng giống như Nox, Andy hay một số trình giả lập khác, LDPlayer có thể chạy đa nhiệm nhiều ứng dụng khác nhau mà không phải gặp vấn đề gì cả.
Tải phần mềm giả lập LDPlayer tại đây
10. Jar of Beans
Mặc dù chỉ là một trình giả lập hoàn toàn miễn phí nhưng Jar of Beans vẫn được giới chuyên môn đánh giá cực kì cao. Bởi vì khả năng xử lí những tựa game hay ứng dụng yêu cầu cấu hình với đồ họa cao cực kì nhẹ nhàng. Dù vậy thì giao diện ban đầu của Jar of Beans hơi khó khăn với người dùng, nhưng chỉ sau vài giờ làm quen thì bạn sẽ thích nó ngay thôi.
Tải phần mềm giả lập Jar of Beans tại đây
Nếu bạn đang sử dụng phần mềm giả lập Android nào tốt hãy chia sẻ bằng cách comment bên dưới để BlogAnChoi nghiên cứu và bổ sung thêm nhé.