Cùng BlogAnChoi tìm hiểu về 5 vị công chúa châu Âu sẽ trở thành nữ hoàng trong tương lai không xa nào!

1. Công chúa Victoria của Thụy Điển

Công chúa Victoria (Ảnh: Internet)
Công chúa Victoria (Ảnh: Internet)

Công chúa Thụy Điển Victoria sinh năm 1977, là con cả của Vua Carl XVI Gustaf và Hoàng hậu Silvia. Cô được kỳ vọng sẽ trở thành nữ hoàng thứ tư của Thụy Điển và là người phụ nữ đầu tiên trị vì đất nước kể từ đầu thế kỷ 18.

Ở tuổi 46, Victoria lớn lên trước thời đại của mạng xã hội nên được hưởng mức độ riêng tư mà bốn công chúa còn lại sẽ không bao giờ biết được. Victoria đã học ở Pháp, Hoa Kỳ và Thụy Điển – nơi cô lấy bằng cử nhân về nghiên cứu hòa bình và xung đột tại Đại học Uppsala. Cô cũng tuwnfg làm việc trong nhiều văn phòng chính phủ và trải qua khóa huấn luyện quân sự cơ bản trong Lực lượng Vũ trang Thụy Điển.

Victoria kết hôn với huấn luyện viên thể hình người Thụy Điển Daniel Westling vào năm 2010, người hiện được gọi là Hoàng tế Daniel. Họ có hai người con là Công chúa Estelle 11 tuổi và Hoàng tử Oscar 7 tuổi. Estelle đứng thứ hai trong danh sách thừa kế sau mẹ cô và công chúa Thụy Điển đầu tiên được chỉ định là người thừa kế ngay từ khi sinh ra. Cho đến năm 1980 thì nam giới vẫn đứng trên nữ giới theo luật kế vị của hoàng gia Thụy Điển, ví dụ như Carl XVI Gustaf trở thành vua vào năm 1973 mặc dù ông có tới bốn chị gái.

Năm 1979, quốc hội Thụy Điển thông qua Đạo luật kế vị để tạo điều kiện thuận lợi cho bình đẳng giới của hoàng gia. Em trai của Victoria, Carl Philip, sinh ra bốn tháng trước khi luật được thông qua. Cậu bé đã được phong làm Thái tử nhưng theo luật mới thì Victoria đã thay thế Carl Philip trở thành người thừa kế chính thức.

2. Công chúa Elisabeth của Bỉ

Công chúa Elisabeth (Ảnh: Internet)
Công chúa Elisabeth (Ảnh: Internet)

Elisabeth – Nữ công tước xứ Brabant (tước hiệu được trao cho người thừa kế chính thức của Bỉ) được kỳ vọng sẽ trở thành nữ hoàng đầu tiên của Bỉ. Cô gái 22 tuổi này là con gái của Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde.

Năm 10 tuổi, Elisabeth thực hiện nhiệm vụ hoàng gia đầu tiên khi xuất hiện tại lễ khánh thành Bệnh viện Nhi đồng Công chúa Elisabeth ở Ghent. Tên của cô cũng có thể được tìm thấy trên cơ sở khoa học của Bỉ ở Nam Cực: Trạm nghiên cứu Nam Cực của Công chúa Elisabeth.

Bỉ đã có bảy vị vua kể từ khi giành được độc lập từ Hà Lan vào năm 1830. Do quốc gia này thay đổi thứ tự kế vị vào năm 1991 nên các em trai của Elisabeth là hoàng tử Gabriel và Emmanuel sẽ không thay thế thứ tự của cô bà trong danh sách kế vị. Elisabeth còn có một em gái là Công chúa Eleonore.

Elisabeth học về lịch sử và chính trị tại Đại học Lincoln (thuộc Đại học Oxford) và đã lấy được bằng Tú tài Quốc tế tại Đại học UWC Atlantic ở Wales vào năm 2020. Cô ấy cũng học thêm các ngành khoa học xã hội và quân sự tại Học viện Quân sự Hoàng gia ở Brussels, Bỉ và tham dự Chương trình Học giả Toàn cầu Trẻ Yale tại Đại học Yale ở New Haven, Connecticut.

3. Công chúa Catharina-Amalia của Hà Lan

Công chúa Catharina-Amalia
Công chúa Catharina-Amalia (Ảnh: Internet)

Công chúa Catharina-Amalia, 19 tuổi, người thừa kế ngai vàng của Hà Lan, là con cả của Vua Willem-Alexander và Hoàng hậu Máxima, và sẽ là nữ hoàng thứ tư trị vì kể từ khi bà cố Wilhelmina trở thành nữ hoàng đầu tiên của Hà Lan vào năm 1890.

Amalia có hai em gái là công chúa Alexia và Ariane và là công chúa Hà Lan đầu tiên được đảm bảo vị trí kế vị từ khi sinh ra; cô sinh năm 2003, hai thập kỷ sau khi Hà Lan sửa đổi hiến pháp vào năm 1983 để tuân theo chế độ con trưởng tuyệt đối. Với tư cách là người thừa kế rõ ràng, cô hiện đang giữ danh hiệu Nữ Công tước xứ Orange.

Khi Amalia tròn 18 tuổi vào năm 2022, cô trở thành thành viên của Hội đồng Nhà nước Hà Lan. Đồng thời, công chúa đã từ chối khoản hỗ trợ hàng năm trị giá 1,8 triệu USD mà cô được hưởng từ chính phủ với tư cách là người thừa kế ngai vàng. Cùng năm đó, Amalia bắt đầu học về chính trị, tâm lý học, luật và kinh tế tại Đại học Amsterdam. Tuy nhiên sau khi bị một nhóm tội phạm người Hà Lan đe dọa bắt cóc và ám sát, Amalia đã chuyển về sống cùng cha mẹ trong cung điện hoàng gia ở The Hague gần Amsterdam và hiện phải tham dự các buổi học với sự hộ tống của lực lượng an ninh.

4. Công chúa Ingrid Alexandra của Na Uy

Công chúa Ingrid Alexandra (Ảnh: Internet)
Công chúa Ingrid Alexandra (Ảnh: Internet)

Công chúa 19 tuổi Ingrid Alexandra hiện đang đứng thứ hai trong danh sách kế vị ngai vàng của Na Uy, sau cha mình là Thái tử Haakon. Cô được cho là sẽ trở thành nữ hoàng thứ hai của Na Uy và là nữ hoàng đầu tiên sinh ra ở Na Uy (nữ hoàng Margaret I trị vì liên minh Na Uy, Đan Mạch và Thụy Điển vào cuối thế kỷ 14 – đầu thế kỷ 15 sinh ra ở Đan Mạch).

Na Uy đã sửa đổi hiến pháp vào năm 1990 để tuân theo chế độ con trưởng tuyệt đối nên Ingrid Alexandra đứng trước em trai là hoàng tử Sverre Magnus trong danh sách kế vị.

Vào năm 2016, công chúa – khi đó 12 tuổi – đã thắp sáng chiếc vạc tại lễ khai mạc Thế vận hội Thanh niên ở Lillehammer. Hai năm sau, cô đặt tên cho tàu nghiên cứu mới của Na Uy là Thái tử Haako. Vào sinh nhật lần thứ 18, công chúa đã nhận văn phòng riêng của mình tại Cung điện Hoàng gia – nơi ở chính thức của gia đình cô ở Oslo. Học tập sẽ là trọng tâm chính của Ingrid Alexandra trong vài năm tới, nhưng cô cũng sẽ dành thời gian cho các môn thể thao yêu thích của mình, bao gồm trượt tuyết và lướt sóng. Công chúa đã giành được huy chương vàng trong giải vô địch lướt sóng dành cho lứa tuổi thiếu niên toàn quốc vào năm 2020.

5. Công chúa Leonor của Tây Ban Nha

Công chúa Leonor (Ảnh: Internet)
Công chúa Leonor (Ảnh: Internet)

Là người thừa kế ngai vàng của Tây Ban Nha, Công chúa Leonor hiện đang giữ danh hiệu Nữ thân vương Asturias. Cô là con gái lớn của Vua Felipe VI và Nữ hoàng Letizia và có một cô em gái tên là Sofia. Leonor không phải là người thừa kế chính thức của đất nước vì quyền thừa kế ưu tiên nam giới vẫn là trung tâm của luật kế vị Tây Ban Nha. Cô chỉ là người thừa kế giả định vì có thể bị thay thế nếu cha mẹ sinh con trai, tuy nhiên do nhà vua và hoàng hậu hiện đã ở tuổi ngũ tuần nên khả năng họ chào đón một bé trai ngày càng khó xảy ra. Leonor dự kiến ​​sẽ trở thành nữ hoàng đầu tiên của Tây Ban Nha sau Isabella II, người trị vì đất nước vào giữa thế kỷ 19.

Leonor sẽ tròn 18 tuổi vào cuối năm nay và vừa hoàn thành khóa học trung học hai năm tại Đại học UWC Atlantic ở Wales. Sau đó cô sẽ tham gia huấn luyện quân sự trong ba năm tại Học viện Quân sự Tổng hợp Zaragoza của Tây Ban Nha, Trường Quân sự Hải quân Marín và Học viện Hàng không Tổng hợp San Javier. Công chúa sẽ tiếp tục học đại học sau khi hoàn thành khóa huấn luyện quân sự.

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

7 sự kiện cuồng loạn tập thể đáng sợ nhất trong lịch sử

Trong lịch sử loài người có những sự kiện cuồng loạn tập thể cực kì kinh hoàng mà đến tận bây giờ khoa học vẫn chưa thể giải thích được. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu về 7 sự kiện cuồng loạn tập thể đáng sợ nhất trong lịch sử này nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận