Vào năm 2016, bộ phim truyền hình Hàn Quốc có tên “Hwarang” đã giúp cho rất nhiều người khám phá ra một điều thú vị trong văn hóa của xứ sở kim chi: các chiến binh Hwarang. Nhưng bạn có thực sự biết về Hwarang: Những chiến binh ưu tú của Vương quốc Shilla không?

Hwarang: Những chiến binh ưu tú của Vương quốc Shilla
Hwarang là bộ phim đầu tiên giúp mọi người biết đến sự tồn tại của các chiến binh đẹp như hoa này (Ảnh: Internet)

Lịch sử hình thành

Các chiến binh Hwarang đều có xuất thân quý tộc và có học thức rất cao (Ảnh: Internet)
Các chiến binh Hwarang đều có xuất thân quý tộc và có học thức rất cao (Ảnh: Internet)

Để bảo vệ Vương quốc Shilla (57 TCN – 935 SCN), Vua Jinheung (Chân Hưng Vương trị vì từ năm 540 đến năm 576 SCN) đã quyết định thành lập một đội quân tinh nhuệ với tên gọi Hwarang (Hoa Lang) với các chiến binh gồm toàn những chàng trai có xuất thân quý tộc.

Những chiến binh ưu tú này đã chiến đấu chống lại cuộc xâm lược của hai Vương quốc khác là Baekche và Goguryeo trong thời đại Tam Quốc (năm 57 TCN – 668 SCN). Hệ thống chiến binh Hwarang đã tạo ra một phong cách chiến đấu đặc biệt chỉ có ở Vương quốc Shilla cổ đại.

Sau khi Tam Quốc được thống nhất, hệ thống Hwarang dần suy yếu và trở lại với tầng lớp quý tộc vốn có của mình.

Hwarang: Không chỉ là những người lính

Từ "Hwarang" có nghĩa là Hoa Lang - những hiệp sĩ có vẻ đẹp như hoa (Ảnh: Internet)
Từ “Hwarang” có nghĩa là Hoa Lang – những hiệp sĩ có vẻ đẹp như hoa (Ảnh: Internet)

Từ Hwarang có nghĩa là “hiệp sĩ hoa” – thuật ngữ miêu tả cho vẻ đẹp tài năng của những chiến binh quý tộc này. Nhiều nhà sử học cho rằng Hwarang chính là cơ sở cho việc thống nhất ba vương quốc Shilla, Baekche và Goguryeo.

Chương trình học của các Hwarang không chỉ có võ thuật và quân sự mà còn có các môn học văn hóa và kỹ năng xã hội. Hwarang chủ yếu được huấn luyện trên núi và các môi trường tự nhiên có điều kiện khó khăn khác để luôn có thể sẵn sàng chiến đấu trên bất kỳ loại địa hình nào.

Các Hwarang học tập dựa trên năm nguyên tắc đạo đức được gọi là “thế tục ngũ giới” do nhà sư Wonkwang dạy dỗ bao gồm:

  • Trung thành với đất nước
  • Kính trọng cha mẹ
  • Tin tưởng và chân thành trong tình bạn
  • Can đảm trong chiến đấu
  • Không bao giờ giết người mà không có lý do.

Ngoài ra các Hwarang cũng học tập nghệ thuật, văn hóa, tôn giáo, thiền định, ca múa, tất cả đều được phát triển dựa trên học thuyết Âm Dương của Phật giáo Đại Thừa.

Điều kiện để trở thành Hwarang

Các Hwarang có yêu cầu rất cao về mặt ngoại hình (Ảnh: Internet)
Các Hwarang có yêu cầu rất cao về mặt ngoại hình (Ảnh: Internet)

Có khá nhiều chi tiết về các Hwarang từng được ghi chép lại trong lịch sử. Vì là quý tộc nên họ rất chuộng mặc quần áo đẹp và trang điểm, thậm chí các thanh thiếu niên còn không thể trở thành Hwarang nếu không được mọi người xung quanh công nhận là xinh đẹp hoặc duyên dáng. Nhà vua cũng đã nhấn mạnh rằng các Hwarang không nên được miêu tả như những người lính, mà là các chiến binh cao quý có học thức hơn người.

Hwarang nổi tiếng nhất trong lịch sử là Kim Yu Shin. Ông gia nhập Hwarang khi mới mười bốn tuổi và sau đó trở thành thủ lĩnh của đội quân này. Ông là tướng quân giúp vua Muyeol của Vương quốc Shilla thống nhất đất nước Hàn Quốc.

Các kỹ năng chiến đấu của Hwarang vẫn được bảo tồn và được lưu truyền qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay. Ngày nay, chúng ta có thể tìm hiểu thêm về các kỹ năng chiến đấu của họ nhờ Hwarang-do, một môn võ thuật hiện đại lấy cảm hứng từ những chiến binh Hwarang.

Hwarang là hệ thống chiến binh giúp Vương quốc Shilla thống nhất Hàn Quốc (Ảnh: Internet)
Hwarang là hệ thống chiến binh giúp Vương quốc Shilla thống nhất Hàn Quốc (Ảnh: Internet)

Có một chi tiết thú vị ít người biết là từng có các nữ chiến binh tương tự Hwarang được tạo ra với tên gọi Hwanang (Hoa Nương), nhưng nhanh chóng tan rã vì những tranh cãi liên tục giữa các cô gái. Vào thế kỷ thứ 7, có khoảng một trăm nhóm Hwarang, nhưng lại có rất ít Hwanang.

Những cuốn sách từng đề cập đến những chiến binh tinh nhuệ này trong lịch sử là “Samguk Sagi” (biên niên sử kể mười thế kỷ đầu tiên của lịch sử Hàn Quốc, đặc biệt hơn là thời kỳ Tam Quốc), “Samguk Yusa” (bộ sưu tập các câu chuyện, truyền thuyết, sự kiện lịch sử) và “Haedong Goseungjeon” (tập hợp các câu chuyện kể về thần tích của các nhà sư Phật giáo trong thời kỳ Tam Quốc ).

Trailer phim Hwarang

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

TOP 50 bài thơ hay về cuộc sống ý nghĩa, lạc quan, bình yên nhất bạn nên đọc

Những bài thơ hay về cuộc sống ý nghĩa, lạc quan hay những bài thơ về cuộc sống vô thường, bài thơ hay về cuộc sống bình yên giúp xoa dịu tâm hồn, truyền cảm hứng và động lực cho bạn sau những giờ phút mệt mỏi.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận