Disney là một trong những thương hiệu nổi bật trong việc sử dụng chiến lược Nostalgia Marketing (tiếp thị hoài niệm) để hình thành những kết nối về mặt cảm xúc với khán giả. Cụ thể, hãng đã làm điều này thông qua việc tận dụng những kỷ niệm gắn liền với thời thơ ấu của khách hàng mục tiêu và thể hiện nó trong những bộ phim hoặc chương trình truyền hình của mình.
Bằng cách khơi gợi lại những bộ phim gốc mà khán giả đã từng gắn bó, Disney đã thu hút một lượng khán giả hoàn toàn mới bao gồm cả những người hâm mộ Star Wars lẫn những khán giả của “nhà Chuột”. Sức mạnh của sự hoài niệm đồng thời cũng đã góp phần tạo ra một kỷ nguyên mới cho cuộc nhượng quyền thương hiệu nổi tiếng này.
Khi khán giả cảm thấy hài lòng khi xem nội dung của một thương hiệu, họ sẽ có xu hướng tin tưởng và hình thành nên những kết nối sâu hơn về mặt cảm xúc với thương hiệu đó. Vì thế, các marketer nên tập hợp và lựa chọn những yếu tố thuộc ký ức của khách hàng và tận dụng nó trong chiến lược marketing của thương hiệu. Đồng thời, hãy có sự linh hoạt và khéo léo trong việc kết hợp giữa yếu tố của quá khứ với những đổi mới mang tính thời đại để thu hút khách hàng một cách hiệu quả hơn.
Một trong những lý do nổi bật giúp đế chế Disney có thể phát triển bền vững trong suốt một thế kỷ qua chính là khả năng tiếp cận và thu hút khách hàng thuộc mọi lứa tuổi với đa dạng đặc điểm về nhân khẩu học.
Đơn cử, nhằm mục đích thu hút đối tượng khán giả thuộc thế hệ Young Millennials và Gen Z, chiến dịch truyền thông cho bộ phim “Avatar: The Way Of Water” được ra mắt vào cuối năm 2022 của thương hiệu này được tập trung đẩy mạnh ở mọi hình thức từ online đến offline. Trong khi đó, chiến dịch marketing cho bộ phim hoạt hình Frozen lại có bước tiếp cận khác biệt hơn khi khai thác các sản phẩm đồ chơi và hàng tiêu dùng để thu hút nhóm khách hàng trẻ em và mang lại nguồn doanh thu “khủng” cho thương hiệu.
Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!