Suy giảm trí nhớ hay đầu óc trở nên thiếu minh mẫn từ lâu đã trở thành nỗi sợ của những người lớn tuổi và dường như vấn đề này cũng xảy ra với một vài người trẻ. Tuy nhiên có một sự thật là đãng trí không bắt nguồn từ sự lão hóa mà hình thành do những rối loạn hữu cơ (organic disoders), chấn thương não bộ hay những vấn đề thần kinh do áp lực công việc, học tập… Vậy làm thế nào để giữ được trí óc luôn “trẻ” và luôn trong trạng thái nhạy bén, minh mẫn? Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu 5 cách dưới đây mà các nhà tâm lý học của Havard gợi ý nhé!

1. Không ngừng học

V.I. Lê-nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”, học không chỉ đem lại tri thức cho nhân loại mà việc học thực sự là một phương pháp để rèn luyện trí não. Có một sự thật là người có trình độ học vấn cao hơn sẽ có hoạt động trí óc tốt hơn ở tuổi già. Các chuyên gia cho rằng học vấn sâu rộng có thể giúp giữ cho trí nhớ lâu hơn bằng cách tạo ra thói quen hoạt động trí óc.

Duy trì việc học để rèn luyện trí não (Ảnh: Internet)
Duy trì việc học để rèn luyện trí não (Ảnh: Internet)

Việc thử thách trí não của bạn bằng các “bài tập thể dục” được cho là sẽ kích hoạt các quá trình giúp duy trì các tế bào não đơn lẻ và kích thích sự giao tiếp, kết nối giữa chúng. Nhiều người luôn tạo ra những công việc khiến họ luôn phải hoạt động trí óc, chẳng hạn như việc theo đuổi một sở thích nào đó, học một kỹ năng mới, làm tình nguyện hoặc cố vấn, đó là những cách có thể giữ cho đầu óc bạn luôn nhạy bén.

2. Duy trì thói quen tập thể dục

Các nghiên cứu khoa học cho rằng vận động giúp ích rất nhiều trong việc duy trì chức năng não bộ. Tập thể dục đều đặn làm gia tăng số lượng mạch máu nhỏ đưa máu giàu oxi đến các vùng não thực hiện chức năng suy nghĩ. Tập thể dục cũng thúc đẩy sự phát triển của các tế bào thần kinh mới và tăng cường sự kết nối giữa các tế bào não. Điều này giúp cho bộ não hoạt động hiệu quả hơn cho dù bạn đã lớn tuổi.

Ngoài ra, tập thể dục làm giảm huyết áp, cải thiện mức cholesterol và đường huyết, giúp giảm căng thẳng tinh thần, điều này giúp ích cho không chỉ não bộ mà cả hệ tim mạch.

Thường xuyên rèn luyện thể chất (Ảnh: Internet)
Thường xuyên rèn luyện thể chất (Ảnh: Internet)

3. Chế độ ăn khoa học giống như người dân Địa Trung Hải

Dinh dưỡng tốt đóng vai trò quan trọng giúp não bộ minh mẫn. Nên tránh ăn các thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa gây hại cho các mạch máu trong não, đồng thời nên tránh thuốc lá và chất kích thích. Thực đơn thường ngày của người Địa Trung Hải gồm nhiều trái cây, rau, cá và các loại hạt.

Theo họ, cần chọn lựa những nguồn protein thực vật, bổ sung các chất béo tốt như dầu thực vật (ô liu, hướng dương,.. ) và các thực phẩm chứa omega-3 như trứng, cá hồi. Những thực phẩm này giúp giảm nguy cơ suy giảm nhận thức, đột quỵ và sa sút trí tuệ.

Chế độ ăn khoa học rất có lợi với trí não (Ảnh: Internet)
Chế độ ăn khoa học rất có lợi với trí não (Ảnh: Internet)

4. Chú ý đến cảm xúc của bản thân

Những người lo lắng, trầm cảm, thiếu ngủ hoặc kiệt sức có xu hướng bị điểm kém trong những bài kiểm tra chức năng nhận thức. Việc bị điểm kém ấy không đồng nghĩa với việc dự đoán đúng nguy cơ suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi, tuy nhiên sức khỏe tinh thần tốt và giấc ngủ điều độ chắc chắn là những điều quan trọng đáng lưu ý để giữ cho trí tuệ minh mẫn.

Duy trì thái độ sống tich cực (Ảnh: Internet)
Duy trì thái độ sống tich cực (Ảnh: Internet)

Vì vậy, cần chú trọng đến cảm xúc của bản thân, giữ thái độ tích cực trong cuộc sống, tham gia các hoạt động lành mạnh, tạo môi trường sống trong lành, thoải mái, tạo cảm hứng và tâm trạng tốt để sinh sống và làm việc.

Tạo cho bản thân không gian sống lành mạnh (Ảnh: Internet)
Tạo cho bản thân không gian sống lành mạnh (Ảnh: Internet)

5. Bảo vệ não bộ

Những chấn thương đầu từ mức độ trung bình đến nghiêm trọng đều tiềm ẩn nguy cơ làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức. Do đó cần có những biện pháp bảo vệ não bộ, tránh va đập tổn thương ảnh hưởng đến các cơ quan não. Bên cạnh đó có thể sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ tăng cường khả năng tập trung, minh mẫn trí não, giảm sa sút trí tuệ, hay quên sau tai biến mạch máu não, hoặc quên do các bệnh trầm cảm và stress…

Hy vọng những chia sẻ của BlogAnChoi sẽ đem đến những thông tin hiệu ích cho bạn. Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân để có thêm thông tin duy trì một bộ não khỏe mạnh nhé!

Các bạn có thể xem những bài viết có liên quan tại đây:

Xem thêm

Mách bạn tư thế ngủ tốt nhất cho sức khỏe: Nằm ngửa hay nằm nghiêng tốt hơn?

Mỗi người đều có một tư thế ngủ ưa thích giúp bản thân cảm thấy thoải mái. Nhưng có lẽ bạn không biết tư thế quen thuộc của mình có thể gây ra những vấn đề gì cho cơ thể. Hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu về tư thế ngủ tốt nhất cho sức khỏe nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận