Bà bầu ăn kem được không là thắc mắc của rất nhiều người khi bắt đầu hành trình mang thai. Mùa hè nóng bức thì kem là món vô cùng khoái khẩu để giải nhiệt. Bà bầu có thể ăn kem nhưng phải đảm bảo vệ sinh, sức khỏe tốt, không cảm lạnh… và không được ăn lượng nhiều một lúc.

Kem là món ăn vặt được ưa chuộng của nhiều người, trong đó có rất nhiều mẹ bầu. Món kem mát lạnh vừa ngon ngọt, cung cấp nhiều năng lượng lại giải nhiệt tức thời nên các mẹ bầu rất thích. Vậy bà bầu ăn kem được không, có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu có ăn kem được không?

Kem là món khoái khẩu của nhiều người (Nguồn: Internet)
Kem là món khoái khẩu của nhiều người (Nguồn: Internet)

Kem là một món ăn vặt được nhiều mẹ bầu ưa thích. Kem có vị ngọt mát lạnh, nguyên liệu thường là các sản phẩm từ sữa cùng với trái cây và nhiều hương vị được cho thêm. Trong 100g kem có 6-7% protein, 47% chất béo trong đó có 70% là chất béo bão hòa (chất béo không có lợi) và gần 42% carbohydrate.

Thế nhưng cũng có một số loại kem được chế biến phù hợp hơn: ít đường, ít béo hoặc sử dụng kem không đường làm từ sữa chua. Bên cạnh đó, kem cũng có chứa một lượng vitamin A và vitamin B12, phốt pho và canxi.

Vậy câu hỏi là: khi mang thai ăn kem có được không? Kem có giá trị dinh dưỡng cao như vậy, bà bầu vẫn có thể ăn miễn là số lượng vừa phải. Để an toàn thì 1 tháng chỉ nên ăn 1-2 lần và chú ý đến vệ sinh thực phẩm và sức khỏe của bản thân như cảm lạnh hay dị ứng.

Bà bầu chỉ nên ăn một lượng kem nhỏ. (Nguồn: Internet)
Bà bầu chỉ nên ăn một lượng kem nhỏ. (Nguồn: Internet)

Khi ăn quá nhiều kem cùng một lúc, mạch máu trong người có thể đột ngột co thắt gây giảm lưu thông huyết dịch. Khi mang thai, sức đề kháng của cơ thể mẹ bầu suy giảm cộng thêm tình trạng giảm huyết dịch có thể vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây hại cho cả mẹ và bé.

Những lợi ích không ngờ của kem

Mặc dù là món ăn vặt không được đánh giá cao nhưng kem cung cấp cho bạn một lượng canxi, vitamin và khoáng chất cần thiết.

  • Kem làm giảm cơn nóng ngay tức thì cho mẹ bầu.
  • Giúp mẹ bầu cân bằng cảm xúc, nhất là khi đang bị căng thẳng, stress.
  • Hơn nữa kem giàu canxi và phốt pho, khoảng 65g kem có thể cung cấp lượng canxi, phốt pho khoảng 6-10% nhu cầu 1 ngày của bà bầu.
Kem cũng giàu canxi và các chất có lợi. (Nguồn: Internet)
Kem cũng giàu canxi và các chất có lợi. (Nguồn: Internet)

Những ảnh hưởng khi bà bầu ăn kem

1. Nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ

Kem có chứa lượng đường khá cao, có thể gây tình trạng rối loạn dung nạp glucose dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

2. Dễ làm tăng cân

Kem chứa nhiều calo sẽ khiến mẹ bầu tăng cân quá mức, từ đó gây ra các biến chứng trong quá trình mang thai và sinh nở. Hơn nữa, sau khi ăn các món lạnh như kem thì mẹ bầu thường có cảm giác khó chịu ở bụng.

Kem khiến mẹ bầu dễ tăng cân. (Nguồn: Internet)
Kem khiến mẹ bầu dễ tăng cân. (Nguồn: Internet)

3. Rối loạn tiêu hóa

Mẹ bầu có thể mắc các triệu chứng về tiêu hóa như: tiêu chảy, đầy bụng, dạ dày co thắt… nếu ăn nhiều kem hoặc ăn kem đã hỏng, không đảm bảo vệ sinh. Ăn kem lạnh sẽ làm nhiệt độ cơ thể bị giảm đột ngột khiến dạ dày bị co thắt và khả năng tiêu hóa cũng bị giảm theo.

4. Mắc bệnh đường hô hấp

Hệ miễn dịch suy yếu do nhiệt độ giảm, vi khuẩn phát triển sẽ xâm nhập vào cơ thể gây nên các bệnh về đường hô hấp, bệnh về tai mũi họng cho mẹ bầu.

Lời khuyên cho bà bầu

Mẹ bầu hãy sử dụng kem khi biết rõ nguồn gốc xuất xứ an toàn. Tốt nhất hãy ăn kem từ chính người thân hoặc tự làm để đảm bảo an toàn sức khỏe. Hãy tránh xa kem ở các quán lề đường không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Lựa chọn tốt nhất là các loại kem ít béo hoặc sữa chua thay thế tốt cho sức khỏe.

Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

10 loại cây trồng trong nhà trang trí đẹp lại tốt cho sức khỏe mà ai cũng nên có

Ai cũng biết cây cối rất cần thiết cho sự sống trên hành tinh của chúng ta. Thông qua quá trình quang hợp, chúng tạo ra một lượng oxy rất lớn cho Trái Đất. Tuy nhiên đây không phải là chức năng duy nhất của những sinh vật tuyệt vời này. Một số loại cây trồng còn có khả ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận