Người ta thường hay gọi chung người làm nghề pha chế là Bartender, và nhiều người còn nhầm lẫn giữa Bartender và Barista.
Barista là những người pha chế thiên chủ yếu về pha chế cà phê, có kiến thức chuyên sâu về cà phê, việc của một Barista là làm thế nào để tạo nên một ly cafe ngon nhất, biết cách pha chế nhiều loại cà phê khác nhau và biết tạo hình nghệ thuật cũng như khiến cà phê lưu giữ được hương vị thật thơm ngon.
Bartender lại là những người pha chế chủ yếu các loại đồ uống có cồn như rượu, cocktail,… và các loại đồ uống không cồn như sinh tố, soda, đá xay,… Bartender phải tạo được những món đồ uống đẹp, hương vị ngon, thu hút. Những Bartender làm trong các quán bar, khách sạn, nhà hàng còn phải có kỹ thuật biểu diễn điêu luyện khi pha chế đồ uống.
Nghề pha chế không chỉ có mỗi làm Bartender hay Barista không thôi đâu, nghề pha chế còn nhiều công việc khác nhau cũng như yêu cầu những kỹ năng khác nhau nữa đấy. Và nghề pha chế cũng có một lộ trình thăng tiến vô cùng hấp dẫn trong vị trí làm việc cũng như thay đổi trong lương bổng.
Những công việc trong nghề pha chế cũng là một phần của lộ trình thăng tiến: từ phụ bar, nhân viên pha chế (Bartender/Barista), bar trưởng, giám sát bộ phận pha chế, quản lý bộ phận pha chế.
Những phụ bar là những nhân viên ở bên cạnh Bartender để hỗ trợ các công việc trong quầy bar. Đây là một vị trí khởi điểm khôn ngoan để tiếp cận và dấn thân vào nghề pha chế dễ dàng có được nhiều kinh nghiệm nhất từ việc quan sát và học hỏi từ các Bartender chuyên nghiệp.
Các công việc chính mà một phụ Bar có thể làm:
Với những người có ý định theo nghề pha chế thì đây là một bước đệm và là nền tảng vững chắc để dễ dàng và thuận tiện hơn khi trên chặng đường trở thành nhân viên pha chế chuyên nghiệp. Phụ Bar sẽ rèn được các kỹ năng về ghi nhớ, tính cẩn thận, thuộc nằm lòng quầy Bar và là cơ hội tuyệt vời để học hỏi các “bí quyết” của nhân viên pha chế chuyên nghiệp.
Sau hơn một năm giữ vị trí phụ Bar, khi tiến lên học để trở thành nhân viên pha chế dễ dàng hơn hẳn vì lúc này bạn đã quen với quầy Bar và trang bị được một số kỹ năng nền tảng.
Các công việc của nhân viên phế:
Rất nhiều người muốn trở thành một Barista hay một Bartender để tự tay làm nên, sáng tạo nên những món đồ uống thơm ngon, đẹp mắt, ngoài ra được trình diễn quá trình tạo ra một ly cocktail vô cùng điêu luyện nghệ thuật. Không chỉ đem lại thu nhập ổn định, đây là một ngành nghề hot được nhiều người lựa chọn trong những năm gần đây.
Sau khi trải qua nhiều năm kinh nghiệm, những người có đủ tố chất sẽ được cân nhắc lên làm Bar trưởng. Bar trưởng ở đây có nghĩa là người quản lý và điều hành quầy Bar để quầy Bar có thể hoạt động một các trơ tru và hiệu quả nhất.
Các công việc của một Bar trưởng:
Người làm ở chức vụ quản lý bộ phận pha chế phải có kinh nghiệm hơn năm năm ở bộ phận pha chế và từng làm ở bộ phận Bar trưởng.
Công việc của giám sát bộ phận pha chế:
Quản lý bộ phận pha chế là cấp bậc cao nhất khi “dấn thân” vào nghề pha chế. Lúc này, khi đã ở bộ phận quản lý bộ phần pha chế, bạn sẽ nhận được mức lương hấp dẫn và một công việc đáng mơ ước của bất cứ ai yêu thích và theo đuổi nghề pha chế này.
Các công việc của quản lý bộ phận pha chế thường làm là:
Pha chế luôn là một trong những ngành được quan tâm nhiều nhất và được nhiều bạn lựa chọn theo đuổi bởi nhu cầu của thị trường. Hàng loạt các nhà hàng, quán bar, khách sạn, quán cafe “mọc” lên thì nhu cầu về nhân viên làm trong ngành pha chế cũng càng nhiều.
Tùy theo vị trí công việc và nơi làm việc mà lương của người làm trong ngành pha chế cũng từ ổn định đến cao. Hoặc nhiều bạn trẻ vẫn chọn học pha chế để tự kinh doanh riêng cho mình là điều phổ biến hiện nay. Vì vậy chọn học ngành pha chế cũng không quá lo lắng vì tỷ lệ thất nghiệp thấp.
Nếu các bạn không thích gò bó trong sấp giấy tờ công sở mà yêu thích các loại nước uống mang hương vị riêng hay tạo ra những món thức uống của riêng mình thì đây là một lựa chọn thú vị và phù hợp. Tùy thuộc vào sở thích và đam mê của mỗi người mà đánh giá được nghề nghiệp có thực sự phù hợp và có tốt với họ hay không.
Chỉ cần bạn là người khéo léo một chút, có thể ghi nhớ, tinh thần học hỏi cao, tỉ mỉ và luôn cố gắng hết mình trong công việc là có thể phù hợp để theo ngành pha chế rồi. Miễn là cố gắng học hỏi thật nhiều, bạn sẽ dễ dàng thuần thục và làm tốt công việc pha chế.
Một trong những điều quan trọng nhất. Chắc chắn một nhân viên pha chế giỏi phải là một nhân viên chứa trong đầu hàng trăm công thức pha chế để sử dụng mà không nhầm lẫn. Các công thức pha chế đều cần sự ghi nhớ có tính chính xác cao để không gây ra những “nhầm lẫn tai hại” làm hỏng món thức uống ngon lành phục vụ khách hàng.
Tất nhiên kỹ năng này là một kỹ năng có thể rèn luyện. Chỉ cần chú tâm học hỏi và thực hành thật nhiều thì tự nhiên bạn sẽ thuộc “nằm lòng”. Ghi nhớ giúp tạo ra sự khác biệt dẫn đến một nhân viên pha chế chuyên nghiệp và là bước đệm vững chắc cho thăng tiến đấy.
Đa số các công thức, kỹ năng pha chế được dạy ở các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề pha chế cũng sẽ “đổ sông đổ bể” nếu bạn chỉ học rồi để mớ kiến thức pha chế ở đó hoặc chỉ dừng lại ở những kiến thức đó mà thôi.
Vì thời gian đào tạo trung bình cho các khóa học pha chế không quá dài, nên việc tự học, tự rèn luyện, cập nhật xu hướng đồ uống và luôn tìm tòi, khám phá, sáng tạo ra những món đồ uống mới là vô cùng quan trọng.
Làm nghề pha chế đặc biệt yêu cầu sự tỉ mỉ và cẩn thận, vì bạn sẽ tiếp xúc nhiều với các loại ly tách dễ vỡ cũng như khi pha chế các món đồ uống. Hãy luôn rèn luyện cho mình tính cẩn thận, tỉ mỉ để hoàn thành công việc một cách khéo léo nhịp nhàng nhất. Nếu không rèn được sự tỉ mỉ cẩn thận này, rất khó để có thể trở thành một pha chế giỏi.
Không chỉ pha chế ngon, nếu muốn làm việc ở các quầy bar của các quán bar, nhà hàng, khách sạn, kỹ năng biểu diễn khi pha chế là vô cùng quan trọng. việc này liên quan trực tiếp đến mức lương của bạn trong ngành pha chế. Càng có kỹ năng biểu diễn và tay nghề giỏi, bạn càng được các chủ nhà hàng, quán bar, khách sạn săn đón với mức lương cao hơn.
Kỹ năng biểu diễn không phải dễ dàng mà đạt được, kỹ năng này yêu cầu bạn phải tham gia các khóa học, tập luyện thường xuyên, chăm chỉ để không ngừng nâng cao trình độ cũng như kết hợp với tính tỉ mỉ, khéo léo và tinh thần tự học hỏi cao.
Cho dù làm nghề pha chế để phục vụ cho đam mê của mình, nhưng bạn không mở quán riêng mà phục vụ cho các nhà hàng, quán bar, khách sạn, quán cafe thì điều những nơi này hướng đến cuối cùng cũng là mục đích làm hài lòng khách hàng và thu về lợi nhuận. Vì vậy kỹ năng phục vụ, giao tiếp khách hàng, thấu hiểu nhu cầu khách hàng là vô cùng quan trọng.
Việc nâng cao kỹ năng phục vụ và giao tiếp khách hàng cũng là một cách để người làm pha chế có những cơ hội được cân nhắc lên những vị trí cao hơn phía trên như Bar trưởng hay giám sát, quản lý quầy bar đấy.
Theo nghề pha chế có rất nhiều ưu điểm, đặc biệt là nếu có đam mê và nhiệt huyết với nghề, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến lên những chức vụ cao với mức lương ổn định.
Tuy nhiên, có một số bất lợi khi theo nghề pha chế có thể kể đến môi trường làm việc nhiều áp lực, phải làm việc khuya, thâu đêm ở một số nơi, có thể bị truy cứu trách nhiệm nếu phục vụ rượu cho khách hàng dưới tuổi.
Nhờ internet và sự xuất hiện ngày càng nhiều của các trang web hỗ trợ tìm việc, các trang web tìm việc có vai trò như một cầu nối giữa người tìm việc với các nhà tuyển dụng, do đó cung cấp thông tin đầy đủ, nhiều cơ hội việc làm.
Một số trang web tìm việc làm uy tín hàng đầu Việt Nam như: Vietnamworks, carreerbuilder.
Tuy nhiên, trước khi apply bất cứ một công việc hoặc thống tin tuyển dụng nào trên web tìm việc cũng cần cân nhắc kỹ, kiểm tra thông tin chính xác, đảm bảo địa điểm làm việc có thực và uy tín để tránh bị lừa.
Tương tự các website tìm việc làm, mạng xã hội như đặc biệt là Facebook có các hội nhóm cũng như fanpage tìm việc làm cho nghề pha chế rất nhiều. Tuy nhiên, hãy đặc biệt cân nhắc, kiểm tra kỹ thông tin nhà tuyển dụng trước khi ứng tuyển để tránh cách rủi ro lừa đảo nha.
Đừng ngại mở lời hỏi thăm bạn bè, người thân vì biết đâu học sẽ biết được những địa điểm làm việc tốt. Tận dụng mạng lưới quan hệ là một trong những cách tìm việc làm đôi khi khá hữu ích.
Nếu bạn đang đắn đo không biết thu nhập cho nghề pha chế là bao nhiêu thì dưới đây là một số thông tin về lương nghề pha chế có thể là một ước lượng để bạn dễ dàng tham khảo.
Như nhiều nghề nghiệp khác, pha chế có lộ trình thăng tiến chính vì vậy mà có mức lương cụ thể cũng phụ thuộc nhiều vào vị trí làm việc, địa điểm là việc. Một số mức lương trung bình theo vị trí làm việc như sau:
Trên đây là toàn bộ những thông tin mà BlogAnChoi thu thập được, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc quyết định trở thành một nhân viên pha chế, theo đuổi đam mê sáng tạo và tạo ra nhiều món đồ uống thơm ngon, hấp dẫn.
Một số bài viết khác có thể bạn cũng quan tâm:
Đừng quên theo dõi chuyên mục Mua sắm & Dịch vụ để theo dõi những bài viết hay và mới nhất nhé!