Trong ngành công nghiệp Kpop, các idol ngoại quốc thường phải đối mặt với những thách thức đặc biệt, từ việc thích nghi với văn hóa và ngôn ngữ mới cho đến việc chịu đựng sự kỳ thị và thiên vị. Sự phân biệt này không chỉ gây ra bất công cho các nghệ sĩ mà còn đi ngược lại với xu hướng toàn cầu hóa của Kpop khi mà ngành công nghiệp này đang cố gắng mở rộng ảnh hưởng ra toàn thế giới. Vậy nguyên nhân gì khiến cho các idol ngoại quốc phải chịu đựng sự ghẻ lạnh từ chính công ty giải trí của mình như vậy?

Tại sao các công ty giải trí Hàn Quốc lại cần Idol ngoại quốc?

Mở rộng thị trường, mở rộng đối tượng khán giả

Đầu tiên, các công ty giải trí Hàn Quốc như SM Entertainment đã dần nhận ra tầm quan trọng của việc tuyển chọn idol ngoại quốc như một chiến lược để mở rộng thị trường và đối tượng khán giả. Việc này không chỉ giúp họ tiếp cận được với người hâm mộ ở các quốc gia khác nhau mà còn tạo điều kiện để hình ảnh và âm nhạc của Hàn Quốc lan tỏa rộng rãi hơn trên toàn cầu.

Việc mở rộng sang các thị trường có tiềm năng lớn như Nhật Bản, Trung Quốc giúp các công ty đẩy mạnh doanh số, đồng thời bành trướng quyền lực và tiếng tăm của họ trên toàn cầu. Chính vì thế, ngay từ đầu thập niên 2000, SM Entertainment đã nhanh chóng nắm bắt các xu thế này. Họ truy lùng các gương mặt mới đến từ Trung Quốc với hy vọng đem làn sóng âm nhạc Kpop đến xâm chiếm thị trưởng đại lục cũng như liên tục cho gà nhà debut album tiếng Nhật tại xứ sở hoa anh đào.

Sự thành công và thu hút của Unit Idol người Nhật đầu tiên là Sana - Momo - Mina (TWICE), là bước đệm tạo tiền đề cho các bạn trẻ người Nhật khác có thêm cơ hội trờ thành Idol Kpop. Nguồn: ảnh từ Internet.
Sự thành công và thu hút của Unit Idol người Nhật đầu tiên là Sana – Momo – Mina (TWICE), là bước đệm tạo tiền đề cho các bạn trẻ người Nhật khác có thêm cơ hội trờ thành idol Kpop (Nguồn: Internet)

Bằng chứng cho thấy, trong năm 2023 vừa qua, SM Entertainment ghi nhận doanh số tiêu thụ album cao nhất trong lịch sử. Cụ thể, trong báo cáo tài chính công bố ngày 7/2/2024, doanh thu của công ty năm 2023 đạt 960 tỷ won (724 triệu USD), lợi nhuận kinh doanh 115,4 tỷ won (87 triệu USD), tăng lần lượt 13% và 27% so với năm trước. Trong số khoản lợi nhuận ấy, doanh thu từ lượng tiêu thụ Album và các chuỗi concert ở các thị trường nước ngoài đóng góp không nhỏ.

Năm 2023, NCT Dream tổ chức thành công 41 đêm diễn tại 26 thành phố trên thế giới. Aespa biểu diễn 31 đêm concert tại 21 thành phố và còn nhiều đóng góp của các nghệ sĩ khác. Nguồn: Ảnh từ Internet
Năm 2023, NCT Dream tổ chức thành công 41 đêm diễn tại 26 thành phố trên thế giới. Aespa biểu diễn 31 đêm concert tại 21 thành phố và còn nhiều đóng góp của các nghệ sĩ khác (Nguồn: Internet)

Chiêu mộ những tài năng mới

Bên cạnh đó, các công ty giải trí Hàn Quốc đương nhiên không thể nào bỏ lỡ những tài năng vượt trội bên ngoài được. Các nghệ sĩ ngoại quốc như Lisa (BLACKPINK) hay Shotaro (Riize) đã chứng minh rằng họ có thể đóng góp không nhỏ vào sự thành công của nhóm nhạc và công ty quản lý trong việc thu hút các các tài nguyên từ thị trường nước ngoài. Họ mang lại sự đa dạng văn hóa, ngôn ngữ và phong cách, từ đó thu hút một lượng lớn người hâm mộ quốc tế, đồng thời góp phần vào việc xây dựng hình ảnh đa văn hóa cho Kpop.

Các Idol người ngước ngoài vô cùng tài năng. Nguồn: ảnh từ Internet
Các idol người ngước ngoài vô cùng tài năng (Nguồn: Internet)

Vì sao các công ty giải trí thường nghiêm khắc với các Idol ngoại quốc hơn?

Sự khác biệt văn hóa, ngôn ngữ

Các công ty giải trí thường áp dụng quy định nghiêm ngặt đối với các Idol ngoại quốc bởi sự khác biệt văn hóa có thể dẫn đến những hiểu lầm không đáng có. Điều này không chỉ giúp bảo vệ hình ảnh của các nghệ sĩ mà còn đảm bảo tính chuyên nghiệp và uy tín của công ty. Trong thời đại ngày nay, khi mà một câu nói có thể trực tiếp tác động đến giá trị lên xuống của cổ phiếu thì việc cẩn thận khi phát ngôn là vô cùng cần thiết.

Kinh nghiệm từ những vụ lùm xùm với Idol ngoại quốc trong quá khứ.

Bên cạnh đó,vụ lùm xùm liên quan đến các idol ngoại quốc lớn nhất khiến cho các công ty e dè phải kể đến việc dứt áo ra đi của các cựu thành viên EXO năm xưa.

Năm 2014, khi EXO đang dần bước lên đỉnh cao sự nghiệp thì 3 thành viên Trung Quốc là Ngô Diệc Phàm (Kris), Lộc Hàm (Luhan) và Hoàng Tử Thao (Tao) lần lượt đệ đơn kiện SM Entertainment để chấm dứt hợp đồng.

Năm 2023, NCT Dream tổ chức thành công 41 đêm diễn tại 26 thành phố trên thế giới. Aespa biểu diễn 31 đêm concert tại 21 thành phố và còn nhiều đóng góp của các nghệ sĩ khác. Nguồn: Ảnh từ Internet
Sau khi rời nhóm, cả Ngô Diệc Phàm (Kris), Lộc Hàm (Luhan) và Hoàng Tử Thao (Tao) đều có sự nghiệp khá thành công tại quê nhà Trung Quốc (Nguồn: Internet)

Việc này gây ảnh hưởng nặng cho cổ phiếu của SM Entertainment nói riêng và cả cho sự nghiệp của EXO nói chung. Hậu quả là hình ảnh nhóm bị tổn hại các hoạt động âm nhạc bị gián đoạn, số lượng fan hâm mộ giảm sút. Điều này đối với một nhóm nhạc đang trên đà phát triển là vô cùng bất lợi. Rất may, EXO đã vượt qua khó khăn và tiếp tục hoạt động với 9 thành viên còn lại. Nhóm đã phát hành nhiều album thành công và gặt hái nhiều giải thưởng danh giá.

Năm 2023, NCT Dream tổ chức thành công 41 đêm diễn tại 26 thành phố trên thế giới. Aespa biểu diễn 31 đêm concert tại 21 thành phố và còn nhiều đóng góp của các nghệ sĩ khác. Nguồn: Ảnh từ Internet
Hiện nay, EXO được xem là một trong những nhóm nhạc K-pop thành công nhất mọi thời đại (Nguồn: Internet)

Qua kinh nghiệm từ những việc như trên, các công ty đã trở nên cẩn trọng hơn trong việc quản lý Idol ngoại quốc, nhằm tránh những phát ngôn hoặc hành động có thể gây ra những phản ứng tiêu cực từ công chúng và truyền thông. Đồng thời, việc này cũng giúp các Idol ngoại quốc hiểu rõ hơn về văn hóa và xã hội nơi họ hoạt động, từ đó hòa nhập tốt hơn và tránh được những sai lầm không đáng có.

Những lần các Idol ngoại quốc bị cho là bị phân biệt đối xử

Chia line hát và thời lượng lên hình không đồng đều

Hầu như các thành viên ngoại quốc đều không được chia nhiều Line hát trên sân khấu. Ví dụ, trong những bài hát nổi tiếng của NCT 127 như Sticker, có thể thấy Yuta (đến từ Nhật Bản) và Johnny (đến từ Mỹ) không có nhiều cơ hội được tỏa sáng. Line hát của hai anh chàng có phần khiêm tốn hơn các thành viên còn lại.

Một ví dụ khác là thành viên Huening Bahiyyih (Kep1ler) bước ra từ chương trình sống còn Girls Planet 999 do Mnet tổ chức và xuất sắc đạt vị trí á quân. Thế nhưng ngay trong bài hát ra mắt WA DA DA của nhóm, cô nàng không được chia nhiều line hát như mọi người nghĩ. Phần lớn các fan cho rằng vì cô nàng là con lai hai dòng máu Hàn – Mỹ nên không được đối xử công bằng như các thành viên người Hàn Quốc gốc khác.

Bahiyyih chỉ được hát tổng cộng 8.6 giây cùng thời lượng lên hình ít ỏi đến đáng buồn. Nguồn: ảnh từ Internet.
Bahiyyih chỉ được hát tổng cộng 8.6 giây cùng thời lượng lên hình ít ỏi đến đáng buồn (Nguồn: Internet)

“Phong ấn” sức ảnh hưởng của các Idol ngoại quốc

Mặt khác, một vài công ty vẫn lo sợ việc những idol người ngoại quốc trở nên quá nổi tiếng so với các thành viên khác tại thị trường quê nhà sẽ khiến họ trở nên sao lãng các hoạt động chung của nhóm. Thế nên, các công ty thường cố gắng kiểm soát không cho độ nổi tiếng của các idol ngoại quốc vươn xa. Lisa BLACKPINK là trường hợp có thể kể đến việc bị công ty chủ quản cũ YG Entertainment “phong ấn” các tài nguyên.

Sự kiện YG Entertainment loại bỏ phần nhảy solo của Lisa trong ca khúc "DDU-DU DDU-DU" đã gây ra nhiều tranh cãi. Nguồn: ảnh từ Internet
Sự kiện YG Entertainment loại bỏ phần nhảy solo của Lisa trong ca khúc DDU-DU DDU-DU đã gây ra nhiều tranh cãi (Nguồn: Internet)

Theo lời kể từ biên đạo múa, một phần dance break đặc biệt đã được thiết kế cho Lisa trong DDU-DU DDU-DU nhưng không được giữ lại trong phiên bản cuối cùng. Sự việc này đã làm dấy lên sự phẫn nộ trên mạng xã hội khi nhiều người hâm mộ cảm thấy rằng công ty đang cố tình không cho thấy hết khả năng nhảy múa xuất sắc của Lisa, hoặc thậm chí là hạn chế sự nổi bật và sự chú ý mà cô xứng đáng nhận được.

Kết luận

Có vẻ như đa số người hâm mộ tại Hàn Quốc không mấy mặn mà với các thần tượng đến từ nước ngoài. Điều này phản ánh một xu hướng nhất định trong cộng đồng người hâm mộ, nơi mà sự ủng hộ có thể biến chuyển tùy thuộc vào nguồn gốc của các idol. Mặc dù vậy, âm nhạc và nghệ thuật không biên giới và những tài năng ngoại quốc vẫn tiếp tục nỗ lực để ghi dấu ấn của mình trong lòng người hâm mộ trên toàn thế giới.

Điều quan trọng là phải nhận ra rằng, sự đa dạng và sự chấp nhận là chìa khóa để phát triển bền vững và các công ty giải trí cần phải làm việc chăm chỉ hơn nữa để tạo ra một môi trường công bằng và hỗ trợ cho tất cả các nghệ sĩ, bất kể nguồn gốc của họ. Điều này không chỉ giúp các idol ngoại quốc cảm thấy được chào đón và đánh giá cao mà còn góp phần vào sự phát triển của Kpop như một hiện tượng văn hóa toàn cầu.

Bạn có thể quan tâm:

Xem thêm

Thử thách ARMY: Xem qua chùm ảnh "siêu thực" của V (BTS) mà không đổ gục!

Hiện nay, BTS đang là một trong những nhóm nhạc không chỉ nổi danh đình đám ở lãnh thổ Hàn Quốc, mà còn lan truyền rộng rãi trên toàn thế giới. Trong đó, V là thành viên có lượng fan hùng hậu bậc nhất khi sở hữu gương mặt đẹp như tượng tạc và thần thái thu hút trên ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận