Phụ nữ có thai rất dễ bi chuột rút chân. Nguyên nhân có thể do sự thay đổi của các hormone, thiếu hụt magie và canxi trong máu, tích nước, mất cân bằng điện giải hoặc do thai nhi chèn ép dẫn đến tuần hoàn máu tới chân kém.
Bạn có thể bị chuột rút khi đang vận động hoặc tập luyện, đó là dấu hiệu của cơ thể rằng bạn tập luyện quá sức và các cơ bắp bị mệt mỏi hoặc tổn thương với cường độ tập luyện như vậy. Vận động quá sức cũng khiến mất nước và cân bằng điện giải là nguyên nhân dẫn đến chuột rút.
Cơ bắp được tạo ra để di chuyển, co bóp và nghỉ ngơi, vì vậy khi ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu sẽ gây ra mỏi cơ và dẫn đến chuột rút. Nếu bạn hay bị chuột rút ở chân khi đứng, hãy ngồi xuống trước khi cơ bắp của bạn cảm thấy quá mệt mỏi ngược lạ bị chuột rút do ngồi trong thời gian dài, hãy cố gắng dành ít nhất vài phút để đi lại.
Ở những người già, hệ thần kinh, các cơ bị lão hóa có thể là nguyên nhân chuột rút. Vì vậy bổ sung thêm canxi, magie, kali là rất cần thiết để khắc phục chuột rút thường xuyên và cho xương chắc khỏe.
Chuột rút thường xuyên có nguy hiểm không?
Nếu chuột rút ở chân xảy ra thường xuyên một cách tự phát không do tập thể dục, vận động hay các nguyên nhân kể trên thì có thể liên quan đến một số bệnh lí khác, điển hình là bệnh động mạch ngoại biên. Đây là bệnh lí do các mảng xơ vữa và huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu ngoại biên, thường là hệ mạch ở chi dưới và chi trên. Sự tắc nghẽn này làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu tới chân dẫn đến hệ cơ bị kích thích và xuất hiện chuột rút.
Ngoài ra, một số một bệnh lí khác như: suy giáp, đa xơ cứng hệ thống thần kinh, viêm xướng khớp,… cũng có thể gây ra chứng chuột rút chân thường xuyên.
Khi bị chuôt rút bạn có thể mát xa vùng chân và cơ bị chuột rút hoặc đi bộ một cách nhẹ nhàng, kéo căng cơ. Ngoài ra, có thể chườm đá hoặc chườm nước ấm hoặc tắm nước ấm để các cơ được thư giãn.
Để phòng ngừa chuột rút bạn nên:
Nếu thường xuyên bị chuột rút, đặc biệt vào ban đêm mà không do các nguyên nhân kể trên thì có thể là vấn đề về bệnh lí. Lúc này, hãy nói chuyện ngay với bác sĩ để có chẩn đoán chính xác và cách chữa trị hiệu quả nhất.
Một số bài viết liên quan cùng chuyên mục bạn có thể tham khảo:
Hi vọng bài viết trên đây có thể mang lại cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích cho sức khỏe của bản thân và gia đình. Đừng quên tiếp tục theo dõi và ủng hộ BlogAnChoi bạn nhé!