Đối với những ai chưa biết, Danmuji thường được cắt sợi dùng làm cơm cuộn kimbap và được xem là một món ăn kèm không thể thiếu trong các bữa ăn ở Hàn. Một trong những sự kết hợp nổi tiếng của củ cải vàng là với món mì tương đen được rất nhiều người yêu thích.
Bước 1: Chọn những củ cải trắng tươi, vỏ nhẵn, cầm nặng, dáng củ thon dần về phía phần đuôi. Sau khi mua về, bạn bỏ cuống, lá và rễ củ cải, rửa bằng nước sạch rồi gọt vỏ và rửa lại một lần nữa.
Thái củ cải thành khoanh tròn hoặc thanh dài dày khoảng 0.5 cm tùy ý thích.
Bước 2: Cho tất cả các loại gia vị đã chuẩn bị vào một cái nồi lớn, bao gồm: giấm gạo, nước sạch, đường, muối, bột nghệ, hạt tiêu và lá nguyệt quế tây. Khuấy đều để hỗn hợp gia vị hòa tan với nhau.
Bắc nồi lên bếp đun sôi lên, vừa đun vừa khuấy cho đường tan hoàn toàn. Tắt bếp rồi để nước giấm thật nguội.
Bước 3: Cho củ cải vào hộp nhựa hoặc hũ thủy tinh khô sạch. Chế nước giấm đã nguội vào cho ngập củ cải rồi đậy nắp kín, để ở ngoài từ 1 2 ngày rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 ngày là có thể ăn được.
Một số lưu ý để làm món củ cải muối vàng thành công:
Củ cải vàng Hàn Quốc đúng chuẩn phải tươi và giòn, có độ chua ngọt vừa phải và có màu vàng đẹp mắt. Danmuji có thể được bảo quản qua nhiều tháng liền, mặc dù củ cải sẽ dần mềm đi và giảm chất lượng theo thời gian. Hãy đảm bảo rằng củ cải muối của bạn được đặt trong hộp thủy tinh kín đáo.
Các món ngon từ củ sen rất được yêu chuộng bởi chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Củ sen là một trong những bài thuốc dân gian giúp an thần, bổ thận, giải nhiệt… Ngoài các món canh hầm, chè từ củ sen, bạn có thể biến tấu với hướng dẫn làm dưa chua củ sen ngay dưới đây. Vị giòn giòn của củ sen và các loại củ quả khác kết hợp với chút chua, cay sẽ khiến bạn thích ngay món ăn này từ lần đầu tiên thưởng thức.
Bước 1: Củ sen và cà rốt rửa qua 1 lần nước rồi đem cả hai gọt vỏ, cắt lát mỏng có độ dày khoảng 1/3 đốt ngón tay.
Tiếp đến, hòa vào 1 lít nước vo gạo nước cốt của 1 trái tắc (hoặc chanh), cho củ sen và cà rốt đã cắt mỏng vào ngâm khoảng 30 phút. Sau đó vớt ra, rửa lại với nước sạch và lấy ra rổ để ráo nước.
Đối với tỏi bạn bóc vỏ, gừng thì cạo sạch vỏ. Tiếp đến, đem tỏi, gừng và ớt rửa sạch. Tỏi thì cắt lát mỏng, gừng cắt lát dày, ớt để nguyên trái.
Bước 2: Chuẩn bị hũ thủy tinh khô, sạch rồi xếp củ sen, cà rốt, ớt, tỏi, gừng đã sơ chế vào.
Hòa tan 500ml nước đun sôi để nguội cùng với 15gr muối, 20ml giấm trắng, 20gr đường, tiếp đến rót hỗn hợp này vào hũ củ sen và cà rốt sao cho nước ngập hết nguyên liệu.
Đậy kín nắp hũ, để nơi thoáng mát khoảng 2 ngày là có thể sử dụng, nếu ăn 1 lần không hết bạn có thể cất ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
Bước 3: Củ sen ngâm chua ngọt có màu sắc khá bắt mắt nhờ sự đối lập giữa màu cam cà rốt và màu trắng của củ sen. Khi ăn vào bạn sẽ cảm nhận được vị chua nhẹ thơm lừng, giòn giòn rất ngon.
Dùng kèm củ sen ngâm chua ngọt với các món thịt nướng, thịt luộc,… vừa chống ngán, vừa tăng hương vị cho bữa ăn thêm ngon
Cách chọn mua củ sen tươi ngon:
Kim chi là món ăn kèm nổi tiếng của người Hàn Quốc. Tuy nhiên, món ăn kèm này đã nhanh chóng được nền ẩm thực Việt Nam đón nhận và ngày càng phổ biến khắp nơi. Vậy bạn đã biết cách làm kim chi cải thảo Hàn Quốc sao cho chuẩn vị nhất chưa? Cùng vào bếp để làm món ăn vạn người mê này nhé!
Bước 1: Sơ chế cải thảo
Lưu ý: Bạn không nên xát muối quá mạnh tay để tránh lá cải thảo bị rách. Bên cạnh đó, để cải ngấm đều muối, cứ mỗi 30 phút khi ướp, bạn trở mặt cải thảo 1 lần.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Bước 3: Làm sốt muối kim chi
Bước 4: Muối kim chi
Quả sung được biết đến là một loại trái giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Loại trái này sau khi chế biến thành muối sung thường được ăn kèm với thịt, tôm, cá… để tăng thêm hương vị và giảm cảm giác ngán ngấy. Muối sung có hương vị đặc biệt, vừa chua vừa giòn và có một chút chát, đặc biệt dễ ăn.
Đối với những người yêu thích ẩm thực, đĩa sung muối là một phần không thể thiếu. Ngoài việc làm tăng thêm hương vị cho các món ăn khác, sung còn cung cấp nhiều dưỡng chất quý giá, giúp cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe như táo bón, tim mạch, huyết áp.
Cách làm muối sung tại nhà không chỉ đơn giản mà còn tiết kiệm, bảo quản được lâu mà không gây hại cho dạ dày như các loại muối chua khác. Đồng thời, về hương vị, sung muối không hề thua kém bất kỳ món muối nào. Hãy thêm ngay món ăn hấp dẫn này vào thực đơn gia đình bạn nhé!
Bước 1: Sơ chế sung
Bước 2: Bóc tỏi, một phần băm nhỏ, một phần cắt lát. Rửa sạch ớt trái và cắt nhỏ hoặc sàng bằng rổ để loại bỏ hạt.
Bước 3: Ở công đoạn tiếp theo trong cách muối sung này, bạn bắc nồi đun sôi 1 lít nước. Thêm vào đó 40g muối, 5g đường và khuấy đều để hòa tan. Tắt bếp, để phần nước này thật nguội mới thêm riềng, tỏi, ớt băm nhỏ vào.
Bước 4: Chuẩn bị một hũ hoặc hộp thủy tinh thật sạch, xếp riềng, tỏi, ớt đã xắt lát, thái chỉ vào xen kẽ với sung rồi đổ nước muối đường đã để nguội vào. Nên sử dụng một chiếc đĩa nhỏ đặt lên trên cùng để nén sung, giúp cho sung luôn được ngập trong nước và thấm đều vị hơn.
Sau khoảng 2, 3 ngày là bạn đã có thể thưởng thức món sung muối chua cay ngọt, vàng giòn hấp dẫn mà không hề bị chát hay bị thâm.
Món ăn đặc trưng của người Việt thì có rất nhiều nhưng không ai là không biết đến món dưa leo muối bởi nó có hương vị chua ngọt đặc trưng, ăn kèm với các món chiên, kho mặn thì không còn gì tuyệt vời hơn.
Dưa chuột phải được chọn những quả tươi vừa mới hái, đặc ruột, còn non, vỏ mỏng. Dưa chuột nên được ngâm trong nước lạnh từ 2-6h, thay nước thường xuyên để giữa mát, hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh (cho thêm vào viên đá vào chậu ngâm dưa chuột)
Nguyên liệu thêm vào để tăng hương thơm cho món dưa chuột cũng cần lưu ý: không cho quá nhiều tỏi dưa chuột sẽ bị mềm. Nhưng cho thêm vài nụ đinh hương, hạt tiêu, lá nho đen và lá nguyệt quế, sẽ tạo nên hương thơm đặc biệt cho món dưa chuột muối chuẩn hương vị Nga.
Chuẩn bị: bình thủy tinh 1 lít, rửa sạch, tráng nước nóng, để khô. Và nguyên liệu tương ứng
Bước 1: Dưa leo đem rửa qua nhiều nước cho sạch, sau đó đem ra ngoài trời phơi ngoài trời khoảng 2-3 giờ.
Bước 2: Tỏi bóc vỏ, để nguyên cả nhánh hay cắt thành lát mỏng đều được. Với ớt hiểm, bạn cắt bỏ phần cuống xanh sau khi rửa sạch. Nếu thích ăn cay, bạn có thể cắt ớt hiểm làm đôi. Nếu không, để nguyên cả quả.
Bước 3: Bắc nồi lên bếp, đổ vào nồi nước lọc cộng thêm nước vo gạo, tiếp đến cho muối và đường vào. Bật bếp vừa đun vừa khuấy đều tay để muối và đường tan hết khi thấy nước sôi thì tắt bếp. Để nước nguội hẳn rồi mới muối dưa.
Bước 4: Xếp dưa leo vào hũ thủy tinh, sau đó đổ nước muối đường đã để nguội lên. Dùng chiếc chén nhỏ nén xuống hoặc túi nilon nước lên trên để dưa không bị nổi lên và đậy nắp lại. Để ở chỗ râm mát trong thời gian khoảng 3 ngày thì dưa sẽ chua.
Sau 3 ngày bạn mở lọ dưa muối ra và lấy dưa ra ăn bạn sẽ thấy mùi thơm nhẹ, vị giòn ngọt.
Trong trường hợp món dưa leo muối của bạn để lâu quá thì khi ăn để bớt chua bạn nên lấy ra rửa sơ với nước sạch, cắt lát mỏng trộn thêm chút tỏi, ớt, đường, nước mắm rồi thưởng thức đảm bảo nồi cơm nhà bạn sẽ hết veo chỉ trong “tích tắc”.
Một số thông tin khác:
Hãy để lại ý kiến của bạn dưới phần bình luận nha!