Hàng năm, vào ngày 1 tháng 4, khi những người thích đùa bày ra những lời nói dối và trò chơi khăm hay nhất của họ. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi: Truyền thống kỳ lạ này bắt đầu như thế nào chưa? Cùng BlogAnChoi tìm hiểu nguồn gốc của ngày Cá tháng Tư nào.
Một số người cho rằng nguồn gốc của ngày Cá tháng Tư là do Noah thả chim bồ câu đi trước khi trận lụt kết thúc hoặc lễ hội Saturnalia của người La Mã, nhưng chưa có ai dám khẳng định về những điều này cả.
Vào năm 1983, một phóng viên đã phỏng vấn một giáo sư tại Đại học Boston về lịch sử của ngày Cá tháng Tư. Giáo sư ban đầu nói rằng ông không biết gì cả, nhưng – sau khi phóng viên tìm kiếm thông tin – ông đã kể một câu chuyện về Hoàng đế La Mã Constantine và những gã hề trong triều đình của ông.
Theo giáo sư, những kẻ pha trò trong triều đình Constantine nói rằng họ sẽ tạo ra những người cai trị giỏi hơn ông, và thay vì ngay lập tức cho sư tử ăn thịt bọn họ, Constantine đã cho phép những kẻ pha trò của mình cai trị trong một ngày.
Kẻ đứng đầu những tên hề, một người nào đó tên là Kugel, đã đưa ra một tuyên bố rằng “chỉ những điều vô lý mới được phép vào ngày đó” và ngày Cá tháng Tư đã ra đời.
Bí ẩn đã được giải quyết, phải không? Sai rồi. Không may cho người phóng viên rằng hóa ra giáo sư cũng chỉ đang nói dối mà thôi. Hơn hai tuần sau khi bài báo xuất hiện, vị giáo sư thừa nhận ông đã phát minh ra Kugel: “Tôi bịa ra câu chuyện vì nó phù hợp với ngày Cá tháng Tư, và tôi không biết nguồn gốc thật sự của ngày này.”
Giả thuyết phổ biến nhất của ngày này liên quan đến lịch. Trong đó phiên bản phổ biến nhất diễn ra ở Pháp vào thế kỷ 16. Vào những năm 1560, Charles IX đã ban hành một sắc lệnh, cùng với nhiều sắc lệnh khác, ấn định năm mới vào ngày đầu tiên của tháng Giêng.
Theo những người ủng hộ việc đổi lịch, năm mới cũ được tổ chức vào ngày 25 tháng 3 với bữa tiệc kéo dài một tuần kết thúc vào ngày 1 tháng 4. Một số người không theo kịp sự thay đổi ngày này và do đó đã tổ chức lễ kỷ niệm kéo dài một tuần của họ vào cuối tháng Ba – đó là khởi điểm của ngày Cá tháng Tư.
Tuy nhiên, có một số vấn đề với giả thuyết này. Sắc lệnh là có thật và thực sự đã dời ngày đầu năm mới sang ngày 1 tháng 1. Nhưng trong một đoạn viết cho Thư viện Quốc hội, Stephen Winick chỉ ra rằng những người đề xướng không đưa ra bằng chứng về bữa tiệc kéo dài một tuần quan trọng đó hoặc sự nhầm lẫn này đã thực sự xảy ra. Tệ hơn nữa, Tết cổ truyền của Pháp không diễn ra vào ngày 25 tháng 3.
Không có một năm mới chung nào ở Pháp – các vùng khác nhau sẽ kỷ niệm những ngày khác nhau – nhưng năm mới thông thường là lễ Phục sinh. Theo nhà sử học thế kỷ 19 Sir Francis Palgrave, đây là một vấn đề trong nghiên cứu lịch sử, vì một số năm ở Pháp có thể có hai tháng Tư.
Câu chuyện khác cho rằng ngày này bắt nguồn từ khi vương quốc Anh (và các thuộc địa của nước này) chuyển từ lịch Julian sang lịch Gregorian vào năm 1752 – cũng đi kèm với việc chuyển năm mới từ tháng 3 sang tháng 1 – nhưng ngày Cá tháng Tư đã được biết đến trước thời điểm đó rồi.
Ngày nay, người ta thường đồng ý rằng Cá tháng Tư có nguồn gốc từ Pháp. Và có thể đến từ thuật ngữ “poisson d’avril” – ban đầu thuật ngữ này không có nghĩa là “Cá tháng Tư”. Theo Oxford Companion to the Year, cả hai nghĩa của cụm từ này đều đến từ tiếng Pháp thông qua tiếng Hà Lan: một là makreel – nghĩa là “cá thu” (cá), và nghĩa còn lại là makelaar – nghĩa là “người môi giới”. Một tên gọi khác của cá thu là poisson d’avril, bởi vì nó là “một loài cá dễ bị bắt trong các bãi cạn lớn, vào thời điểm này trong năm.”
Nhiều năm trôi qua, poisson d’avril có nghĩa là người làm trung gian cho việc mai mối (có thể để tránh xa ý nghĩa khó chịu hơn của maquereau – ma cô. Sau đó, theo giả thuyết, mọi người bắt đầu chơi khăm những người đi đường này hoặc bắt họ thực hiện những nhiệm vụ ngày càng lố bịch nhân danh tình yêu.
Theo Bảo tàng Trò lừa bịp, tài liệu tham khảo rõ ràng đầu tiên về ngày Cá tháng Tư là từ một câu chuyện Flemish năm 1561 về một nhà quý tộc sai một người hầu đi làm những công việc lặt vặt lố bịch để chuẩn bị cho một bữa tiệc cưới. Thậm chí ngày nay, nhiều người nói tiếng Flemish gọi ngày 1 tháng 4 là “verzenderkesdag” – Bảo tàng Trò lừa bịp dịch là “ngày làm việc vặt”.
Đáng buồn thay, giống như tất cả những giả thuyết khác, không có bất cứ một nguồn tin xác thực nào để chúng ta có thể khẳng địng nguồn gốc của ngày lễ kì lạ và vui nhộn này cả.
Bạn có thể đọc thêm:
Các bạn có nhận xét gì về bài viết này không? Mình rất mong muốn được nghe từ các bạn.