Nút nguồn của các thiết bị điện tử dường quá quen thuộc với chúng ta, nhưng có bao giờ bạn tự hỏi vì sao nút nguồn lại có biểu tượng một gạch ngắn lồng vào vòng tròn không? Câu chuyện về sự hình thành biểu tượng này rất thú vị đấy!

Chúng ta thấy biểu tượng nút nguồn ở khắp mọi nơi. Thậm chí có thể nói đó là biểu tượng phổ biến nhất được sử dụng trong thế kỷ công nghệ này. Mỗi ngày, bạn bật và tắt điện thoại di động, TV, máy tính xách tay, lò vi sóng, máy giặt, hoặc bất kỳ thiết bị điện tử khác và bạn thấy biểu tượng này trên nút nguồn. Nhưng ý nghĩa của nó là gì? Có bao giờ bạn thắc mắc?

power button
Nguồn: Internet

Biểu tượng này xuất hiện cách đây cũng hơn một thế kỉ và câu chuyện về sự hình thành của nó là một phép suy đoán ngẫu nhiên nhưng ít người có thể nhận thấy được. Bây giờ ta sẽ cùng phân tích xem nội dung của nó là gì nhé!

Hãy nhìn kỹ biểu tượng trên một lần nữa. Bạn có thể thấy một vạch dài gần giống như chữ “I” (Tôi) và dấu vòng phía dưới có thể hiểu như chữ “O” đúng không nào? Đôi khi nó cũng được thiết kế khác đi một chút với vòng tròn và một đường bên trong trông giống như số 1 và số 0.

bật tắt nguồn
Nguồn: Internet

Câu chuyện này bắt nguồn từ thế chiến thế giới lần thứ hai khi các kỹ sư đau đầu không biết sử dụng biểu tượng gì để đánh dấu nút nguồn trên thiết bị điện tử. Sau vài ngày xem xét, họ quyết định sử dụng hệ nhị phân cho đơn giản và dễ hiểu. Trong các hệ thống nhị phân, 1 có nghĩa là “mở” và 0 có nghĩa là “tắt”. Thế là vào năm 1973, dựa vào ý tưởng này, Hội đồng điện tử thế giới đã quyết định lấy hình ảnh cách điệu hóa số 0 và số 1 lồng vào nhau để chỉ trạng thái standby của một vài thiết bị điện tử.

biểu tượng nút nguồn
“1” có nghĩa là mở còn “0” có nghĩa là tắt, thật đơn giản mà ít ai nghĩ tới được – nguồn: Internet

Một thời gian ngắn sau, một tổ chức có tiếng trong lĩnh vực điện tử mang tên IEEE đã thay đổi định nghĩa của biểu tượng trên cho rộng hơn và biểu tượng như các bạn đang thấy ám chỉ nút nguồn, nút kích hoạt của một thiết bị điện tử nói chung. Bạn có thể đã thấy những nút nguồn với kiểu dáng khác. Cụ thể, ở đây chúng ta phải chuyển đổi giữa “mở” và “tắt”, “I” và “O” nằm tách biệt nhau.

power symbol
Nguồn: Internet

Còn nút nguồn này đảm đương cả hai việc “mở” và “tắt”, đó là lý do tại sao “I” và “O” lồng vào nhau.

Nút bật tắt
Nút bật tắt quen thuộc được tích hợp như thế này – Nguồn: Internet
Xem thêm

Sự thật ít ai biết về chiêm tinh học và sự khác biệt giữa chiêm tinh với thiên văn

Bạn đã bao giờ nghe tới chiêm tinh học và định nghĩa về ngành nghiên cứu vừa huyền bí lại vừa lôi cuốn này chưa? Nếu đã từng biết đến, vậy bạn có bao giờ băn khoăn chiêm tinh học khác với thiên văn học như thế nào không? Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận