Hà thủ ô là một trong số những dược liệu được nhiều người thường xuyên sử dụng vì mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Vậy cụ thể công dụng của hà thủ ô là gì và cần lưu ý những gì khi sử dụng để không làm mất các đặc tính tốt vốn có của hà thủ ô? 

Sponsor

Các vị thuốc từ hà thủ ô

Vị thuốc hà thủ ô được sử dụng là rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây hà thủ ô – một loại cây dây leo bằng thân quấn, được gọi với nhiều tên khác nhau như thủ ô, dạ hợp, dạ giao đằng,..

Rễ củ có hình tròn, cũng có thể hình thoi, hình dạng to nhỏ không đều nhau. Củ nhỏ khi chế biến sẽ để nguyên, củ to nên bổ dọc hay chặt thành từng miếng to. Mặt ngoài củ màu nâu đỏ, lồi lõm do các vết ăn sâu tạo thành. Lát cắt ngang củ có lớp bần mỏng màu nâu sẫm, phần mềm vỏ màu đỏ hồng, nhiều bột và ở giữa có lõi gỗ.

hà thủ ô
Cây hà thủ ô (Nguồn: Internet).

Công dụng của hà thủ ô

Theo đông y, hà thủ ô có vị đắng, ngọt, chát, hơi ấm, tính ôn ảnh hưởng tới kinh can, thận. Có tác dụng dưỡng huyết, bổ can thận, làm xanh tóc và giúp nhuận tràng thông tiện, chủ trị các chứng bệnh như huyết hư thiếu máu, da xanh xao, gầy, đau lưng, táo bón và tóc bạc sớm. Cụ thể:

  • Hà thủ ô ở dạng khô hay tươi đều có công dụng giải độc, tiêu ung nhọt, mụn nhọt, da ghẻ lở, giúp thông tiểu, rối loạn tiêu hóa và chữa trị táo bón (hay gặp ở phụ nữ sau sinh và người cao tuổi). Với tác dụng này, có thể phối hợp hà thủ ô với kim ngân hoa, hạ khô thảo.
  • Dùng lâu dài hà thủ ô đem lại hiệu quả tốt với râu tóc, với người tóc bạc sớm có thể giúp râu tóc đen trở lại , giảm tình trạng tóc khô, rụng, xơ tóc.
  • Bổ máu, bổ thận, tốt cho gan, chữa các chứng bệnh thận gan suy yếu, các chứng về thần kinh, ăn ngủ kém, khí huyết suy nhược,  thiếu máu. Dùng hà thủ ô giúp an thần, ích tinh, làm thuốc bổ, tăng lực, trị di mộng tinh, khí hư, đại tiểu tiện ra máu, da mẩn ngứa, đau nhức người, chân tay mệt mỏi, suy yếu, hoa măt chóng mặt. Người già sau bệnh dùng hà thủ ô giúp hồi phục nhanh chóng hơn.
  • Bảo vệ gan, thúc đẩy sinh hồng cầu, hạn chế xơ vữa động mạch, tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện chức năng nội tiết (nhất là tuyến thượng thận và giáp trạng).
  • Tác dụng kháng khuẩn, nhuận tràng, làm chậm lão hóa, trẻ hóa làn da.
hà thủ ô
Hà thủ ô giúp làm đen tóc (Nguồn: Internet).

Cách dùng hà thủ ô? Hà thủ ô thu hoạch để sử dụng vào mùa nào là tốt nhất và cách chế biến hà thủ ô như thế nào?

Hà thủ ô thu hoạch thường vào mùa thu, khi lá bắt đầu khô úa, đào lấy củ đem rửa sạch, củ nhỏ để nguyên, củ to cắt thành miếng lát, sau đó đem phơi hay sấy khô. Nếu đồ chín rồi mới đem phơi thì hiệu quả tốt hơn. Trước khi dùng, thường đem chế biến bằng cách ngâm nước vo gạo, chế với đậu đen, tẩm ép sinh địa, tẩm rượu, mật ong, gừng, cam thảo khô,… Đặc biệt hà thủ ô có tác dụng làm đen râu tóc nên người ta thường chế hà thủ ô với đậu đen.

Cụ thể cách sơ chế: rửa củ sạch, ngâm nước vo gạo 1 ngày 1 đêm rồi đem rửa lại, đổ nước đậu đen ngập theo công thức 1kg hà thủ ô- 100g đậu đen- 2l nước, nấu đến khi nhừ nát đậu đen, gần cạn, đảo đều. Củ mềm nếu có lõi thì cần lấy ra bỏ lõi. Phơi cho khô hết nước đậu đen, làm sạch các vụn nát. Thái cạo mỏng rồi phơi khô. Nếu đồ thì thực hiện cửu chưng cửu sái, tức đồ 9 lần phơi 9 lần thì càng tốt.

Hà thủ ô có thể dùng bằng cách giã nát hoặc thuốc mỡ dùng để bôi, công dụng chữa các bệnh ngoài da. Tìm mua các sản phẩm chế biến từ hà thủ ô ở đây.

Lưu ý khi sử dụng hà thủ ô

Hà thủ ô có nhiều công dụng tốt với sức khỏe, nhưng nếu không biết cách sử dụng hợp lý trong từng trường hợp cụ thể, có thể gây nên các tác dụng phụ không mong muốn.

Dùng hà thủ ô sống và đã chế

Hà thủ ô sống là loại còn tươi, nguyên củ, chưa qua chế biến, chưa thái lát cũng chưa phơi khô. Bên trong hà thủ ô sống có chứa các hợp chất anthraglucosid làm kích ứng nhu động ruột và có thể gây ỉa chảy. Do đó, nếu dùng hà thủ ô sống một vài trường hợp có thể gây đau bụng, ỉa chảy, gây say. Dạng sống này chỉ dùng trong một số trường hợp táo bón, ung nhọt, sốt rét và tùy từng trường hợp khác nhau, kết hợp các vị thuốc khác để trị bệnh.

Hà thủ ô chế là loại đã được rửa, cắt thái và chế biến ngâm, tẩm ướp, đồ, phơi để làm tăng thêm hiệu quả trị bệnh và giảm các tác dụng phụ không mong muốn. Thường hà thủ ô chế được dùng nhiều hơn hà thủ ô sống.

hà thủ ô
Hà thủ ô chế với đậu đen (Nguồn: Internet).

Dùng hà thủ ô dễ gây tiêu chảy

Hà thủ ô vốn có tác dụng kích thích tiêu hóa, thông đại tiện, chữa táo bón, nhưng khi dùng liều lượng không phù hợp, kích thích quá mức lại gây rối loạn tiêu hóa. Do đó, những người có các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, hay viêm đường ruột,… thì không nên dùng hà thủ ô, đặc biệt là hà thủ ô sống thì càng không nên dùng.

  • Không nên dùng hà thủ ô, các sản phầm có chứa hà thủ ô khi bụng đói, chưa ăn gì vì dễ bị kích thích.
  • Khi dùng hà thủ ô, trong chế độ ăn không nên có các thực phẩm tanh, sống, dễ kích ứng tiêu hóa.
  • Nếu bị tiêu chảy thì dừng sử dụng hà thủ ô, chữa khỏi tiêu chảy mới tiếp tục sử dụng.

Hà thủ ô có thể gây tê bì chân tay, rối loạn điện giải

  • Tác dụng nhuận tràng quá mức làm giảm hấp thu kali, dẫn đến mất cân bằng điện giải, khiến có thể rơi vào tình trạng rối loạn điện giải, chân tay có cảm giác tê bì hay như kiến bò, cảm giác bị rối loạn, chân tay không thật.
  • Tình trạng này thường ít gặp, chủ yếu gặp ở nhóm người đã có tiền sử viêm đa dây thần kinh, các bệnh lý về phần cơ.
  • Khi sử dụng nếu gặp các biểu hiện lạ thì nên tạm dừng dùng thuốc và đến tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế.

Những thực phẩm cần kiêng khi dùng hà thủ ô

  • Tuyệt đối không dùng hà thủ ô với củ cải trắng, tỏi, hành. Các loại thực phẩm mang đặc tính cay nóng khác ví dụ như hạt tiêu, củ gừng, ớt cũng nên tránh khi dùng hà thủ ô.
  • Hà thủ ô khi dùng nên kiêng máu động vật (các loại tiết gà vịt luộc, tiết dê, tiết canh…), các loại cá không vảy.
  • Ngoài ra, cũng không nên dùng hà thủ ô ở những người huyết áp thấp, đường huyết thấp.
hà thủ ô
Hạn chế ăn đồ tanh sống khi dùng hà thủ ô (Nguồn: Internet).

Một vài bài viết hữu ích liên quan bạn có thể tham khảo:

Hi vọng với bài viết trên, các bạn đã có những thông tin hữu ích về hà thủ ô, công dụng cũng như cách dùng hà thủ ô hiệu quả và an toàn. Đừng quên thường xuyên ghé thăm chuyên mục Sức khỏe của BlogAnChoi để cập nhật thêm nhiều thông tin mới bạn nhé!

Sponsor
Xem thêm

15 loại thực phẩm tốt cho bệnh trĩ bạn cần "lưu liền, nhớ ngay"

"Người bệnh trĩ nên ăn gì?" là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm để tìm ra chế độ ăn uống phù hợp. Sau đây BlogAnChoi sẽ giới thiệu cho bạn top những loại thực phẩm tốt cho bệnh trĩ, giúp làm giảm cảm giác đau, khó chịu do trĩ và ngăn ngừa sự phát triển của búi ...
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn thấy bài này tuyệt chứ?
Có 2 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(