Chúng ta thường hiểu “năng lượng” theo nghĩa thể chất, tức là cảm giác khỏe mạnh hay mệt mỏi về thể chất. Nhưng còn năng lượng tinh thần thì sao? Bạn đã hiểu năng lượng tinh thần là gì và cách chăm sóc bản thân để bồi dưỡng cho tinh thần khỏe mạnh là như thế nào chưa? Hãy cùng xem bài viết dưới đây nhé.

Sponsor

Năng lượng tinh thần là gì?

Có thể hiểu năng lượng tinh thần là tâm trạng và khả năng thực hiện các hoạt động trí óc. Khi nguồn năng lượng tinh thần dồi dào, bạn sẽ cảm thấy có động lực, tập trung và giải quyết công việc một cách hiệu quả. Bạn cảm thấy có thể làm thêm nhiều hơn nữa và sẵn sàng lao vào những tình huống khó khăn mà không thấy căng thẳng hay lo sợ.

Năng lượng tinh thần tốt giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn (Nguồn: Internet)
Năng lượng tinh thần tốt giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên cuộc sống hiện nay lại khiến chúng ta ngày càng thiếu đi năng lượng tinh thần. Bạn đã bao giờ rơi vào tình huống phải làm rất nhiều việc, công việc khó khăn và gia đình thì xảy ra chuyện khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và chán nản? Đó chính là cảm giác thiếu năng lượng tinh thần. Bạn cảm thấy như sắp kiệt sức, không muốn làm gì và dường như không thể làm bất kỳ hoạt động nào về cảm xúc và trí óc nữa.

Dấu hiệu nào cho thấy năng lượng tinh thần của bạn đang có vấn đề?

Thiếu năng lượng tinh thần nếu không được cải thiện kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng kiệt quệ tinh thần. Hãy xem các triệu chứng của sự kiệt quệ tinh thần và tác hại của nó đối với cuộc sống của bạn như thế nào.

Gồm có các dấu hiệu về tinh thần, thể chất và hành vi.

Dấu hiệu tinh thần

  • Trầm cảm
  • Lo âu
  • Thiếu động lực
  • Khó tập trung
  • Tức giận

Dấu hiệu thể chất

  • Đau đầu
  • Nhức mỏi khắp người
  • Chán ăn hoặc thèm ăn bất thường
  • Giảm cân hoặc tăng cân bất thường
  • Dễ bị bệnh

Dấu hiệu hành vi

  • Làm việc kém hiệu quả
  • Né tránh xã hội
  • Không duy trì quyết tâm với các mục tiêu
  • Tăng số ngày nghỉ bệnh
Bạn có cảm thấy kiệt quệ về tinh thần? (Nguồn: Internet)
Bạn có cảm thấy kiệt quệ về tinh thần? (Nguồn: Internet)

Các dấu hiệu của sự kiệt quệ tinh thần đôi khi rất khó nhận ra, do đó bạn nên chú ý duy trì năng lượng tinh thần của mình thường xuyên hàng ngày để không rơi vào tình trạng quá nghiêm trọng rồi mới tìm cách chữa.

Cách duy trì và bồi dưỡng năng lượng tinh thần cho bản thân

Quan trọng nhất là cách kiểm soát bản thân. Có nhiều lúc chúng ta không thể tránh được những tình huống khó khăn và buộc phải làm rất nhiều việc mệt mỏi, nhưng chúng ta có thể kiểm soát được cách làm việc như thế nào để chăm sóc sức khỏe tinh thần và bảo vệ nguồn năng lượng tinh thần vào những thời điểm khó khăn đó.

Cũng giống như có nhiều cách để duy trì sức khỏe thể chất, chúng ta cũng có nhiều cách để bồi dưỡng năng lượng tinh thần khỏe mạnh.

1. Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ tốt là cách đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả giúp duy trì năng lượng tinh thần. Giấc ngủ bình thường trải qua 2 giai đoạn là REM (chuyển động mắt nhanh) là giai đoạn có giấc mơ, và non-REM gồm 3 giai đoạn nhỏ hơn, trong đó giai đoạn cuối cùng là ngủ sâu. Các nhà khoa học tin rằng giai đoạn ngủ sâu là quan trọng nhất để cơ thể phục hồi năng lượng.

Giấc ngủ ngon là liều thuốc tuyệt vời cho tinh thần (Nguồn: Internet)
Giấc ngủ ngon là liều thuốc tuyệt vời cho tinh thần (Nguồn: Internet)
Sponsor

Có nhiều cách để giúp tạo ra giấc ngủ ngon, chẳng hạn như tránh dùng các thiết bị điện tử trước khi ngủ, không dùng caffeine vài giờ trước khi đi ngủ và duy trì giờ ngủ cố định mỗi ngày.

2. Sắp xếp công việc trong ngày

Sắp xếp công việc ở cơ quan công sở và cả những việc ở nhà. Nguyên tắc là ưu tiên những việc quan trọng để nếu hết thời gian thì bạn vẫn cảm thấy yên tâm vì đã hoàn thành những việc đó. Nếu không biết sắp xếp, bạn có thể sẽ rơi vào tình trạng làm việc quá sức, đi làm muộn hoặc mất quá nhiều thời gian cho những việc nhỏ nhặt.

Sắp xếp công việc trong ngày (Nguồn: Internet)
Sắp xếp công việc trong ngày (Nguồn: Internet)

Ví dụ như ở nhà, bạn nên sắp xếp việc giặt giũ và dọn dẹp nhà trước khi ngồi xem TV thư giãn. Ở nơi làm việc, bạn có thể viết ra danh sách các việc cần làm trong ngày và sắp xếp theo mức độ ưu tiên từ cao nhất đến thấp nhất. Mỗi khi hoàn thành một việc, bạn hãy đánh dấu vào nó. Nếu hết thời gian mà chưa xong thì những việc còn lại có thể chuyển qua ngày hôm sau.

3. Ăn uống lành mạnh

Ăn uống rất quan trọng cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Chế độ ăn uống cân bằng và một số loại thực phẩm nhất định có thể giúp tăng cường trí nhớ, tăng khả năng tập trung và duy trì năng lượng tinh thần. Một số thực phẩm đó là:

  • Ngũ cốc nguyên hạt: cung cấp nguồn năng lượng ổn định suốt cả ngày giúp cải thiện khả năng tập trung trí óc.
  • Quả việt quất: chứa các hợp chất được gọi là anthocyanins có tác dụng bảo vệ thần kinh và tăng cường trí nhớ ngắn hạn.
  • Cam chanh: chứa vitamin C giúp kích thích tinh thần, giảm lo lắng và căng thẳng.
  • Hạt bí ngô: giàu magiê, vitamin B và tryptophan được cho là có thể tăng cường trí nhớ và cải thiện tâm trạng. Tryptophan là nguyên liệu tổng hợp serotonin, đó là một chất hóa học có tác động tích cực đến tâm trạng.

4. Hít thở không khí trong lành

Không khí trong lành ngoài trời có thể giúp phục hồi sức khỏe tinh thần, nhưng bạn không cần phải đi xa lên rừng xuống biển mà chỉ đơn giản là ra ngoài vườn, đi dạo ở vùng quê, hoặc đi bộ dạo phố cũng có tác dụng tích cực cho tinh thần. Nghiên cứu đã cho thấy rằng ở ngoài trời có thể làm giảm lo âu và trầm cảm, hơn nữa còn tăng sự thư giãn và tự tin.

Hít thở không khí trong lành rất tốt cho sức khỏe (Nguồn: Internet)
Hít thở không khí trong lành rất tốt cho sức khỏe (Nguồn: Internet)

5. Nghỉ giải lao

Thường xuyên nghỉ giải lao khi đang làm bất cứ công việc gì có thể giúp duy trì năng lượng tinh thần và sự tập trung cho những lúc cần thiết. Nghỉ giải lao có thể đơn giản như rời khỏi máy tính và thay đổi không khí trong vài phút bằng cách đi pha một tách cà phê, hoặc đi dạo quanh nơi làm việc trong giờ nghỉ trưa thay vì ở lại trong phòng.

Nghỉ giải lao giúp làm việc hiệu quả hơn (Nguồn: Internet)
Nghỉ giải lao giúp làm việc hiệu quả hơn (Nguồn: Internet)

Sự thay đổi môi trường giúp tâm trí của bạn tạm rời khỏi những công việc trước mắt, tái tạo sức sống mới cho bạn. Sau đó bạn sẽ trở lại với sự tập trung cao độ và hoàn thành công việc một cách tốt nhất mà không bị mệt mỏi về tinh thần.

6. Tập thể dục cho não

Thử thách trí não sẽ giúp ích cho trí óc của bạn cũng giống như tập thể dục tốt cho cơ bắp vậy. Các bài “tập thể dục” cho não có thể kích thích năng lượng tinh thần của bạn.

Có nhiều cách để rèn luyện trí não như:

  • Các trò chơi rèn luyện trí não giúp kích thích suy nghĩ và tăng trí thông minh.
  • Học những điều mới để tạo ra những thách thức mới cho bộ não.
  • Giao tiếp xã hội có thể kích thích nhiều vùng não cùng lúc.

7. Tập thiền

Các nghiên cứu cho thấy việc tập thiền có nhiều lợi ích đối với não bộ, trong đó có tăng cường chức năng não và cải thiện mức năng lượng.

Sponsor

Một nghiên cứu phát hiện rằng chỉ cần 25 phút tập thiền mỗi ngày cũng có tác dụng tốt cho trí não. Đó là do thiền giúp giải phóng endorphin và tăng lưu lượng máu lên não. Khi thiền, bạn tập trung sự chú ý của mình vào hơi thở nhằm giúp bộ não không còn bận rộn với những suy nghĩ bình thường, giúp não được nghỉ ngơi và do đó làm tăng mức năng lượng tinh thần của bạn.

Lời kết

Sự thiếu hụt năng lượng tinh thần ngày càng phổ biến trong cuộc sống ngày nay. Bạn phải chú ý vào chính bản thân mình để phát hiện các dấu hiệu cho thấy năng lượng tinh thần có vấn đề, từ đó tìm cách giải quyết kịp thời trước khi nó trở nên nặng hơn và phát triển thành kiệt quệ tinh thần.

Có những cách đơn giản mà bạn có thể thực hiện mỗi ngày để duy trì năng lượng tinh thần khỏe mạnh, đó là ăn tốt, ngủ ngon, không khí trong lành, nghỉ ngơi, vận động trí não, sắp xếp công việc và tập thiền – chỉ đơn giản vậy thôi.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!c

Sponsor
Xem thêm

Hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng tới cân nặng và nguy cơ béo phì của chúng ta như thế nào?

Bạn có biết rằng cơ thể chúng ta là “nhà” của vô số vi sinh vật sinh sống và phát triển? Phần lớn chúng tập trung ở đường tiêu hóa, được gọi là hệ vi sinh đường ruột và có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta, thậm chí làm tăng hoặc giảm nguy cơ ...
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn thấy bài này thế nào?
Có 2 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

0 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(