Quả thanh trà hay sơn trà (xoài rừng) là một loại trái cây đặc sản của miền Tây, rất được ưa chuộng mỗi độ hè về. Hãy cùng tìm hiểu tác dụng và cách chế biến quả thanh trà vừa ngon vừa có lợi cho sức khỏe nhé.

Quả thanh trà là gì?

Thanh trà hay còn được gọi là sơn trà, chanh trà, xoài rừng, là một loại cây mọc dại phổ biến ở vùng An Giang, Cần Thơ Việt Nam, khi chín sẽ chuyển sang màu vàng và có mùi thơm đặc trưng rất dễ chịu. Trong những năm gần đây quả thanh trà ngày càng trở nên nổi tiếng, được ưa chuộng và trở thành đặc sản miền Tây.

Quả thanh trà còn được gọi là sơn trà, xoài rừng. (Ảnh: Internet)
Quả thanh trà còn được gọi là sơn trà, xoài rừng. (Ảnh: Internet)

Quả thanh trà được chia thành 2 loại là thanh trà ngọt và chua. Cách phân biệt 2 loại này cũng rất dễ:

  • Quả thanh trà ngọt thì dáng dài, thuôn 2 đầu (giống quả xoài mini)
  • Quả thanh trà chua thì tròn giống như quả quất (tắc)
Thanh trà có 2 loại là ngọt và chua. (Ảnh: Internet)
Thanh trà có 2 loại là ngọt và chua. (Ảnh: Internet)

Công dụng của quả thanh trà

Quả thanh trà/sơn trà khi chín có vẻ ngoài căng mọng với lớp vỏ mỏng, cùi màu vàng và hương thơm ngào ngạt. Nhưng quả thanh trà có hạt rất to nên phần thịt ăn được không nhiều, ăn xong sẽ có cảm giác hơi tê tê đầu lưỡi (giống như khi ăn lõi dứa).

Quả thanh trà khi bổ ra sẽ như thế này, phần nhiều là hạt. (Ảnh: Internet)
Quả thanh trà khi bổ ra sẽ như thế này, phần nhiều là hạt. (Ảnh: Internet)

Quả thanh trà chua hay ngọt đều có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt chứa nhiều vitamin A, vitamin C, chất xơ, các loại khoáng chất, đường…

  • Kháng khuẩn và chống viêm: Quả, vỏ và thân non của cây thanh trà có thể ức chế pyococcus, khuẩn E.coli,… Dịch chiết từ lá cây thanh trà cũng có tác dụng chữa các bệnh ngoài da và bệnh đường tiêu hóa.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Quả thanh trà có chứa axit triacetic và các hợp chất Polyphenol (chất chống oxy hóa) có tác dụng dược lý hỗ trợ phòng chống ung thư; nước ép quả thanh trà cũng có thể làm tăng nhu động đường tiêu hóa, có tác dụng chữa táo bón, kích thích tiêu hóa tốt.
  • Long đờm, giảm ho: Hợp chất Mangiferin chứa trong quả thanh trà có tác dụng giúp giảm đờm, giảm ho, có tác dụng bổ trợ trị ho, trị hen suyễn.
  • Giảm cholesterol, giảm béo: Lượng vitamin C trong quả thanh trà cao hơn các loại trái cây thông thường, dù có đun nóng và chế biến thì hàm lượng của nó cũng không biến mất. Quả thanh trà sẽ giúp bổ sung vitamin C cho cơ thể, hỗ trợ giảm cholesterol và triglycerid, hỗ trợ phòng và điều trị các bệnh tim mạch.
Quả thanh trà xanh cũng được dùng để làm sallad hay muối chua. (Ảnh: Internet)
Quả thanh trà xanh cũng được dùng để làm sallad hay muối chua. (Ảnh: Internet)

Ai không nên ăn quả thanh trà

  • Không tốt cho thận, bệnh nhân viêm thận cấp và mãn tính không nên ăn
  • Bệnh nhân tiểu đường: Các chất dinh dưỡng có trong quả mướp rất có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên quả mướp lại chứa nhiều đường nên tốt nhất người bệnh tiểu đường nên ăn ít hoặc thậm chí nên tránh.
  • Người bị cảm lạnh: Quả thanh trà tính mát, nhuận tràng nên ăn xong sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của tỳ vị, dạ dày, người bị cảm lạnh không nên ăn, dễ gây ra các triệu chứng như tiêu chảy.
  • Phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt: Thanh trà tính hàn nên ăn dễ gây lạnh bụng, đau bụng, mệt người

Cách chế biến quả thanh trà vừa ngon vừa bổ

1. Thanh trà ăn trực tiếp

Cách đơn giản và nhanh gọn nhất là bạn rửa sạch quả thanh trà và ăn trực tiếp. Vỏ của quả thanh trà cũng có thể ăn, nhưng sẽ hơi có vị cay tê nhè nhẹ, nhiều người thường chỉ ăn phần thịt ngọt bên trong.

2. Quả thanh trà dầm đá

Thanh trà rửa sạch, bỏ vỏ, lấy phần thịt bên trong và dầm cùng đường, thêm một chút mật ong nếu muốn. Sau đó bạn có thể thêm đá lạnh, nước lọc để có một ly thanh trà dầm đá mát lạnh, giải khát lại tốt cho sức khỏe.

Thanh trà dầm đá giải khát mùa hè. (Ảnh: Internet)
Thanh trà dầm đá giải khát mùa hè. (Ảnh: Internet)

3. Quả thanh trà ngâm đường

Một sự lựa chọn nữa là bạn có thể làm thanh trà ngâm đường. Thanh trà rửa sạch, loại bỏ những quả dập, nứt, ngâm nước muối 30 phút. Sau đó xếp 1 lớp thanh trà vào hũ, bình lớn, phủ lên trên 1 lớp đường, lần lượt như vậy cho đến hết. Thanh trà khá mềm nên chỉ cần khoảng 15 ngày là có thể sử dụng được rồi.

Thanh trà ngâm đường, làm mứt. (Ảnh: Internet)
Thanh trà ngâm đường, làm mứt. (Ảnh: Internet)

4. Quả thanh trà ngâm rượu

Bạn có thể dùng thanh trà để ngâm rượu có tác dụng chữa ho, giảm đờm rất tốt. Quả thanh trà lọc lấy phần thịt, dằm nhuyễn, đổ rượu theo tỷ lệ 1:1, để ngâm khoảng 2-3 ngày là có thể sử dụng được.

5. Quả thanh trà chưng mật ong

Sử dụng 100g thịt quả thanh trà với 30ml mật ong, dằm nhuyễn và chưng cách thủy. Mỗi ngày ăn 1 lần có tác dụng chữa ho, long đờm, giảm đờm ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn.

6. Siro thanh trà

8-10 quả thanh trà bỏ hạt, ép lấy nước, thêm 50ml mật ong, 100g đường phèn và 10ml nước gừng tươi, đun lửa nhỏ cho đến khi cô đặc thành siro. Để nguội, cho vào lọ bảo quản trong ngăn mát, dùng để chữa ho, chữa rối loạn tiêu hóa, nhạt miệng chán ăn.

7. Quả thanh trà chữa hôi miệng

Thanh trà 1 quả ép lấy nước, vỏ quýt 10g, gừng tươi 6g, thêm đường đen lượng vừa, nấu chung, mỗi ngày ngậm 1 liều, dùng liền trong 5 ngày.

Xem thêm

10 dị nhân ngoài đời thật khiến chúng ta thực sự tin tưởng vào X-men

Trên thế giới này có một số người có những đặc điểm thể chất độc đáo khác hẳn với phần còn lại của thế giới, nổi bật đến mức chúng ta có thể coi họ là siêu nhân! Hãy cùng BlogAnChoi điểm danh 10 dị nhân ngoài đời thật khiến chúng ta thực sự tin tưởng vào X-men nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận