Mì Hảo Hảo của Việt Nam chỉ là một trong số rất nhiều mặt hàng thực phẩm bị các nước châu Âu thu hồi trong thời gian gần đây do phát hiện tồn dư ethylene oxide. Vậy rốt cuộc chất này nguy hại như thế nào mà khiến các nước EU kiểm soát mạnh tay như vậy? Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu nhé!

Sponsor

Ethylene oxide là gì?

Ethylene oxide là một chất dạng khí ở điều kiện thường, được dùng để khử trùng trong nhiều ngành công nghiệp nhưng đồng thời có khả năng gây ung thư, gây đột biến và gây độc cho hệ sinh sản. Chất này thường được sử dụng để xử lý một số loại thực phẩm trước khi xuất khẩu, đã bị cấm ở EU nhưng vẫn được lưu hành trong một thời gian trước đây.

Ethylene oxide có công thức hóa học là C2H4O (Ảnh: Internet).
Ethylene oxide có công thức hóa học là C2H4O (Ảnh: Internet).

Ethylene oxide bị châu Âu kiểm soát nghiêm ngặt như thế nào?

Từ cuối năm 2020, các cơ quan chức năng của nước Pháp đã mạnh tay kiểm tra và thu hồi gần 7.000 lô sản phẩm thực phẩm bị nhiễm ethylene oxide. Các mặt hàng bị thu hồi bao gồm rất nhiều loại khác nhau, từ hạt vừng, hạt tiêu, cà phê cho đến kem, bánh mì, đồ ăn sẵn, v.v.

Tuy nhiên ở các quốc gia khác thuộc EU thì số sản phẩm bị kiểm tra ít hơn nhiều, thậm chí một số nước được báo cáo là hầu như không thu hồi bất kỳ sản phẩm bị nhiễm độc nào.

Ethylene oxide đã bị phát hiện trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có kem (Ảnh: Internet).
Ethylene oxide đã bị phát hiện trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có kem (Ảnh: Internet).

Vào tháng 6 năm nay, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng Foodwatch đã cảnh báo Ủy ban Châu Âu về việc một số quốc gia EU không tuân thủ quy định đối với thực phẩm nhiễm ethylene oxide. Các văn phòng Foodwatch ở Đức và Hà Lan cũng gây áp lực lên chính phủ của các nước này để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và thực hiện đúng luật của EU.

Sau nhiều cuộc tranh luận kéo dài, cuối cùng Ủy ban Châu Âu đã công bố quyết định vào ngày 16/7: tất cả các nước thành viên phải đảm bảo an toàn sức khỏe của người dân và thu hồi hàng loạt các sản phẩm bị ảnh hưởng do nhiễm ethylene oxide, bao gồm cả những sản phẩm có chứa chất keo carob (ký hiệu trong ngành thực phẩm là E410) – một chất làm đặc thường được sử dụng trong làm kem.

Các sản phẩm kem dễ bị nhiễm ethylene oxide (Ảnh: Internet).
Các sản phẩm kem dễ bị nhiễm ethylene oxide (Ảnh: Internet).

Quyết định của Ủy ban Châu Âu nêu rõ: đối với các sản phẩm có chứa chất phụ gia E410 đã xác định là bị nhiễm ethylene oxide thì không có nồng độ nào là an toàn cho người tiêu dùng, tức là khi tiếp xúc với chất này ở bất kỳ mức độ nào cũng có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe. Do đó các nhà kinh doanh thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi phải thu hồi ​​các sản phẩm vi phạm ra khỏi thị trường EU và thu hồi từ người tiêu dùng nếu họ đã mua.

Một số nhà sản xuất ở châu Âu đã tìm cách làm cho ethylene oxide bớt nguy hại đối với sức khỏe. Nhưng trên thực tế đây là một chất có khả năng gây ung thư, gây đột biến và gây độc cho hệ sinh sản, đã được xác định là có nguy cơ sức khỏe rõ ràng theo Cơ quan Quốc gia về An toàn Sức khỏe Thực phẩm, Môi trường và Công việc của Pháp: “Ngay cả mức độ tiếp xúc rất thấp cũng có liên quan với nguy cơ ung thư rất cao.”

Ethylene oxide có tác động như thế nào đối với sức khỏe con người?

Theo OSHA (Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp của Mỹ), ethylene oxide – viết tắt EtO – là một chất khí nhân tạo, có độc tính cao, không màu, dễ cháy, ở nhiệt độ phòng sẽ tạo ra mùi ngọt.

Ethylene oxide được dùng để khử trùng, đặc biệt trong ngành y tế (Ảnh: Internet).
Ethylene oxide được dùng để khử trùng, đặc biệt trong ngành y tế (Ảnh: Internet).

Khí EtO được sử dụng trong quá trình sản xuất ethylene glycol có mặt trong nhiều sản phẩm khác nhau, bao gồm dược phẩm, bọt xốp polyurethane, chất kết dính, chất tẩy rửa, đồ dệt may, chất chống đóng băng và dung môi hòa tan. Đặc biệt ngành y tế sử dụng ethylene glycol có nguồn gốc từ EtO để khử trùng thiết bị y tế, dụng cụ phẫu thuật và các sản phẩm y tế khác.

Ngay cả khi tiếp xúc với khí EtO ở nồng độ rất thấp cũng có thể làm tăng nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bao gồm các triệu chứng như mờ mắt, khó thở, tăng nguy cơ ung thư và các bệnh về hệ thần kinh.

Ethylene oxide có khả năng gây ung thư (Ảnh: Internet).
Ethylene oxide có khả năng gây ung thư (Ảnh: Internet).

Ảnh hưởng cấp tính khi tiếp xúc ngắn hạn

Các nghiên cứu trên động vật cho thấy việc hít phải nồng độ EtO cao trong thời gian ngắn có thể gây kích ứng đường hô hấp nghiêm trọng dẫn đến thở khò khè, khó thở và ho. Động vật cũng có biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, tím tái (da đổi màu do thiếu oxy hoặc lưu thông máu kém), đau đầu hoặc nôn mửa do rối loạn tiêu hóa.

Ethylene oxide có thể kích thích đường hô hấp rất mạnh (Ảnh: Internet).
Ethylene oxide có thể kích thích đường hô hấp rất mạnh (Ảnh: Internet).
Sponsor

Một bản báo cáo quốc gia của Mỹ về các chất độc hại trong không khí nêu rõ rằng: EtO sau khi hấp thụ vào sẽ được phân phối rộng rãi trong cơ thể con người, có thể dẫn đến một số hậu quả như:

  • EtO ở dạng lỏng nếu bị nuốt vào đường tiêu hóa có thể gây nôn ói và các biểu hiện rối loạn tiêu hóa khác.
  • Hít phải ETO dạng khí có thể dẫn đến phù phổi và các hiện tượng kích ứng phổi khác. Nạn nhân có thể biểu hiện nặng như hôn mê, đau đầu, co giật, chóng mặt và ngất. Các hậu quả khó thấy hơn bao gồm tăng nguy cơ ung thư, suy nhược toàn thân, mệt mỏi và mất điều hòa cơ thể (giảm khả năng phối hợp hoặc mất thăng bằng do tổn thương cơ hoặc hệ thần kinh).
  • Da tiếp xúc trực tiếp với ETO có thể xuất hiện các vết phồng rộp, mụn nước, sưng phù, bỏng nhiệt, bỏng lạnh, viêm da, nổi ban đỏ, da bong tróc, v.v.
  • Nếu bị bắn vào mắt, ETO dạng lỏng có thể gây tổn thương giác mạc.
Ethylene oxide bắn vào da hoặc mắt cũng rất nguy hiểm (Ảnh: Internet).
Ethylene oxide bắn vào da hoặc mắt cũng rất nguy hiểm (Ảnh: Internet).

Tác hại của ethylene oxide khi tiếp xúc lâu dài (mãn tính)

Bản báo cáo nói trên của Mỹ cho biết rằng: phơi nhiễm EtO lâu dài có thể gây ra các vấn đề mãn tính nguy hiểm cho sức khỏe, bao gồm làm hại hệ thần kinh, ung thư lympho không Hodgkin và ung thư vú. EtO có thể ảnh hưởng đến chức năng vận động và cảm giác của cơ thể dù ở dạng lỏng hay khí, gây ra hậu quả nặng nề đe dọa tính mạng con người, chẳng hạn như chứng teo cơ.

Ethylene oxide rất nguy hiểm cho hệ thần kinh (Ảnh: Internet).
Ethylene oxide rất nguy hiểm cho hệ thần kinh (Ảnh: Internet).

Ngoài ra, tiếp xúc lâu dài với hóa chất có độc tính cao này cũng có khả năng gây ung thư, gây độc cho hệ sinh sản và gây đột biến (thay đổi DNA).

Ethylene oxide đã được xác định là một chất gây ung thư

EtO đã được xếp vào nhóm chất gây ung thư, theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế Mỹ. Còn Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) có bằng chứng cho thấy khí ethylene oxide bị hấp thụ vào cơ thể người qua đường hô hấp có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện ung thư ở hệ bạch huyết, ví dụ như u tủy, bệnh bạch cầu lympho và u lympho không Hodgkin.

Sponsor
Ethylene oxide có thể gây đột biến và sinh ung thư (Ảnh: Internet).
Ethylene oxide có thể gây đột biến và sinh ung thư (Ảnh: Internet).

Tháng 12 năm 2016, EPA đã xác định khí ETO là chất gây ung thư ở người. Các nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc lâu dài với các hợp chất ethylene glycol và EtO có liên quan trực tiếp với nguy cơ ung thư vì chúng ảnh hưởng đến các tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch, vốn có chức năng tiêu diệt tế bào bất thường trước khi tiến triển thành ung thư.

Sự phát triển của bệnh bạch cầu và ung thư lympho được cho là có liên quan đến việc tiếp xúc lâu dài với EtO trong môi trường làm việc. Ngoài ra hóa chất độc hại này cũng có thể liên quan đến ung thư vú và các cơ quan khác như gan, phổi, thận, dạ dày.

Đặc biệt đối với trẻ em, tác hại của việc tiếp xúc mãn tính với EtO có thể nghiêm trọng hơn đáng kể so với người lớn do khoảng “thời gian chờ” lâu hơn.

Trên đây là những điều chúng ta đã biết về tác hại của ethylene oxide đối với sức khỏe, khiến cho các nước châu Âu phải mạnh tay loại bỏ các sản phẩm bị nhiễm chất này. Ý kiến của bạn như thế nào? Hãy để lại bình luận ở dưới nhé!

Mời bạn xem thêm những bài viết liên quan của BlogAnChoi:

Sponsor

Hãy đón xem BlogAnChoi mỗi ngày để nhận được nhiều thông tin thú vị cho cuộc sống bạn nhé!

Sponsor
Xem thêm

Bỏ túi cách chọn tôm tươi ngon và bảo quản đơn giản để giữ được dinh dưỡng tốt

Tôm là loại thủy sản giàu dinh dưỡng và được nhiều gia đình ưa thích, bạn có thể dễ dàng tìm mua ở các chợ hay siêu thị, cửa hàng thực phẩm. Thế nhưng nhiều người nội trợ vẫn gặp phải trường hợp tôm bị ươn, ăn không thơm ngon. Lý do bởi tôm là đồ tươi sống nên ...
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn thấy bài này hay không?
Có 5 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(