Cơ thể chúng ta có “đồng hồ sinh học” tự nhiên quy định thói quen sinh hoạt như lúc nào ăn, lúc nào đi ngủ, thức dậy mấy giờ. Đồng hồ sinh học của mỗi người đều khác nhau, có người làm việc hiệu quả hơn vào buổi sáng, trong khi những người khác cảm thấy đầu óc tỉnh táo hơn vào ban đêm. Vậy bạn thuộc kiểu nào?

Sponsor

Đồng hồ sinh học là gì?

Bạn cảm thấy cơ thể và trí óc của mình hoạt động tốt nhất vào thời gian nào trong ngày? Mỗi người có một khung giờ “cao điểm” khác nhau và hầu như không thể thay đổi được. Nhịp sinh học của mỗi người quy định thời điểm nào cơ thể làm việc hiệu quả nhất, lúc nào dễ đi vào giấc ngủ và lúc nào dễ thức dậy.

Đồng hồ bên trong bạn như thế nào? (Ảnh: Internet).
Đồng hồ bên trong bạn như thế nào? (Ảnh: Internet).

Có thể chia đồng hồ sinh học của mọi người thành 4 nhóm chính: gấu, cá heo, sư tử và sói – dựa theo đặc điểm tương đồng với các loài động vật này trong tự nhiên. Nghiên cứu cho thấy rằng nhịp sinh học ảnh hưởng đến kết quả làm việc tối ưu cả về thể chất lẫn tinh thần của cơ thể, do đó nếu hiểu rõ mình thuộc kiểu người nào, bạn có thể sắp xếp hoạt động hàng ngày của mình để đạt hiệu quả cao hơn với cùng một khoảng thời gian mỗi ngày.

Các kiểu đồng hồ sinh học: gấu, sư tử, sói, cá heo

Có thể bạn đã nghe về “chim sớm” và “cú đêm”, đó là 2 kiểu người trái ngược nhau về thời gian hoạt động trong ngày. Trong cuốn sách The Power of When, tiến sĩ Michael Breus chuyên nghiên cứu về giấc ngủ cho rằng có thể chia ra 4 loại nhịp sinh học khác nhau: gấu, cá heo, sư tử và sói.

Các loài động vật tượng trưng cho các kiểu người khác nhau (Ảnh: Internet).
Các loài động vật tượng trưng cho các kiểu người khác nhau (Ảnh: Internet).

Mỗi loài động vật này có chu kỳ ngủ-thức khác nhau, từ đó tác giả liên hệ với hành vi của con người và đưa ra gợi ý để mỗi kiểu người có thể sắp xếp thời gian phù hợp với bản thân nhằm phát huy được tối đa khả năng của mình.

Gấu

Những người thuộc loại này thường hoạt động theo thời gian của mặt trời. Trong tự nhiên, loài gấu hoạt động nhiều vào ban ngày và đạt năng suất cao nhất vào lúc sáng muộn và đầu giờ chiều.

Gấu hoạt động tốt nhất vào khoảng 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều (Ảnh: Internet).
Gấu hoạt động tốt nhất vào khoảng 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều (Ảnh: Internet).

Nhịp sinh học kiểu gấu chiếm đa số so với các kiểu khác. Theo tiến sĩ Breus, khoảng 50% người trưởng thành thuộc loại này, có thể đó chính là lý do khiến xã hội của chúng ta được quy định giờ làm việc chủ yếu vào ban ngày.

Sư tử

Kiểu này gần giống với “chim sớm”. Những người thuộc loại sư tử thường cảm thấy tràn trề năng lượng nhất khi thức dậy lúc sáng sớm và hoàn thành những việc cần làm trước buổi trưa. Khoảng 15-20% mọi người thuộc nhóm này.

Sư tử thích hợp với buổi sáng sớm (Ảnh: Internet).
Sư tử thích hợp với buổi sáng sớm (Ảnh: Internet).
Sponsor

Nếu bạn cảm thấy vui vẻ sảng khoái khi thức dậy lúc 6 giờ sáng thì có lẽ bạn là sư tử, khi đó nên sắp xếp thời gian để làm những việc quan trọng trước buổi trưa. Sư tử khởi đầu ngày mới với tinh thần khí thế, nhưng thường cảm thấy mệt mỏi và khó tập trung vào buổi chiều.

Sói

Nếu bạn tự cảm thấy mình là một “cú đêm” và cơ thể khỏe khoắn nhất vào lúc những người khác đang nghỉ ngơi vào buổi tối thì có lẽ nhịp sinh học của bạn giống với loài sói. Nhóm này cũng chiếm khoảng 15-20% dân số.

Bạn có phải là sói - thích làm việc ban đêm? (Ảnh: Internet).
Bạn có phải là sói – thích làm việc ban đêm? (Ảnh: Internet).

Trong tự nhiên, loài sói hoạt động chủ yếu vào thời gian muộn trong ngày. Những người thuộc nhóm này hay thức khuya và rất khó dậy sớm, vì vậy thường khó thích nghi với khung thời gian của tập thể. Năng suất của sói đạt đỉnh cao nhất trong khoảng 12 giờ trưa tới 4 giờ chiều, sau đó tăng cao lần nữa vào khoảng 6 giờ chiều.

Cá heo

Nếu bạn thấy khó chìm vào giấc ngủ và khó duy trì thời gian đi ngủ cố định thì có lẽ bạn thuộc nhóm cá heo. Trong số tất cả các kiểu nhịp sinh học thì đây là kiểu hiếm nhất – chỉ chiếm khoảng 10% dân số.

Cá heo ít ngủ và ngủ không sâu (Ảnh: Internet).
Cá heo ít ngủ và ngủ không sâu (Ảnh: Internet).
Sponsor

Những người này thường ngủ ít và không sâu vì họ rất nhạy cảm với các yếu tố bên ngoài như tiếng ồn và ánh sáng, thậm chí nhiều người có thể được chẩn đoán mắc chứng mất ngủ. Nhưng bù lại, “cá heo” có khả năng duy trì mức năng lượng cao trong khoảng thời gian dài, khoảng từ 3 giờ chiều đến 9 giờ tối.

Làm sao để biết mình thuộc nhóm nào?

Nghiên cứu cho thấy nhịp sinh học của mỗi người bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tuổi tác, giới tính, môi trường và thậm chí cả di truyền. Trước tuổi 40, phụ nữ thường có nhịp sinh học trung bình sớm hơn nam giới, nhưng sau độ tuổi đó thì ngược lại. Thanh thiếu niên thường có nhịp sinh học muộn hơn, còn người lớn có thể thay đổi sang khung giờ sớm hơn khi đã có tuổi.

Cách để tìm ra nhịp sinh học bản thân mình là thực hiện các bài test:

  • MEQ (Morningness-Eveningness Questionnaire): Đây là bảng gồm 19 câu hỏi về các hoạt động của bạn trong ngày. Mỗi phương án trả lời được cho điểm, cuối cùng tính tổng điểm để phân loại bạn thuộc nhóm buổi sáng, buổi tối hoặc trung gian.
  • Bài test The Power of When: Bài test này được thiết kế bởi chính tiến sĩ Breus nhằm xác định kiểu đồng hồ sinh học của mỗi người để sắp xếp khung giờ trong ngày phù hợp với chu kỳ tự nhiên của cơ thể.

Cách sắp xếp thời gian theo nhịp sinh học để ngủ ngon và làm việc tối ưu

Không phải tất cả mọi người đều có nhịp sinh học như nhau, do đó lịch học trên trường hoặc giờ làm việc ở cơ quan có thể không phù hợp với bản thân bạn. Biết được khung thời gian tối ưu của mình sẽ giúp mỗi người sắp xếp các hoạt động trong ngày để làm việc hiệu quả hơn và ngủ ngon hơn.

Dưới đây là thời gian biểu hàng ngày lý tưởng cho từng loại nhịp sinh học nêu trên.

Thức dậy Ăn sáng Tập trung làm việc Ăn trưa Tập thể dục Ăn tối Đi ngủ
Gấu 7 giờ sáng 7h30 sáng 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều 12 giờ 6 giờ chiều 7h30 tối 11 giờ tối
Sư tử 5h30 sáng 6 giờ sáng 7 giờ sáng đến 12 giờ trưa 12 giờ 5 giờ chiều 6 giờ chiều 9h30 tối
Sói 7h30 sáng 8 giờ sáng 1 giờ chiều 4 giờ chiều đến 6 giờ chiều 7 giờ tối 8 giờ tối 12 giờ đêm
Cá heo 6h30 sáng 7h30 sáng 12 giờ trưa 3 giờ chiều đến 9 giờ tối 6 giờ chiều 7h30 tối 11h30 tối

Bạn tự thấy mình là kiểu người nào: gấu, sư tử, sói hay cá heo? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận nhé!

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Sponsor
Xem thêm

Tại sao có người ngủ sâu và có người dễ thức? Làm cách nào để ngủ ngon không bị chập chờn?

Có những người “ngủ say như chết”, sét đánh ngang tai vẫn ngủ ngon lành, trong khi có người rất dễ tỉnh dậy vì những tiếng động nhỏ. Tại sao lại khác nhau như vậy? Có phải đó là đặc điểm bẩm sinh hay chúng ta có thể tìm cách khắc phục được?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn thấy bài này thế nào?
Có 14 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(