Nhắc đến Tết Trung thu, ngoài việc được ngắm nhìn những chiếc đèn lồng lung linh thì đây cũng là dịp để gia đình, người thân quây quần bên mâm bánh Trung thu. Tuy nhiều nước Châu Á đón mùa lễ này vào cùng ngày 15/8 âm lịch nhưng mỗi quốc gia  lại có một loại bánh mang màu sắc và hình dáng độc đáo khác nhau.

1. Việt Nam – Bánh dẻo và bánh nướng

Nhắc đến Tết Trung thu của người Việt, phải kể đến hai loại bánh truyền thống lâu đời của nhân dân ta từ bao đời nay đó là bánh dẻo và bánh nướng. Sở dĩ bánh Trung thu hình tròn là bởi nó mang một ý nghĩa sâu sắc, tượng trưng cho sự đoàn viên, viên mãn, hạnh phúc vẹn đầy. Trước đây, hương vị bánh thập cẩm truyền thống với nhân làm bằng hạt sen, đậu xanh, thịt mỡ, lạp xưởng, vừng thơm ngon nhắc nhớ người ta về ngày đoàn viên nhân dịp trăng rằm là thức quà được khá nhiều người yêu thích. Theo thời gian dần trôi, đã có nhiều biến tấu khiến cho món bánh Trung thu Việt trở nên đa dạng và đẹp mắt hơn như bánh nhân trà xanh, bánh rau câu, bánh trang trí bằng fondant,…

Bánh Trung Thu
Ảnh: Internet
Bánh Trung Thu
Ảnh: Internet

2. Singapore – Bánh dẻo nhân sầu riêng

Bánh dẻo nhân sầu riêng là loại bánh Trung thu đặc trưng của Singapore được biến tấu từ bánh da tuyết của Trung Quốc. Da tuyết là loại bánh có vỏ giống bánh dẻo Việt Nam nhưng mỏng hơn, được làm từ bột gạo, bột nếp, bột mì và được giữ lạnh sau khi làm cũng như ăn trong điều kiện bánh lạnh. Điều đặc biệt của loại bánh này chính là sự đa dạng về màu sắc vỏ bánh như trắng, hồng, vàng hay xanh. Người Singapore rất ưa chuộng mùi vị của sầu riêng nên bánh Trung thu dẻo loại nhân này luôn được xem là lựa chọn hàng đầu trong ngày lễ rằm tháng 8.

Bánh Trung Thu
Ảnh: Internet
Bánh Trung Thu
Ảnh: Internet

3. Nhật Bản – Bánh Tsukimi Dango

Bánh Trung thu ở Nhật Bản là Tsukimi Dango (thường gọi là Dango) – loại bánh bao được làm từ bột gạo, vừa có độ cứng, vừa dai và dẻo dẻo. Loại bánh này có hình dáng khá giống với bánh trôi của Việt Nam cũng như khá giống bánh gạo mochi. Bánh Tsukimi Dango được bày theo hình tam giác trên một chiếc kệ gỗ, bên cạnh là bình cỏ susuki và cũng có thể có thêm một số loại hoa quả để dâng cúng tổ tiên, thần linh cầu mong mùa lúa mới được bội thu. Sau đó bánh được đem nướng hơi giòn, phết đường mật lên ăn kèm cùng bột đậu nành hay đậu đỏ và nhâm nhi với một chén trà.

Bánh Trung Thu
Ảnh: Internet
Bánh Trung Thu
Ảnh: Internet

4. Hàn Quốc – Songpyeon

Songpyeon là một loại bánh gạo Hàn Quốc được làm từ bột gạo nhào với nước ấm và có nhân đậu xanh, hạt mè, hạt dẻ và các nguyên liệu khác, được nặn thành hình bán nguyệt rồi đem hấp. Songpyeon được dùng cho ngày Tết Chuseok (Tết Trung thu hay lễ Tạ ơn) – ngày lễ lớn nhất ở Hàn Quốc. Vào ngày này, người ta sẽ ăn bánh Songpyeon như một niềm tin vào sự may mắn, sinh sôi nảy nở. Ngoài màu trắng truyền thống, bánh còn được biến tấu với nhiều màu sắc đẹp mắt: màu hồng từ quả dâu, xanh đậm từ ngải cứu, vàng từ bí đỏ,…

Bánh Trung Thu
Ảnh: Internet
Bánh Trung Thu
Ảnh: Internet

5. Philippines – Hopia

Bánh nướng của Philippines không có hình dáng bắt mắt như các loại bánh Trung thu khác nhưng lại hấp dẫn ở phần vỏ bánh xếp lớp giòn giòn và nhân bánh đa dạng như đậu đỏ, đậu xanh, thịt lợn, khoai lang tím,… Hopia có nghĩa là bánh nướng ngon, tùy theo nhân khác nhau mà hopia được gọi theo các tên như hopia mungo (bánh nướng đậu xanh), hopia baboy (bánh nướng thịt heo), hopia ube (bánh nướng khoai lang tím), hopia Hapon (Bánh nướng Nhật Bản),… Người ta có thể tự làm bánh thủ công tại nhà nếu có lò nướng. Khi bẻ đôi bánh, lớp bột bánh mỏng, để lộ phần nhân khá hấp dẫn.

Bánh Trung Thu
Ảnh: Internet
Bánh Trung Thu
Ảnh: Internet
Xem thêm

Đặc sản nổi tiếng mà bạn nhất định phải thử một lần khi về Tây Nguyên

Bạn về Tây Nguyên lần nào chưa? Bạn đã thử qua bao nhiêu món ăn đặc sản của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên? Hãy cùng bloganchoi.com điểm qua các món đặc sản nhất nhì của vùng núi đất đỏ bazan này nhé!
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận