Thế giới luôn có rất nhiều hiện tượng thiên nhiên bí ẩn mà các nhà khoa học chưa giải thích được. Tại con sông Catatumbo và hồ Maracaibo ở Venezuela ghi nhận một hiện tượng thiên nhiên vô cùng độc đáo có tên Relampago del Catatumbo hay còn gọi là sét Catatumbo, một hiện tượng sét đánh liên tục không dứt trong một khoảng thời gian dài.
Hiện tượng thiên nhiên kì thú này trung bình xuất hiện khoảng 280 lần trong một giờ. Theo BBC, khu vực sông Catatumbo và hồ Maracaibo mỗi năm hứng chịu 260 ngày mưa bão với tần suất sét đánh là 140 – 160 đêm, trong đó sét đánh 10 giờ/ngày và 28 lần/phút. Như vậy số lần phóng điện sẽ là 1 172 000 lần/năm với cường độ 400 000 ampe.
Hiện tượng sét đánh liên tục này là từ một tia chớp điện toán đám mây hình thành nên vòng cung điện trải dài hơn 500km và có thể nhìn thấy ở khoảng cách 400km.
Có nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích cho hiện tượng này. Có nhà khoa học cho rằng nguyên nhân là do các mỏ urani trong khu vực hút những tia sét. Một số người khác lại cho rằng sự va chạm của những cơn gió từ dãy Andes tạo ra những cơn bão và hình thành nên sấm sét phóng điện qua ion hóa.
Song song với đó khí metan được tạo ra từ sự phân hủy các chất hữu cơ có trong đầm lầy lưu vực sông. Khí này khi chạm vào những đám mây sẽ khiến cơn bão mạnh thêm. Hiện tượng này được ví như một máy phát điện lớn nhất trên tầng Ozone của Trái Đất.
Khi nhìn vào bức ảnh các tia chớp trên bầu trời, ta dễ dàng thấy được sự khác biệt màu sắc của những tia sét. Sự khác biệt này được giải thích là bởi ánh sáng trắng bị hấp thụ hay nhiễu xạ khi đi qua lớp bụi và hơi ẩm. Khi đi xuyên qua hơi nước chúng sẽ bị các nguyên tử hydro tạo ra một dòng màu đỏ. Bình thường, trong không khí khô tia sét lại có màu trắng. Đặc biệt, ban đêm những tia sét có thể mang màu tím.
Hiện tượng sét đánh liên tục không còn làm người dân hoảng sợ bởi họ đã quen với nó. Thậm chí những lúc vắng sét người dân địa phương lại lo lắng. Vì họ tin rằng đó là kết quả của sự hạn hán dẫn đến tình trạng thiếu điện nghiêm trọng. Tuy nhiên, thường sét sẽ trở lại sau 5 tuần im ắng. Lần gần nhất sét ngưng là vào năm 2010.
Hiện tượng kì thú này không chỉ thu hút các nhà khoa học trên thế giới mà còn có cả các nhiếp ảnh gia. Muốn có được những bức ảnh ấn tượng của tia sét trên bầu trời thì Venezuela sẽ không nằm ngoài danh sách của các nhiếp ảnh gia ưa mạo hiểm.