Chiếc điện thoại là một vật dụng không thể thiếu và vô cùng hữu ích trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Tuy nhiên việc sử dụng điện thoại thường xuyên và không đúng cách sẽ dẫn tới những tác hại khôn lường của điện thoại đến sức khỏe của con người. Cùng điểm mặt 6 tác hại đó trong bài viết dưới đây nhé!

1. Gây hại cho mắt khi dùng quá nhiều

Dùng điện thoại nhiều gây hại cho mắt (Ảnh: Internet).
Dùng điện thoại nhiều gây hại cho mắt (Ảnh: Internet).

Việc thường xuyên tiếp xúc với màn hình điện thoại chắc chắn sẽ có ảnh hưởng xấu trực tiếp tới đôi mắt của bạn, đặc biệt là sử dụng trong điều kiện thiếu ánh sáng, nằm xem điện thoại,… sẽ càng khiến đôi mắt gặp nhiều vấn đề hơn như:

  • Nhức mỏi mắt: Ánh sáng xanh với bước sóng ngắn sẽ gây tổn thương các tế bào võng mạc, đẩy nhanh quá trình lão hóa mắt dẫn tới hiện tượng nhức mỏi mắt, gây rối loạn điều tiết mắt, lâu ngày có thể gây suy giảm thị lực thậm chí mù lòa.
  • Dễ mắc tật khúc xạ: việc mắt phải điều tiết liên tục khi nhìn các ký tự, chữ nhỏ, vô vàn màu sắc, nhìn lướt nhiều trên điện thoại gây tác động tới thủy tinh thể. Thủy tinh thể phải làm việc liên tục để điều tiết sẽ dẫn đến mỏi mắt, khô mắt, tăng nguy cơ mắc các tật khúc xạ.
  • Tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng: Điểm vàng là nơi tập trung các tế bào cảm sáng, khi vùng này bị tổn thương sẽ gây hạn chế thị lực. Ánh sáng xanh được cho là thủ phạm chính khiến các tế bào võng mạc và tế bào thị giác bị tổn thương ở vùng này.
  • Bạn có thể tham khảo kính chống ánh sáng xanh tại đây

2. Mất ngủ, khó ngủ triền miên

Điện thoại làm đảo lộn nhịp sinh hoạt của con người. (Ảnh: Internet)
Điện thoại làm đảo lộn nhịp sinh hoạt của con người. (Ảnh: Internet)

Melatonin là hormone tự nhiên trong cơ thể con người, có tác dụng duy trì nhịp sinh học ngày đêm, do vậy có thể nói melatonin giúp chúng ta có một giấc ngủ ngon và tỉnh táo khi thức dậy. Tuy nhiên ánh sáng phát ra từ điện thoại khiến cho melatonin bị ức chế, lượng hormone suy giảm làm phá vỡ nhịp sinh học, tác động trực tiếp tới thời điểm và thời gian ngủ của con người. Hiện tượng khó ngủ, mất ngủ, ngủ trằn trọc không sâu giấc hay mệt mỏi khi thức dậy chính là biểu hiện rõ nhất của việc sử dụng điện thoại quá nhiều.

Để giảm thiểu tác động xấu, ngoài việc hạn chế sử dụng điện thoại, nhất là khi chuẩn bị đi ngủ khoảng 1 tiếng, thì chúng ta hãy để điện thoại ra xa giường ngủ hoặc tránh để điện thoại quá gần vùng đầu của mình.

3. Chứng trầm cảm

Bệnh trầm cảm là một cảnh báo nguy hiểm cho những ai lạm dụng điện thoại. (Ảnh: Internet)
Bệnh trầm cảm là một cảnh báo nguy hiểm cho những ai lạm dụng điện thoại. (Ảnh: Internet)

Điện thoại thường phát ra các tia bức xạ. Nếu sử dụng quá lâu các tia này sẽ kích thích căng thẳng thần kinh não, dẫn đến tinh thần bất ổn, tâm trạng lo âu hồi hộp.

Ngoài ra, sử dụng điện thoại nhiều rất dễ khiến chúng ta rơi vào trạng thái “nghiện điện thoại”, do đó việc giao tiếp và gặp gỡ giữa con người với con người bị hạn chế, tách rời bản thân với thế giới bên ngoài. Tình trạng này nếu kéo dài rất dễ hình thành căn bệnh trầm cảm: ít nói, không muốn chia sẻ hay trò chuyện với bất kỳ ai, mất động lực để sống và làm việc… cực kỳ nguy hiểm tới chất lượng cuộc sống.

Do vậy, bạn nên kiểm soát thời lượng sử dụng điện thoại cũng như cân bằng cuộc sống, các mối quan hệ của bản thân giữa mạng xã hội ảo và ngoài đời thực để tránh nguy cơ mắc bệnh tâm lý này.

4. Các bệnh về da

  • Bệnh viêm da
Viêm da khi tiếp xúc với kim loại trên điện thoại. (Ảnh: Internet)
Viêm da khi tiếp xúc với kim loại trên điện thoại. (Ảnh: Internet)

Viêm da là tình trạng da bị sưng tấy, đỏ và có cảm giác ngứa ngáy, đau rát. Nguyên nhân khiến da bị dị ứng là do tiếp xúc với điện thoại di động có chứa kim loại như niken, crom,… Các vùng ở má, gò má, tai, hàm, bàn tay,… hay tiếp xúc với các chất liệu này trên điện thoại dễ bị ngứa, đỏ thậm chí là phồng rộp, làm mất thẩm mỹ đối với khuôn mặt của bạn.

  • Gây nổi mụn
Điện thoại chứa nhiều vi khuẩn dễ gây mụn cho vùng da tiếp xúc với nó. (Ảnh: Internet)
Điện thoại chứa nhiều vi khuẩn dễ gây mụn cho vùng da tiếp xúc với nó. (Ảnh: Internet)

Điện thoại được cho là nơi tích tụ rất nhiều vi khuẩn, là một trong những vật dụng mất vệ sinh mà bạn tiếp xúc hàng ngày. Mỗi khi bạn lướt điện thoại, gọi điện hay chỉ đơn giản là chạm vào cũng tạo cơ hội cho vi khuẩn bám lên da mặt, da tay của bạn, hậu quả da bị nổi mụn không kiểm soát.

Do vậy, việc lau sạch điện thoại trước khi sử dụng là điều vô cùng cần thiết để tránh tiếp xúc với vi khuẩn, đặc biệt nên sử dụng cồn để lau sạch nhằm giảm thiểu lây lan dịch bệnh COVID-19 hiện nay.

  • Lão hóa da
Bức xạ và ánh sáng từ điện thoại làm lão hóa da và tăng sắc tố da. (Ảnh: Internet)
Bức xạ và ánh sáng từ điện thoại làm lão hóa da và tăng sắc tố da. (Ảnh: Internet)

Sử dụng điện thoại di động với tuần suất cao sẽ làm da chúng ta lão hóa sớm. Bức xạ điện từ phát ra từ điện thoại gây hại cho các tế bào máu và enzym gan, phá vỡ sự cân bằng nội tiết tố. Ngoài ra, ánh sáng xanh từ điện thoại còn khiến cho da bị nám. Ánh sáng xanh xuyên qua lớp biểu bì và hạ bì, làm lão hóa da và tăng sắc tố da, rối loạn nhịp sinh học.

Để chống lại những tác động xấu của ánh sáng xanh cũng như tia bức xạ, chúng ta nên kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại và tránh nhìn điện thoại trong bóng tối hoặc có thể tham khảo một số cách hạn chế tác hại của nó dưới đây:

5. Nhức mỏi lưng, cổ và khớp ngón tay

Thay đổi tư thế khi dùng điện thoại để hạn chế đau lưng và đau đốt sống cổ. (Ảnh: Internet)
Thay đổi tư thế khi dùng điện thoại để hạn chế đau lưng và đau đốt sống cổ. (Ảnh: Internet)

Đau cổ và đau lưng là hiện tượng dễ thấy nhất khi chúng ta sử dụng điện thoại thường xuyên. Cúi đầu, khom lưng… chính là những tư thế xấu có tác động trực tiếp tới xương khớp. Việc cúi đầu nhiều khi bấm điện thoại khiến cho đốt sống cổ chịu lực lớn trong thời gian dài, dẫn tới chứng đau nhức vùng cổ kéo dài, bả vai căng cứng. Hơn nữa, tư thế khom lưng lâu sẽ làm cho lưng bạn trở nên nhức mỏi hay đau cột sống mỗi khi vận động.

Các ngón tay phải hoạt động liên tục như đỡ điện thoại, bấm phím,… cũng gây ra tình trạng chuột rút ngón tay và mỏi cổ tay. Những thói quen này cần được chú ý và cải thiện ngay nếu như bạn không muốn gặp phải các triệu chứng khó chịu cũng như để có một tư thế đứng ngồi đẹp hơn.

6. Giảm trí nhớ

Trí nhớ suy giảm khi chúng ta lạm dụng điện thoại. (Ảnh: Internet)
Trí nhớ suy giảm khi chúng ta lạm dụng điện thoại. (Ảnh: Internet)

Cơ thể khi tiếp xúc với tia bức xạ trong một khoảng thời gian sẽ làm suy giảm khả năng phòng vệ của não, dẫn đến các bệnh như suy giảm trí nhớ, Parkinson, hoặc nguy hiểm hơn là làm tăng nguy cơ các bệnh về thần kinh. Ngoài ra, thói quen để điện thoại gần vùng đầu khi đi ngủ cũng được cho là tác nhân gây ảnh hướng xấu tới não, hệ thần kinh của bạn. Do vậy, chúng ta nên để điện thoại di động ra xa người hoặc cài đặt chế độ phù hợp để bảo vệ bản thân nhé.

Không thể phủ nhận điện thoại thông minh mang đến cho chúng ta vô vàn các tiện ích trong thời đại công nghệ bây giờ, tuy nhiên cần chú ý đến những tác hại của nó nếu lạm dụng quá nhiều. Chế độ sinh hoạt hợp lý, điều chỉnh tư thế ngồi và thói quen sử dụng,… sẽ giúp bạn hạn chế được tác động xấu của điện thoại đối với mắt, làn da, giấc ngủ của bản thân.

Bạn có thể tham khảo các bài viết khác tại đây:

Xem thêm

"Hội chứng burn-out" thường gặp ở người trẻ: Làm cách nào để vượt qua?

Xã hội ngày nay đòi hỏi con người chúng ta phải làm việc nhiều hơn và áp lực cũng nặng nề hơn, do đó dẫn đến tâm lý mệt mỏi, uể oải kéo dài và gây ra hội chứng "burn-out". Bài viết sau đây giúp chúng ta hiểu rõ hơn về “hội chứng burn-out” và làm cách nào để ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
ngothuyanh710

Mọi người hết sức chú ý tác hại của điện thoại nha ạ.