William Shakespeare mất vào ngày sinh nhật. Nữ diễn viên Ingrid Bergman trong bộ phim kinh điển Casablanca cũng mất vào ngày sinh của chính mình. Ngoài họ ra còn có nhiều người nổi tiếng, có lực ảnh hưởng lớn trên thế giới cũng như vậy. Có một số bằng chứng thống kê đã chỉ ra rằng khả năng một người mất vào đúng ngày sinh của họ cao hơn bất kỳ ngày nào khác trong năm, và nó được gọi là “hiệu ứng sinh nhật”.

Một nghiên cứu từng được công bố trên tập san học thuật Annals of Epidemiology – Biên niên sử Dịch tễ học – vào tháng 8 năm 2012 đã liệt kê tất cả các nguyên nhân gây tử vong vào ngày sinh nhật của một người. Lúc đầu, các dữ liệu này được thống kê nhằm mục đích kiểm tra lý thuyết về việc trì hoãn cái chết, có nghĩa là một người ốm yếu – bằng cách nào đó – có thể kéo dài sinh mệnh của mình để có thể tận hưởng trọn vẹn ngày sinh nhật cuối cùng của mình. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lại tìm thấy điều ngược lại!

Bạn đã nghe về hiệu ứng sinh nhật bao giờ chưa? (Ảnh: Internet)
Bạn đã nghe về hiệu ứng sinh nhật bao giờ chưa? (Ảnh: Internet)

Khi xem xét dữ liệu về tỷ lệ tử vong của gần 2.4 triệu người Thụy Sĩ từ 1 tuổi trở lên từ năm 1969 đến năm 2008, họ phát hiện ra rằng tỉ lệ tử vong vào ngày sinh nhật của một người đã tăng tới 13.8%. Đối với những người từ 60 tuổi trở lên, tỉ lệ này tăng vọt lên tới 18%.

Một nguyên nhân phổ biến trong thống kê này là tự tử, điều được cho là xảy ra thường xuyên hơn trong các ngày lễ, sinh nhật và các sự kiện quan trọng khác. Các nguyên nhân chính khác là các vấn đề tim mạch như đau tim, các bệnh như ung thư và thậm chí là tai nạn như té ngã. Trên thực tế, đàn ông có nguy cơ tử vong cao hơn 44% do lao dốc vào ngày sinh nhật của họ.

Vậy, nguyên nhân chủ yếu của hiệu ứng này là gì?

Hiệu ứng sinh nhật: khi tỉ lệ con người chết vào ngày sinh nhật cao hơn hẳn những ngày khác trong năm ấn tượng bí ẩn BlogAnChoi con người Hiệu ứng sinh nhật khám phá khoa học nghiên cứu sinh nhật thế giới thú vị
Bạn đã nghe về hiệu ứng sinh nhật bao giờ chưa? (Ảnh: Internet)

Đây là một câu hỏi phức tạp. Một giả thuyết cho rằng mọi người trải nghiệm nhiều hoạt động thể chất hơn vào ngày sinh nhật, từ khiêu vũ, tiệc tùng hoặc thậm chí là các hoạt động 18+. Các hoạt động này dễ gây căng thẳng cho hệ thống tim mạch, kíp nổ các vấn đề tiềm ẩn và đẩy nhanh các triệu chứng của bệnh tim mạch (vốn đã ẩn nấp sẵn bên trong cơ thể).

Một món thường xuất hiện trên bàn tiệc vào ngày này – bia rượu – cũng là lý do khiến mọi người có xu hướng mất tỉnh táo, từ đó dễ bị ngã hoặc gặp phải các tai nạn khác hơn.

Một nguyên nhân khác cũng được chỉ ra là… sự trùng hợp. Có một bộ phận trường hợp gặp phải tình huống oái oăm là sự nhầm lẫn về mặt giấy tờ: ngày mất của họ đã bị ghi nhầm khớp với ngày sinh, dù thực ta không phải. Dù tỉ lệ các trường hợp này không cao nhưng khi được gộp chung vào các nguyên nhân khác thì nó cũng góp phần khiến các con số trở nên ấn tượng hơn hẳn.

Bạn đã nghe về hiệu ứng sinh nhật bao giờ chưa? (Ảnh: Internet)
Bạn đã nghe về hiệu ứng sinh nhật bao giờ chưa? (Ảnh: Internet)

Nhưng mục đích ban đầu của nghiên cứu này là để xem liệu cái chết có thể thực sự bị kéo dài được hay không? Điều này thực sự đã có tiền lệ khi vào năm 1978, luật thuế mới của Úc đã bãi bỏ thuế thừa kế đối với bất kỳ ai mất sau ngày 1 tháng 7 năm 1979. Số liệu thống kê về cái chết ở quốc gia trong tuần chịu thuế và tuần miễn thuế tiếp theo là rất đáng kể. Khoảng 50 trường hợp được dự đoán sẽ tử vong trong tháng 6 đã được thống kê vào tháng 7, có nghĩa là những người nắm giữ tài sản đã bám trụ với cuộc sống đủ lâu để giúp người thừa kế của mình tránh được mức thuế lên tới 27.9%.

Và vào năm 2000, Thời báo New York đã quan sát thấy rằng số người chết ở thành phố New York trong tuần đầu tiên của năm 2000 cao hơn tớ 50.8% so với tuần đầu tiên của năm 1999. Giải thích cho hiện tượng này là những người sắp qua đời vào cuối năm 1999 đã gắng gượng đến cùng để chứng kiến khoảnh khắc ​​​​thiên niên kỷ mới xuất hiện.

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

13 sự thật thú vị về "Người Băng" Ötzi (Phần 1)

Ötzi là xác ướp có niên đại 5300 năm của một người đàn ông bị sát hại vì bị tên bắn vào lưng. Ngoài biệt danh Ötzi, xác ướp này còn được gọi là "Người Băng" và "Fritz Băng Giá", mất vào khoảng 40 hoặc 50 tuổi ở thời đại đồ đồng. Dưới đây là 13 sự thật thú ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận