Trung thu đã tới gần và không phải chỉ Việt Nam chúng ta mới có ngày lễ này. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu người dân trên khắp thế giới mừng lễ Trung Thu như thế nào nhé!

Sponsor

1. Ăn táo

Ăn táo và dâng táo cho các vị thần là truyền thống của người Celtic (Ảnh: Internet)
Ăn táo và dâng táo cho các vị thần là truyền thống của người Celtic (Ảnh: Internet)

Trong thần thoại Celtic, ngày trung thu được gọi là Mabon – hay “vụ thu hoạch thứ hai”. Đây là thời điểm để tạ ơn mùa hè và bày tỏ lòng kính trọng đối với bóng tối sắp tới. Đây cũng là thời điểm chuẩn bị cho lễ Samhain (31 tháng 10 – 1 tháng 11), lễ hội lớn của người Celtic là khởi nguồn của lễ Halloween. Một số nghi lễ dành cho Mabon bao gồm xây bàn thờ với trái cây và rau quả thu hoạch được từ vụ mùa, thiền định về sự cân bằng, hái lượm và ăn táo, dâng táo cho nữ thần, chia sẻ thức ăn và đếm những lời chúc phúc mà một người nhận được từ những người chung quanh.

2. Thăm mộ tổ tiên

Đây là ngày đi thăm người thân tại Nhật Bản 0 cho dù người đó có còn sống hay không (Ảnh: Internet)
Đây là ngày đi thăm người thân tại Nhật Bản cho dù người đó có còn sống hay không (Ảnh: Internet)

Nhật Bản gọi ngày lễ này bằng từ “Ohigan” (đôi khi được đánh vần là O-higan). Niềm tin của Phật giáo Nhật Bản cho rằng vùng đất của thế giới bên kia nằm ở phía tây và vào ngày lễ trung thu, mặt trời lặn thẳng về phía tây nên ngày lễ này cũng tượng trưng cho sự chuyển đổi của trạng thái cuộc sống: tĩnh – động, sống – chết.

Vì vậy, ngày lễ Ohigan là thời điểm người Nhật hay đi viếng mộ tổ tiên. Người ta trang trí mộ và dâng hoa cho người thân đã qua đời. Đây cũng là thời gian để thiền định và đi thăm các thành viên khác trong gia đình.

3. Ăn bánh trung thu

Bánh trung thu là món nhất định phải có của người Việt trong ngày này (Ảnh: Internet)
Bánh trung thu là món nhất định phải có của người Việt trong ngày này (Ảnh: Internet)

Trung Quốc và Việt Nam tổ chức tết trung thu vào ngày trăng tròn của tháng tám âm lịch – đó là ngày gần với lễ thu phân nhất trong cả năm. Các phần quen thuộc của lễ kỷ niệm bao gồm ngắm trăng và ăn bánh trung thu. Ở Hàn Quốc cũng có một ngày lễ tương tự được gọi là “Chuseok”.

4. Ăn các loại hạt và một con ngỗng được vỗ béo

Bữa ăn truyền thống trong lễ Michaelmas của người Công giáo (Ảnh: Internet)
Bữa ăn truyền thống trong lễ Michaelmas của người Công giáo (Ảnh: Internet)

Michaelmas là ngày lễ mà người theo đạo công giáo tôn vinh tổng lãnh thiên thần Michael. Một số truyền thống khác cũng sử dụng ngày lễ này để kỷ niệm các tổng lãnh thiên thần khác như Gabriel, Uriel và Raphael – đó là lí do ngày này được gọi là Lễ các Thiên thần.

Người ta cho rằng bữa tiệc được tổ chức gần ngày thu phân (thường vào ngày 29 tháng 9 hàng năm) này là một phiên bản Cơ đốc giáo của các lễ kỷ niệm ngoại giáo trước đó. Ở Anh, đó là thời kỳ chuyển đổi, khi người hầu được trả lương sau vụ thu hoạch và người lao động tranh nhau tìm hợp đồng lao động mới trong các hội chợ việc.

Các truyền thống của ngày lễ này bao gồm hái lượm và ăn các loại hạt (bắt đầu vào ngày Holy Rood vào ngày 14 tháng 9) và ăn một con ngỗng được vỗ béo – ấy là nếu bạn có đủ khả năng chi trả cho món thực phẩm xa xỉ đó.

5. Ghé thăm Stonehenge

Cánh đồng đá Stonehenge (Ảnh: Internet)
Cánh đồng đá Stonehenge (Ảnh: Internet)

Người theo tôn giáo Druid và những người ngoại đạo thường tập trung tại Stonehenge để ngắm bình minh vào ngày thu phân – điều này cũng xảy ra vào cả vào mùa xuân, tức là ngày xuân phân.

Các ngày xuân phân, thu phân cũng như hạ chí, đông chí là những dịp hiếm hoi mà công chúng có thể đến gần và tiếp xúc trực tiếp với những viên đá linh thiêng này.

6. Xem bóng rắn xuất hiện ở ngôi đền Maya ở Chichen Itza

Kim tự tháp của người Maya tại thành phố cổ Chichen Itza (Ảnh: Internet)
Kim tự tháp của người Maya tại thành phố cổ Chichen Itza (Ảnh: Internet)

Theo truyền thuyết, Kukulcan – vị thần rắn quyền lực trong văn hóa dân gian cổ tại khu vực Trung Mỹ – sẽ đến thăm thành phố Chichen Itza của người Maya vào mỗi ngày xuân phân và thu phân.

Vậy nên vào cả ngày xuân phân và thu phân, đám đông sẽ tụ tập đến ngôi đền cổ tại thành phố Chichen Itza để xem một cái bóng giống như con rắn trượt xuống từ trên đỉnh kim tự tháp cùng tên với vị thần rắn ấy.

Sponsor

Bạn có thể đọc thêm:

Sponsor
Xem thêm

6 bộ phim ấn tượng nhất của Rowoon (SF9) mà bạn không thể bỏ qua

Rowoon (SF9) - tên thật là Kim Seok Woo - là một thần tượng K-pop đá chéo sân khá thành công trong sự nghiệp diễn xuất. Cùng BlogAnChoi điểm qua 6 bộ phim ấn tượng nhất của Rowoon (SF9) mà bạn không thể bỏ qua nào.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn ơi, bài này ok không?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 BÌNH LUẬN

  1. Mọi ý kiến đóng góp của các bạn đều rất quan trọng đối với mình, hãy để lại comment để mình có thể tiếp thu và cải thiện bài viết hơn nhé.

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(