Cả thế giới đang khuyến cáo về sự tăng nhanh của hội chứng rối loạn tự kỷ với trẻ em trong thời gian gần đây. Vậy bạn đã thực sự biết được bao nhiêu về hội chứng rối loạn tự kỷ này rồi? Cùng BlogAnChoi khám phá 8 điều cần biết về chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ nhỏ ngay sau đây nhé!
- 1.Triệu chứng của rối loạn tự kỷ có thể được chẩn đoán từ rất sớm
- 2. Tỉ lệ trẻ mắc chứng rối loạn tự kỷ đang tăng rất nhanh
- 3. Triệu chứng chẩn đoán tự kỷ đa dạng, phức tạp
- 4. Tự kỷ có thể bắt đầu trước khi sinh
- 5.Bé trai có thể mắc chứng rối loạn tự kỷ cao hơn
- 6. Trẻ tự kỷ nhiều khả năng bị mắc các bệnh khác
- 7. Vắc-xin không gây ra chứng tự kỉ ở trẻ nhỏ
- 8. Nên can thiệp sớm khi phát hiện triệu chứng tự kỷ
1.Triệu chứng của rối loạn tự kỷ có thể được chẩn đoán từ rất sớm
Theo nghiên cứu, trẻ 18 tháng tuổi đã có thể chẩn đoán được triệu chứng của rối loạn tự kỷ. Tuy nhiên, khi trẻ ở 24 tháng tuổi, chẩn đoán sẽ có cơ sở chắc chắn hơn.
Không có xét nghiệm y khoa cho chứng tự kỷ, vì vậy các bác sĩ thường đánh giá hành vi của trẻ thông qua kiểm tra sự phát triển và sau đó là đánh giá chẩn đoán toàn diện, bao gồm xét nghiệm thính giác, thị lực và thần kinh để xác định triệu chứng.
2. Tỉ lệ trẻ mắc chứng rối loạn tự kỷ đang tăng rất nhanh
Theo thống kê của CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kì) giai đoạn 2000-2010, tỉ lệ trẻ mắc rối loạn tự kỷ là 1/68. Trong khi đó trước năm 2000, tỉ lệ này là 1/150. Điều này đã thể hiện sự gia tăng nhanh đến chóng mặt của hội chứng nguy hiểm này.
Alexandra Perryman, một nhà phân tích hành vi, trưởng nhóm lâm sàng tại Viện Tâm thần trong chương trình về tự kỷ đầu tiên của UPMC Theiss cho biết: “Tiêu chuẩn chẩn đoán tự kỷ đang thay đổi, điều đó cũng dẫn đến số lượng trẻ được chẩn đoán tăng lên.” Các nhà nghiên cứu cũng đang rất nỗ lực tìm kiếm hướng đi đúng trong chẩn đoán tự kỷ.
3. Triệu chứng chẩn đoán tự kỷ đa dạng, phức tạp
Triệu chứng rối loạn tự kỷ có thể khác nhau tùy thuộc vào từng đối tượng. Đối với một số người, những triệu chứng này khó phát hiện, tuy nhiên với một số người khác, biểu hiện lại rất rõ ràng.
Các triệu chứng của rối loạn tự kỷ nói chung có khuynh hướng liên quan đến kỹ năng giao tiếp và hành vi xã hội, được biểu hiện ra ngoài như cực kỳ lén lút, không muốn chơi với trẻ em khác, hoặc không thể hiện cảm xúc qua đôi mắt.
Trẻ rối loạn tự kỷ có thể lặp lại hành vi nhất định (như vỗ tay) nhiều lần, hoặc chúng có thể bị ám ảnh bởi một đồ chơi đặc biệt nào đó. Thiếu kỹ năng nói, chậm nói, không biết duy trì hội thoại là một trong những triệu chứng phổ biến nhất, thường xuất hiện ở 20 đến 30% người mắc chứng rối loạn tự kỷ.
Ngoài ra còn một số dấu hiệu khác bố mẹ cũng cần chú ý ở trẻ nhỏ như: giọng nói khác thường, chạy vòng quanh, đi kiễng ngót, ăn ít nhai hay không biết chơi giả vờ.
4. Tự kỷ có thể bắt đầu trước khi sinh
Các nhà khoa học không biết chính xác nguyên nhân gây ra chứng rối loạn tự kỷ. Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng sự kết hợp các yếu tố di truyền và môi trường làm tăng nguy cơ phát triển chứng rối loạn phổ tự kỷ, nhưng vẫn còn rất nhiều điều chưa thể lý giải được.
Nghiên cứu cho thấy một số loại thuốc được dùng trong khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ tự kỷ (như valproic acid, thuốc theo toa dùng để điều trị chứng động kinh). Có bằng chứng mới cho thấy trẻ em có thể bắt đầu phát triển chứng tự kỷ trước khi chúng được sinh ra. “Đây là một thời điểm rất quan trọng” Halladay giải thích.
5.Bé trai có thể mắc chứng rối loạn tự kỷ cao hơn
Chứng rối loạn tự kỷ được thống kê phổ biến hơn 4,5 lần ở bé trai so với trẻ em gái. Mặc dù các bé trai được chẩn đoán rối loạn tự kỷ nhiều hơn nhưng số bé gái được chẩn đoán mắc hội chứng này đang ngày càng gia tăng.
Bạn có thể tham khảo các sách về phương pháp hỗ trợ trẻ tự kỉ tại đây!
6. Trẻ tự kỷ nhiều khả năng bị mắc các bệnh khác
Khoảng 2% người bị tự kỷ có hội chứng X dễ vỡ, rối loạn di truyền gây ra tình trạng khuyết tật về trí tuệ, và khoảng 39% người mắc chứng tự kỷ bị động kinh vào thời điểm họ trưởng thành.Những người đã phát hiện mắc chứng rối loạn tự kỷ cũng có nguy cơ cao hơn về các bệnh khác.
Hơn nữa, những người mắc chứng rối loạn tự kỷ cũng có thể dễ bị gặp nhiều vấn đề về thần kinh như lo lắng, trầm cảm, mất ngủ hay các bệnh lý về dị ứng, dạ dày.
7. Vắc-xin không gây ra chứng tự kỉ ở trẻ nhỏ
Năm 1998, lần đầu tiên có một nghiên cứu đưa ra mối liên quan giữa vắc-xin ngừa sởi, quai bị, sởi Đức (MMR) với chứng rối loạn tự kỷ. Nghiên cứu đó đã bị coi là thiếu sót, và tạp chí ban đầu xuất bản nó đã thu hồi lại. Các nghiên cứu tiếp theo đã liên tục tìm ra vắc-xin an toàn mà không có mối liên hệ nào giữa tiêm chủng trẻ em và chứng tự kỷ.
8. Nên can thiệp sớm khi phát hiện triệu chứng tự kỷ
Không có phương pháp chữa bệnh tự kỷ, nhưng sự can thiệp sớm có thể giúp trẻ tự kỷ phát triển mạnh khỏe hơn về sau. Ứng dụng phân tích hành vi (ABA) và trị liệu nghề nghiệp, lời nói, thể chất là phương pháp thường được sử dụng để điều trị tự kỷ.
Ngoài ra còn có các loại thuốc có sẵn để giúp điều trị một số triệu chứng của chứng rối loạn tự kỷ như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh, hoặc thuốc để giúp tập trung với những người khó tập trung.
Theo dõi thêm một số bài viết sau đây để chăm sóc tốt hơn cho con của bạn:
- Nên cho trẻ em sử dụng điện thoại ở tuổi nào?
- 5 điều cần biết về bệnh tiêu chảy ở trẻ em để phòng tránh, điều trị tốt nhất
Ngày nay, do tác động từ nhiều phía, chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ nhỏ ngày càng trở nên nghiệm trọng và nhức nhối. Qua bài viết “8 điều nhất định phải biết để phát hiện chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ nhỏ”, BlogAnChoi hi vọng đã mang lại thông tin thực sự cần thiết tới tất cả quý bạn đọc.
Các bạn đừng quên tiếp tục theo dõi chuyên mục sức khỏe của BlogAnChoi để cập nhật thêm những thông tin hữu ích mới nhé!