Bánh cống hay bánh cóng, là sự kết hợp hài hòa của các nguyên liệu dân dã “tự nuôi tự trồng” của người dân miền Tây sông nước. Bánh cống, như tên gọi, có nguồn gốc từ xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, nay phổ biến và lan rộng ra khắp miền Tây Nam Bộ.

Nguyên liệu chính của bánh làm từ bột gạo, đậu xanh hột và thịt heo bằm nhuyễn, những nguyên liệu có sẵn từ cuộc sống nông nghiệp của miền sông nước. Gạo và đậu xanh để làm bánh đều phải chọn loại ngon, tôm thì chọn tôm đất bắt ngoài sông. Quá trình làm bánh cống rất công phu: gạo và đậu xanh được ngâm lâu cho nở đều, sau đó gạo được xay nhuyễn thành bột nước, nêm thêm chút muối để làm vỏ bánh thêm đậm vị. Đậu xanh thì được nấu chín nguyên hạt.

bánh cống sóc trăng 1
Ảnh: internet

Tôm được cắt bỏ đầu, rút sợi chỉ đen trên sống lưng và rửa sạch để ráo nước, sau đó đem tôm đi hấp đến chín tái. Thịt heo là thành phần quan trọng làm nhân của bánh nên phải chọn loại thịt heo ngon, nhiều nạc. Ngoài ra còn cho tôm lột vỏ bằm nhuyễn trộn thành hỗn hợp làm nhân. Có thể cho ngay vào bột nước hoặc để đến khi cho bột nước vào khuôn mới cho nhân vào giữa đều được.

bánh cống sóc trăng 5
Lớp nhân hấp dẫn với đậu xanh, thịt heo, thịt tôm băm nhuyễn,… (ảnh: internet)
bánh cống sóc trăng 6
Ảnh: internet
bánh cống sóc trăng 7
Thêm 2 miếng tôm rất “nghệ” và bắt mắt (ảnh: internet)

Khuôn ở đây là một dụng cụ giống như cái muỗng, nhưng đầu hình trụ tròn, thấp, mà người miền Tây gọi là “cái cóng”. Có lẽ bánh mang cái tên như vậy từ dụng cụ này. Chiên bánh cống phải chiên khéo, canh kĩ. Dầu chiên phải ngập đến bề cao của khuôn, vừa sát miệng. Khi dầu sôi thì nhúng vào trong chảo để khi đổ bột bánh không dính vào khuôn. Đổ bột đến nửa khuôn, sau đó cho đậu xanh, nhân đậu xanh và tôm thịt vào rồi mới đổ tiếp nửa còn lại. Nhúng thêm 2 con tôm đất vào bánh vừa tăng tính thẩm mỹ vừa tạo thêm hương vị. Xong xuôi thì nhúng khuôn vào chảo, tới khi thấy khuôn bánh nổi lên là biết đã chín. Dùng que tre hoặc dao cạy nhẹ khuôn lấy bánh ra, lật trên chảo dầu thêm lần nữa để bánh chín vàng đều, vớt ra vỉ cho ráo dầu.

bánh cống sóc trăng 3
Ảnh: internet

Ăn bánh cống muốn ngon và không ngán một phần là nhờ rau xanh và cách pha nước mắm. Nước mắm chọn loại ngon pha với chanh, đường, ớt, tỏi, rau cà rốt, đu đủ muối chua. Rau ăn kèm có thể chọn xà lách, rau thơm, khế chua, chuối xanh, dưa chuột, thêm “chất tươi” để cân bằng với chất ngấy của dầu.

bánh cóng sóc trăng 8
Bánh cống ngon là nhờ rau xanh và nước chấm (ảnh: internet)

Chấm bánh vào nước mắm, kẹp thêm vài miếng rau và cắn một miếng, bạn sẽ cảm thấy sự hòa trộn hương vị tuyệt vời từ những nguyên liệu đồng nội. Bạn sẽ cảm nhận được lớp vỏ giòn rộm nhưng mềm mịn bên trong, vị ngọt bùi của đậu xanh hột nấu mềm; cái dai, ngọt của hỗn hợp tôm thịt, tất cả được cân bằng hài hòa với vị mặn ngọt của nước mắm và chất tươi mát của rau xanh.

Món bánh cống là sự sáng tạo độc đáo trong ẩm thực của người Sóc Trăng nói riêng, người miền Tây nói chung, tận dụng từ những nguyên liệu đồng nội dân dã và sẵn có.

Xem thêm

7 món bánh ngọt kinh điển của miền Tây bạn phải thử qua một lần

Không thua kém gì các loại bánh Tây, những món bánh có xuất xứ từ miền Tây Nam Bộ này chắc chắn sẽ khiến bạn ấn tượng với hương vị của chúng ngay lần thử đầu tiên. Với lợi thế làm từ những nguyên liệu sẵn có ở địa phương khiến các loại bánh này dễ tiếp cận, vừa ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
xuarmy

Xem xong muốn tới miền tây ngay và lun