Bức tượng Pietà của Michelangelo được tạo ra vào năm 1499 là một sự miêu tả tao nhã về Đức Mẹ Đồng Trinh Maria và Chúa Jesus Christ. Tuy đã trôi qua nửa thiên niên kỉ nhưng kiệt tác điêu khắc Pietà này vẫn còn rất nhiều bí mật chờ được khám phá. hãy cùng BlogAnChoi điểm qua- 15 điều có lẽ bạn chưa từng biết về bức tượng hàng trăm năm tuổi này nhé.
- 8. Những nếp áo choàng của Maria che giấu một sự thỏa hiệp đầy sáng tạo
- 9. Pietà bị tấn công dã man
- 10. Việc phá hủy bức tượng không bị coi là phạm tội hình sự
- 11. Việc phục hồi bức tượng là một vấn đề gây tranh luận
- 12. Việc khôi phục mất tới 10 tháng
- 13. Đây không phải là lần đầu tiên Pietà đứng sau lớp kính chống đạn
- 14. Cuộc tấn công Pietà giúp mọi người tìm ra nhiều bí mật của bức tượng
- 15. Mô hình ban đầu của Pietà
8. Những nếp áo choàng của Maria che giấu một sự thỏa hiệp đầy sáng tạo
Nếu quan sát kỹ, bạn có thể thấy rằng phần đầu của Maria hơi nhỏ so với tỉ lệ cơ thể Khi thiết kế, Michelangelo không thể sử dụng các tỷ lệ thực tế và để bà bồng con mình – một người đàn ông đã trưởng thành – như ông hình dung. Vì vậy, ông phải làm cho cô ấy – giá đỡ của bức tượng – trở nên to lớn hơn. Để giảm bớt sự không phối hợp trong tổng thể bức tượng, Michelangelo đã chạm khắc những tấm vải xếp nếp nhẹ nhàng, ngụy trang cho phần thân thực sự của Maria.
9. Pietà bị tấn công dã man
Michelangelo có thói quen quát mắng các tác phẩm điêu khắc của mình, thậm chí thỉnh thoảng ông còn dùng các dụng cụ chạm khắc tấn công chúng. Nhưng một nhà địa chất thất nghiệp tên Laszlo Toth đến từ Hungary đã gây ra vụ tai tiếng này vào Chủ nhật Lễ Ngũ tuần năm 1972 bằng cách nhảy qua lan can tại vương cung thánh đường Thánh Peter để tấn công Pietà bằng búa. Laszlo Toth đã đánh gãy cánh tay trái của Maria, làm gãy chóp mũi, làm hỏng má và mắt trái của bà.
10. Việc phá hủy bức tượng không bị coi là phạm tội hình sự
Các nhà chức trách đã quyết định không truy tố hình sự Toth vì đã phá hủy tác phẩm nghệ thuật vô giá này. Tuy nhiên, một tòa án ở Rome coi anh ta là “một người nguy hiểm cho xã hội” và đưa người đàn ông này vào cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần trong hai năm. Sau khi được thả, Toth bị trục xuất ra khỏi lãng thổ Ý.
11. Việc phục hồi bức tượng là một vấn đề gây tranh luận
Khi một tác phẩm nghệ thuật bị hư hỏng theo cách này, các nhà chức trách đã tranh luận xem nên để nguyên nó như vậy (như The Thinker của Cleveland – đã bị phá hủy trong một vụ đánh bom) hoặc khôi phục nó theo đúng bản gốc.
Có người cho rằng việc Pietà bị hư hỏng giờ đã là một phần ý nghĩa của nó, nói lên sự bạo lực trong thời kì hiện đại này. Những người khác đề xuất rằng tác phẩm điêu khắc nên được sửa chữa, nhưng với các đường nối có thể nhìn thấy như một lời nhắc nhở về cuộc tấn công nghiêm trọng từng xảy ra. Cuối cùng phương pháp phục hồi liền mạch đã được chọn, với mục tiêu khiến những người quan sát không thể biết rằng Toth thậm chí đã chạm vào kiệt tác của Michelangelo.
12. Việc khôi phục mất tới 10 tháng
Những người thợ thủ công bậc thầy đã nhặt 100 mảnh đá cẩm thạch bị vỡ ra khỏi Pietà và ghép chúng lại với nhau. Trong một phòng thí nghiệm tạm thời được xây dựng xung quanh bức tượng, những công nhân này đã dành 5 tháng để ghép lại những mảnh vỡ nhỏ như móng tay. Tiếp theo, họ sử dụng một loại keo vô hình và bột đá cẩm thạch để dán các mảnh trở lại Pietà và lấp đầy bất kỳ khoảng trống nào bằng các mảnh thay thế. Và sau khi quá trình khôi phục nguyên vẹn hoàn tất, bước cuối cùng là đặt bức tượng đã hoàn hảo như cũ đằng sau lớp kính chống đạn.
13. Đây không phải là lần đầu tiên Pietà đứng sau lớp kính chống đạn
Năm 1964, Vatican cho Hoa Kỳ mượn Pietà để trưng bày trong Hội chợ Thế giới New York năm 1964. Để đảm bảo an toàn cho bức tượng này, các nhà tổ chức đã dựng lên một hàng rào bằng bảy tấm kính chống đạn khổng lồ nặng tới hơn 2222 kg. Sau đó để đảm bảo đám đông sẽ đi ngang qua tác phẩm điêu khắc một cách an toàn, người ta đã lắp đặt các lối đi di động kiểu băng chuyền tại hội chợ.
14. Cuộc tấn công Pietà giúp mọi người tìm ra nhiều bí mật của bức tượng
Trong quá trình phục hồi Pietà, các công nhân đã phát hiện ra một chữ ký bí mật trên tác phẩm. Ẩn trong nếp gấp của bàn tay trái của Mary là một chữ M tinh tế được cho là viết tắt của “Michelangelo”.
15. Mô hình ban đầu của Pietà
Vào tháng 11 năm 2010, nhà sử học nghệ thuật người Mỹ Roy Doliner tuyên bố phát hiện một bức tượng khoảng 30 cm được phục chế từ cuối thế kỷ 15 là một tác phẩm của Michelangelo, và là thứ được dùng làm vật thử nghiệm mô hình ban đầu cho bức tượng Pietà của ông. Tác phẩm điêu khắc nhỏ về Maria và Jesus này trước đây được cho là của nhà điêu khắc nổi tiếng thế kỷ 15 Andrea Bregno nhưng Doliner tin rằng tác phẩm này là một mô hình sơ bộ về bức tượng Pietà được Michelangelo trao cho Cardinal de Billheres.
Bạn có thể đọc thêm:
- 13 sự thật thú vị về “Người Băng” Ötzi (Phần 1)
- Câu chuyện về Hinterkaifeck – trang trại ma ám nổi tiếng nhất nước Đức (Phần 1)
- Hiệu ứng sinh nhật: khi tỉ lệ con người chết vào ngày sinh nhật cao hơn hẳn những ngày khác trong năm
Mình thật sự muốn biết cảm nhận của các bạn về bài viết này, các bạn có thể cho mình biết được không?