Trong thế giới Marketing – Truyền thông, có một thuật ngữ là brand equity hay Tài sản thương hiệu. Vậy chính xác tài sản thương hiệu là gì? Làm thế nào để một doanh nghiệp có thể xây dựng được tài sản thương hiệu? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được BlogAnChoi bật mí ngay trong bài viết này!
Tài sản thương hiệu (brand equity) là gì?
Brand equity hay tài sản thương hiệu có thể được định nghĩa là những giá trị của một thương hiệu. Những giá trị này được xác định bởi cảm nhận, nhận thức của khách hàng khi họ có những trải nghiệm liên quan đến thương hiệu.
Nếu khách hàng nghĩ về thương hiệu bạn một cách tích cực dựa trên những trải nghiệm trước đó thì tài sản thương hiệu của bạn rất mạnh. Coca-Cola cực kỳ nổi tiếng trên toàn thế giới: rất có thể, nếu ai đó hỏi bạn về Coca-Cola, bạn có thể mô tả màu sắc của lon, tưởng tượng mùi vị, gợi lại kỷ niệm bạn đã uống loại nước này và nhớ ở đâu, bạn đã thấy nó được quảng cáo trước đây.
Nhưng nếu khách hàng có những trải nghiệm tồi tệ, khó chịu khi mua sắm, sử dụng sản phẩm/dịch vụ hay họ biết về những vụ khủng hoảng truyền thông,… thì khả năng cao họ sẽ không tìm đến doanh nghiệp của bạn. Và thậm chí, nhiều khả năng, khi được hỏi ý kiến, họ sẽ ngăn cản những người khác sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Đó là dấu hiệu cho thấy tài sản thương hiệu của bạn đang bị đánh giá chỉ số “âm”. Một cửa hàng bánh sandwich địa phương đã được truy tìm một số trường hợp ngộ độc thực phẩm do một mẻ cá hồi hun khói tại nhà bị hỏng. Danh tiếng của họ bị ảnh hưởng và tài sản thương hiệu của họ bị âm.
Các thương hiệu cần brand equity bởi nó mang lại lòng trung thành của người tiêu dùng, từ đó mang lại doanh thu và lợi nhuận. Trên thực tế, trong một bài đăng của Hubspot về nhận thức về thương hiệu, các chuyên gia đã lưu ý rằng tài sản thương hiệu tích cực cho phép các thương hiệu tính giá cao hơn nhờ giá trị nhận thức lớn hơn trên thị trường, cũng như mở rộng dòng sản phẩm của họ — và thậm chí có thể tác động đến xã hội vào một ngày nào đó.
3 yếu tố cốt lõi hình thành nên tài sản thương hiệu
Tài sản thương hiệu được tạo thành từ nhiều chỉ số khác mà các nhà tiếp thị thường xem xét khi đánh giá tình trạng của doanh nghiệp. Bao gồm các:
1. Nhận thức thương hiệu (Brand awareness)
Nhận thức thương hiệu là mức độ quen thuộc về thương hiệu mà khách hàng biết, nhớ đến doanh nghiệp giữa thị trường rộng lớn. Chẳng hạn khi nhắc đến Spotify, người ta biết ngay đây là tập đoàn cung cấp dịch vụ giải trí nghe nhạc toàn cầu.
Việc xây dựng nhận thức thương hiệu luôn là nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào đặc biệt là khi thị trường kinh doanh ngày càng trở nên đông đúc và cạnh tranh như hiện nay.
2. Liên kết thương hiệu (Brand association)
Liên kết thương hiệu đề cập đến việc khi doanh nghiệp bạn được nhắc đến thì đâu là những tính từ, đặc điểm hay cảm xúc nào sẽ lập tức xuất hiện trong đầu khách hàng. Liên kết thương hiệu được hình thành thông qua các yếu tố như logo, màu sắc, slogan, hình ảnh, âm thanh,…
Ví dụ slogan “Think different – Hãy khác biệt” cùng với biểu tượng “trái táo cắn dở” trên phông nền đen – trắng sẽ giúp khách hàng lập tức liên tưởng ngay đến “gã khổng lồ công nghệ” – Apple.
3. Lòng trung thành thương hiệu (Brand loyalty)
Khi thương hiệu đã khắc sâu và đem lại những cảm xúc tích cực trong nhận thức của khách hàng thì điều bạn cần làm tiếp theo là xây dựng lòng trung thành thương hiệu trong họ. Điều này giúp bạn trở thành cái tên được khách hàng nhớ đến đầu tiên khi họ có bất kỳ nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Không chỉ vậy, tệp khách hàng trung thành còn giúp doanh nghiệp có được nguồn tiếp thị truyền miệng (WOM) hiệu quả.
Ví dụ dù không tung ra bất kỳ chương trình khuyến mãi hay giảm giá nào cho khách hàng nhưng người tiêu dùng vẫn mua sắm “điên cuồng” mỗi khi Apple tung ra một dòng sản phẩm mới. Bên cạnh đó, Apple cũng thành công nhờ tệp khách hàng truyền tai nhau về chất lượng/sản phẩm dịch vụ tốt của họ.
Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sách trên sàn thương mại điện tử Tiki tại TP.HCM
- Dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần triển khai chiến dịch Inbound Marketing
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!
Mình rất muốn biết ý kiến của các bạn về bài viết này, hãy cho mình biết suy nghĩ của các bạn nhé.