Mặc dù những câu chuyện ý nghĩa đằng sau sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp có thể thuyết phục khách hàng tin dùng sản phẩm và dịch vụ của họ, nhưng liệu đây có phải là công thức duy nhất để thành công? Apple cho thấy chiến lược thương hiệu xuất sắc của họ không chỉ bị gói gọn trong một câu chuyện kể.

Sponsor

Bạn có bao giờ nhìn lại hành trình mua sắm của mình chưa? Điều gì đã giúp các thương hiệu, trong lần đầu tiên xuất hiện, gieo hạt mầm niềm tin trong tâm trí bạn? Dĩ nhiên, điều đó chắc chắn không phải là câu chuyện dài đằng sau thương hiệu mà bạn chưa kịp tìm hiểu. Vậy chỉ một câu nói truyền cảm hứng có thể níu chân bạn ở lại cùng thương hiệu không?

Không để độc giả chờ lâu nữa, ngay bây giờ BlogAnChoi có thể “mổ xẻ” chiến lược thương hiệu xuất sắc của Apple để đưa ra đáp án chính xác cho câu hỏi đó.

Sức mạnh của những lời tự sự chân thật đến từ thương hiệu

Lời tự sự của thương hiệu không bị bó buộc theo cấu trúc mở đầu – diễn biến – kết thúc của một câu chuyện. Nó giúp gợi mở hướng giải quyết vấn đề cho khách hàng mà không tạo ra cảm giác bị áp đặt bất kỳ một giải pháp cụ thể nào, từ đó trao cho khách hàng quyền quyết định hành động, theo cách riêng của mình. Vì vậy, có thể nói cách truyền tải thông điệp của thương hiệu theo phương thức tự sự sẽ giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh cực kỳ lớn.

Chiến lược thương hiệu của Apple khiến cả thế giới phải kinh ngạc (Ảnh: Internet)
Chiến lược thương hiệu của Apple khiến cả thế giới phải kinh ngạc (Ảnh: Internet)

Sự thành công vang dội của Apple là một minh chứng. Khi mỗi người bị xem như là một điểm dữ liệu, ai trong chúng ta cũng cảm thấy mình kém quan trọng trong thế giới số rộng lớn. Nhưng Apple lại cho thấy sự thay đổi có thể xảy ra nếu chúng ta dám nghĩ khác. Và rồi điều đó cũng trở thành hiện thực, đồng thời mở ra một giai đoạn mới của thời đại số, ở đó con người biểu lộ cá tính độc đáo của riêng mình.

Vì Apple đã mang đến giải pháp khá hay ho cho con người thời ấy nên không có gì bất ngờ khi John Hagel III, nhà tư vấn quản trị kinh doanh đến từ Deloitte (đã về hưu) và thung lũng Silicon, so sánh thương hiệu này giống như một “tín ngưỡng” được khách hàng sùng bái.

Thách thức đối với các doanh nghiệp trong thời đại ngày nay

Khách hàng ngày càng quyền lực và có nhiều yêu sách hơn. Họ dễ dàng tìm hiểu về các thương hiệu cũng như dễ dàng tiếp cận và thay đổi để lựa chọn thương hiệu có thể đáp ứng nhu cầu của mình. Thực tế cho thấy khách hàng không có niềm tin tuyệt đối với bất kỳ thương hiệu nào.

Cửa hàng Apple tại Italy (Ảnh: Internet)
Cửa hàng Apple tại Italy (Ảnh: Internet)

Mặt khác, cuộc chiến cạnh tranh giữa các thương hiệu đã gây ra nhiều áp lực về mặt hiệu suất trong khi deadline công việc còn bị rút ngắn, khiến con người luôn bị ám ảnh bởi việc phải cố gắng đạt được năng suất như công ty mong đợi. Nếu chỉ nghĩ đến tiến độ công việc mà không thể quan tâm sở thích, nhu cầu của khách hàng, thì dĩ nhiên, khách hàng cũng không thể trao đi niềm tin của mình.

Đó là một trong những ví dụ về nỗi sợ hãi của con người, hay nói theo John Hagel III thì đó là trạng thái cảm xúc có thể áp đảo mọi thứ. Khi con người cảm thấy sợ hãi, không phải thương hiệu nào cũng biết cách tận dụng sức mạnh to lớn của một thông điệp ý nghĩa để giúp họ vượt qua.

Gợi ý 4 bước xây dựng cuộc nói chuyện thành công với khách hàng

  • Bước 1: Nhân sự cấp C (COO, CEO, CMO…) rất nhạy bén trong việc tìm kiếm cơ hội tiềm ẩn, nhưng hãy tạm dừng lại ở đó để đội ngũ PR viết nên những dòng tự sự chân thật nhất bằng chính trải nghiệm của họ. Sau đó, các CEO, COO, CMO… hãy giúp nhân viên kết nối công việc và cuộc sống của họ với thông điệp của thương hiệu. Từ đó họ sẽ biết mình nên giúp khách hàng nắm bắt cơ hội như thế nào.
Dù có vai trò quan trọng, nhưng CEO không nên làm hết mọi việc (Ảnh: Internet)
Dù có vai trò quan trọng, nhưng CEO không nên làm hết mọi việc (Ảnh: Internet)
Sponsor
  • Bước 2: Với tư cách là một nhân sự cấp C, bạn hãy giải phóng tầm nhìn của mình, vượt ra khỏi những gì bạn biết về sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu, để tìm kiếm những nhu cầu, khát vọng chưa được thỏa mãn của khách hàng. Sau đó, bạn hãy tìm điểm chung giữa họ và bạn. Chỉ những giải pháp có thể truyền cảm hứng và kích thích tất cả mọi người mới đem đến sự lan tỏa mạnh mẽ nhất.
  • Bước 3: Hãy kêu gọi khách hàng hành động. Và những gì khách hàng cần làm không nên là những việc quá xa vời nhưng phải được kèm theo vài thử thách nhỏ.
  • Bước 4: Liên hệ với những câu chuyện truyền cảm hứng có thật trong cuộc sống và gửi gắm vào những lời tự sự chân thành. Nếu có thể, thương hiệu hãy gói ghém tất cả vào trong một câu khẩu hiệu để thu hút sự chú ý của khách hàng cũng như thúc đẩy họ.

Lời kết

Trong một thế giới còn quan trọng hóa các chỉ số đo lường hiệu suất mà không chú ý đến lợi ích của khách hàng, chúng ta càng phải tạo ra nhiều giá trị tốt đẹp hơn bằng việc quan sát, lắng nghe để thấu hiểu khách hàng. Một cuộc trò chuyện gần gũi có thể nói lên sự chân thành đó, đồng thời giúp khách hàng hiểu thêm về sứ mệnh của thương hiệu và quyết định đặt niềm tin.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Sponsor
Xem thêm

Tại sao Gen Z lại thích meme chế? Liệu đây có phải là công cụ truyền thông hiệu quả?

Có bao giờ các bạn Gen Z tự hỏi, meme chế từ đâu mà ra khiến ai cũng phải cười khanh khách mỗi khi lướt nhìn? Phải chăng điều này đã dẫn lối các marketer đến với thế giới sáng tạo vô cực của meme chế?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bài này ok không bạn?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(