Ngày nay, loài chó là người bạn thân của con người cũng như là một thành viên đáng yêu trong các gia đình. Dựa trên các kiểm tra về tâm lý lẫn tính cách của chúng cho thấy chúng cũng có chung cảm giác đối với con người. Đó là lý do tại sao chúng luôn muốn dành nhiều thời gian cho bạn nhất có thể. Tuy nhiên sẽ có lúc bạn thấy khó hiểu rằng tại sao chúng luôn đi theo bạn ở khắp mọi nơi? Hãy cùng BlogAnChoi lý giải điều này nhé!

Thật ra giải thích cho vấn đề này không có gì sâu xa. Chó luôn theo bạn mọi nơi là do bộ gen của chúng. Chó có xu hướng tự động dựa dẫm vào con người như một người đồng hành, cũng giống như cách con người muốn bầu bạn với loài chó. Ngoài ra thì khi chúng cảm thấy đói, buồn chán hoặc lo lắng thì chúng cũng sẽ đi theo bạn.

Khi loài chó đói, chúng có xu hướng đi theo để được cho ăn. (Nguồn ảnh: Internet)
Khi loài chó đói, chúng có xu hướng đi theo để được cho ăn. (Nguồn ảnh: Internet)

Mặc dù không phải tất cả các loài chó đều đi theo chủ của chúng ở khắp mọi nơi, nhưng khá nhiều giống chó có xu hướng phụ thuộc vào cha mẹ của chúng. Những giống chó này được con người thuần hóa, dần tiến hóa và chuyển xu hướng phụ thuộc của chúng sang con người. Các giống chó trên thường được biết đến với tên gọi “Velcro Dog” – “Chó khóa dán” – là những loài chó mắc hội chứng lo lắng về sự chia ly.

Các giống cho cảnh như Chihuahua, được nuôi dưỡng để trở thành bạn đồng hành của con người. Chúng thường chỉ gắn bó với một người và theo sát duy nhất người đó. Bên cạnh đó còn có giống chó chăn gia súc như Border Collies cũng có hành động theo đuôi tương tự đối với người mà chúng cho rằng sẽ trở thành người bạn thân thiết với chúng.

Chó cảnh Chihuahua thân thiết với con người. (Nguồn ảnh: Internet)
Chó cảnh Chihuahua thân thiết với con người. (Nguồn ảnh: Internet)
Tương tự đối với giống chó chăn gia súc Border Collies. (Nguồn ảnh: Internet)
Tương tự đối với giống chó chăn gia súc Border Collies. (Nguồn ảnh: Internet)

Một số lý do của hành vi đi theo chủ của loài chó

Hành vi tìm kiếm sự chú ý

Loài chó thường xuyên dùng đôi mắt to, long lanh để theo dõi chủ của chúng vì chúng nghĩ đó là tín hiệu giúp ta để ý đến và ôm hôn, chơi đùa với chúng. Nếu loài chó quan sát thấy khi chúng đi theo bạn, chúng sẽ được chú ý hoặc được nhận các tương tác tích cực từ bạn thì loài chó sẽ bắt đầu lặp lại hành vi đi theo. Tóm lại, chúng mong muốn nhận được tình yêu thương cũng như sự quan tâm từ phía chủ nhận của mình.

Loài chó rất thích giành được sự chú ý từ chủ bằng cách sử dụng đôi mắt. (Nguồn ảnh: Internet)
Loài chó rất thích giành được sự chú ý từ chủ bằng cách sử dụng đôi mắt. (Nguồn ảnh: Internet)

Sợ hãi và bảo vệ

Nhiều loài chó khá sợ tiếng động lớn ví dụ như tiếng pháo hoa hay tiếng sấm sét, và có xu hướng bám vào bố mẹ chúng khi sợ hãi. Và vì bạn đã được định danh như “bố mẹ” của chúng, chúng sẽ đi theo bạn để có thể được bảo vệ.

Một số loài nhạy cảm với tiếng động lớn và cần được chủ bảo vệ. (Nguồn ảnh: Internet)
Một số loài nhạy cảm với tiếng động lớn và cần được chủ bảo vệ. (Nguồn ảnh: Internet)

Hội chứng lo lắng

Lo lắng về sự xa cách là một nguyên nhân lớn khiến chúng luôn đi theo bạn. Những chú chó mắc hội chứng này thường là do lúc nhỏ bị bỏ rơi, bị tách khỏi mẹ từ khi còn quá sớm dẫn đến tình trạng hoảng sợ khi không có người ở cạnh hoặc khi chúng không tìm được chủ của mình.

Một số triệu chứng của hội chứng lo lắng:

  • Mở to mắt
  • Thở hổn hển, nặng nề
  • Mức độ căng thẳng tăng cao
  • Mất hứng thú với đồ ăn, đồ chơi hoặc các hoạt động yêu thích
Các biểu hiện của hội chứng lo lắng ở chó khá dễ nhận ra. (Nguồn ảnh: Internet)
Các biểu hiện của hội chứng lo lắng ở chó khá dễ nhận ra. (Nguồn ảnh: Internet)

Cách giảm hành vi đi theo của loài chó

Hầu như việc đi theo của chúng không có gì đáng lo ngại, tuy nhiên đôi khi sẽ gây ra một sự phiền hà nhất định đối với bạn. Bạn có thể sử dụng một số cách sau để giảm thiểu điều đó:

Tập thể dục cho chó của bạn

Điều đầu tiên cũng là điều quan trọng nhất chính là tập thể dục cho chó của bạn vì nó mang lại sự kích thích cả về thể chất lẫn tinh thần. Có câu “Một chú chó mệt mỏi là một chú chó hạnh phúc” – câu nói này hoàn toàn chính xác. Nếu xu hướng đi theo bạn làm chúng trở nên căng thẳng và nghiêm trọng, bạn có thể cho chúng chơi các trò chơi xếp hình và sử dụng thức ăn lành mạnh để giữ cho đầu óc chúng luôn bận rộn.

Cho chúng hoạt động nhiều để tăng cường sức lực cũng như giảm căng thẳng ở loài chó. (Nguồn ảnh: Internet)
Cho chúng hoạt động nhiều để tăng cường sức lực cũng như giảm căng thẳng ở loài chó. (Nguồn ảnh: Internet)

Đến gặp bác sĩ thú y

Nên đưa chó của bạn đến thú y khi tình trạng đi theo tăng đột ngột. (Nguồn ảnh: Internet)
Nên đưa chó của bạn đến thú y khi tình trạng đi theo tăng đột ngột. (Nguồn ảnh: Internet)

ếu thường ngày chó của bạn khá độc lập nhưng lại đột nhiên trở nên quyến luyến, theo sát bạn thì chúng ta nên đi đến bác sĩ thú y. Sự thay đổi đột ngột trong thái độ có thể là dấu hiệu cho thấy chúng đang bị một căn bệnh tiềm ẩn nào đó.

Tóm lại, BlogAnChoi vừa lý giải cho bạn về việc tại sao chó lại thường hay đi theo chủ ở khắp mọi nơi. Bạn không cần phải sợ hãi nếu con chó của bạn luôn theo dõi mọi hành động của bạn vì một số giống chó phụ thuộc vào con người vì sự an toàn và hạnh phúc hơn những giống chó khác. Trong hầu hết các trường hợp, hành vi đi theo chủ sẽ mất sau một thời gian khi chú chó nhận ra rằng bạn sẽ luôn dành sự quan tâm của mình cho chúng.

Bạn có thể xem một số bài viết tương tự tại đây:

Xem thêm

7 thú cưng tốt nhất nên cân nhắc cho con bạn

Trẻ em thường thích thú và bị thu hút bởi các loài động vật, nhiều trẻ thậm chí còn muốn đưa chúng về nhà nuôi dưỡng. Thế nhưng, không phải thú cưng nào cũng an toàn cho trẻ nhỏ, dưới đây là một số thông tin về thú cưng giúp bạn đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất khi ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận