Chắc hẳn những bệnh nhân được chẩn đoán hoặc đang trong quá trình điều trị một số bệnh có liên quan đến tim mạch sẽ từng nghe qua về phương pháp chụp MRI tim. Phương pháp này được các bác sĩ áp dụng rất phổ biến để chẩn đoán cũng như điều trị bệnh. Vậy phương pháp này quan trọng như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!
Thông tin cơ bản về tim
Bộ phận đóng vai trò quan trọng trong cơ thể không thể không nhắc đến tim. Được biết đến là cơ quan vận chuyển cũng như điều hoà các hoạt động của máu đi khắp các cơ thể, duy trì sự sống cho các tế bào thông qua cơ hoành ở mặt trên của tim.
Tim được chia làm 4 buồng, mỗi buồng đều có những chắc năng cũng như nhiệm vụ hoạt động vận hành hoàn toàn khác nhau. Nhìn chung, về phần cấu tạo của tim cũng khá phức tạp. Chính vì vậy, các cơ quan hoạt động của tim rất dễ gặp phải các vấn đề gây ra bệnh, điển hình là các bệnh về tim mạch cấp tính.
Phương pháp chụp MRI tim là một trong số những kỹ thuật phát triển cũng như hiện đại nhất, giúp các bác sĩ có thể phát hiện cũng như chẩn đoán các vấn đề mà tim đang gặp phải. Từ đó đưa ra được những phương án kịp thời nhất cho người bệnh, để tình trạng bệnh không phát triển xấu đi.
Tầm quan trọng của phương pháp MRI tim
Phương pháp chụp MRI được sử dụng khi kiểm tra tim mạch là phương pháp được các bác sĩ sử dụng nhiều nhất để kiểm tra cho các bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu nghi là mắc phải các bệnh lý về tim mạch.
Mục đích của việc sử dụng phương pháp MRI tim có thể giúp các bác sĩ:
1.Chẩn đoán được các bệnh có liên quan đến tim mạch một cách nhanh chóng
Có 2 loại bệnh lý liên quan đến tim mạch thường gặp phổ biến nhất đó là tim mạch mãn tính và tim mạch cấp tính. Việc được chẩn đoán cũng như phát hiện ra bệnh sớm nhất là tiền đề quan trọng để giúp cho việc tìm ra phương pháp giải quyết triệt để tình trạng bệnh một cách nhanh nhất, đạt hiệu quả cao, tránh tình trạng bệnh nặng hơn gây nguy hiểm cho sức khoẻ.
Sử dụng phương pháp MRI tim sẽ áp dụng kỹ thuật chụp cộng hưởng cho tim, từ đó sẽ giúp các bác sĩ:
- Kiểm tra được kết cấu, các dấu hiệu bất thường cũng như các chức năng hoạt động nếu như bệnh nhân gặp phải tình trạng tim bẩm sinh.
- Những người có dấu hiệu bị khó thở, đau ngực thường xuyên, khi sử dụng phương pháp MRI tim các bác sĩ sẽ kiểm tra cũng như đưa ra kết luận một cách chính xác nhất là do người bệnh mắc phải bệnh giãn cơ tim, cơ tim có dấu hiệu phì đại hoặc viêm,….
- Việc sử dụng kỹ thuật chụp cộng hưởng cho tim còn giúp các bác sĩ phát hiện cũng như kiểm soát được các khối u ảnh hưởng đến tim. Từ đó, đưa ra được phương pháp điều trị ngăn ngừa bệnh phát triển nặng hơn.
- MRI tim giúp cho các bệnh lý liên quan đến tình trạng van tim được phát hiện sớm cũng như giúp các bác sĩ theo dõi được các bệnh lý này.
- Những dấu hiệu bất thường trong hoạt động chuyển hoá cơ tim cũng được chẩn đoán một cách dễ dàng nhất thông qua phương pháp MRI tim.
2. Giúp quá trình điều trị bệnh lý về tim mạch được theo dõi tốt nhất
Việc kiểm soát cũng như điều trị trị các bệnh lý có liên quan đến tim mạch cần phải có quy trình theo dõi với các thiết bị tốt nhất cũng như cần có sử quản lý nghiêm ngặt để mọi hoạt động luôn được đảm bảo một cách toàn nhât, giữ cho hoạt động của tim luôn trong trạng thái ổn định.
Vì vậy, việc sử dụng phương pháp MRI tim là phương pháp tối ưu nhất đối với bệnh nhân mắc bệnh có liên quan đến tim mạch. Các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp này để kiểm tra cũng như theo dõi định kỳ tình trạng bệnh của bệnh nhân.
Hình ảnh thông qua kỹ thuật chụp cộng hưởng từ tim sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để bác sĩ có thể theo dõi cũng như đánh giá được các hoạt động của tim cũng như phát hiện được dấu hiệu hiệu bất thường trong quá trình điều trị và sau khi trải qua ca phẫu thuật tim. Từ đó, bác sĩ có thể dễ dàng hỗ trợ bệnh nhân một cách tốt nhất.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết của BlogAnChoi dưới đây:
- Chế độ dinh dưỡng cần thiết nhất cho người bị nhồi máu cơ tim
- Cảnh báo 9 dấu hiệu sớm của bệnh tim mà bạn không nên chủ quan
Cảm ơn mọi người đã quan tâm đến bài viết. Đừng quên theo dõi BlogAnChoi để biết thêm nhiều điều mới hơn nhé!
Bài viết này còn chưa hoàn thiện nếu thiếu đi những ý kiến đóng góp của các bạn, hãy bình luận và chia sẻ để chúng ta cùng nhau hoàn thiện nhé.