Bức tranh “Bữa ăn tối cuối cùng” của Leonardo da Vinci là một trong những tác phẩm nghệ thuật được ngưỡng mộ nhất, nghiên cứu nhiều nhất và sao chép nhiều nhất trong phạm vi toàn thế giới. Nhưng cho dù bạn đã ngắm nó bao nhiêu lần đi chăng nữa, BlogAnChoi vẫn tin rằng có thể bạn chưa biết 15 sự thật về kiệt tác hội họa “Bữa Tối Cuối Cùng” của Leonardo da Vinci.

Sponsor

1. Bức tranh lớn hơn bạn nghĩ

15 sự thật về kiệt tác hội họa "Bữa Tối Cuối Cùng" của Leonardo da Vinci (Ảnh: Internet)
15 sự thật về kiệt tác hội họa “Bữa Tối Cuối Cùng” của Leonardo da Vinci (Ảnh: Internet)

Vô số bản sao của bức tranh này đã được thực hiện ở mọi kích cỡ, nhưng bản họa gốc có kích thước cực kì lớn, lên tới khoảng 4.6m x 8.8m.

2. Bức tranh ghi lại khoảnh khắc cao trào của bữa tiệc

Mọi người đều biết bức tranh này mô tả bữa ăn cuối cùng của Chúa Giê-su với các tông đồ trước khi ngài bị bắt và đóng đinh lên giá chữ thập. Nhưng cụ thể hơn, Leonardo da Vinci muốn nắm bắt khoảnh khắc ngay sau khi Chúa Giê-su tiết lộ rằng một trong những người bạn của ngài sẽ phản bội ngài cùng với phản ứng choáng váng và giận dữ của các sứ đồ.

Theo cách giải thích của Leonardo, khoảnh khắc này cũng diễn ra ngay trước khi Bí tích Thánh thể ra đời, việc Chúa Giê-su với lấy bánh mì và ly rượu sẽ là biểu tượng chính của bí tích Cơ đốc giáo này.

3. Bạn sẽ không tìm thấy bức tranh “Bữa tối cuối cùng” thực sự trong viện bảo tàng

15 sự thật về kiệt tác hội họa "Bữa Tối Cuối Cùng" của Leonardo da Vinci (Ảnh: Internet)
15 sự thật về kiệt tác hội họa “Bữa Tối Cuối Cùng” của Leonardo da Vinci (Ảnh: Internet)

Mặc dù “Bữa tối cuối cùng” là một trong những bức tranh mang tính biểu tượng nổi tiếng nhất thế giới, nhưng ngôi nhà mà bức tranh thuộc về không phải bất cứ viện bảo tàng nào mà là một tu viện ở Milan, Ý. Việc di chuyển nó tới những nơi khác sẽ rất phức tạp vì Leonardo đã vẽ tác phẩm tôn giáo này trực tiếp lên bức tường phòng ăn của Tu viện Santa Maria delle Grazie vào năm 1495.

4. Dù được vẽ trên tường nhưng “Bữa tối cuối cùng” không phải là một bức bích họa

Bức tranh này được vẽ trên thạch cao ướt nhưng Leonardo da Vinci đã từ chối sử dụng các kỹ thuật truyền thống vì nhiều lý do. Trước hết, ông muốn đạt được độ sáng lớn hơn so với phương pháp vẽ bích họa thông thường cho phép. Nhưng vấn đề lớn hơn là người họa sĩ phải gấp rút hoàn thành tác phẩm của mình trước khi lớp thạch cao khô lại.

5. Leonardo da Vinci đã sử dụng một kỹ thuật hoàn toàn mới cho kiệt tác của mình

Để dành toàn bộ thời gian cần thiết cho việc hoàn thiện từng chi tiết nhỏ trong bức tranh, da Vinci đã phát minh ra kỹ thuật của riêng mình: sử dụng sơn màu trên đá. Ông sơn lót tường bằng vật liệu mà ông hy vọng sẽ khó bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và bảo vệ lớp sơn khỏi bị ẩm hiệu quả hơn.

6. Bức tranh đã bị tổn hại rất nhiều

Thí nghiệm về nhiệt độ trên đá của Leonardo đã thất bại. Vào đầu thế kỷ 16, lớp sơn bắt đầu bong tróc và mục nát, và trong vòng 50 năm, “Bữa tối cuối cùng” chỉ còn là một đống đổ nát của vinh quang trước đây. Nỗ lực phục hồi bức tranh trở lại trạng thái ban đầu chỉ khiến nó càng trở nên tồi tệ hơn.

Năm 1652, một ô cửa đã được thêm vào bức tường chứa bức tranh, điều này khiến phần trung tâm ở phía dưới của tác phẩm – bao gồm cả bàn chân của Chúa Giê-su – bị mất đi. Sau đó một họa sĩ đã làm sạch nó bằng dung môi ăn da, quân đội của Napoléon sử dụng hội trường làm kho vũ khí và chuồng ngựa và những người lính đã ném gạch vào bức tranh. Chấn động từ các vụ đánh bom của quân Đồng minh trong Thế chiến thứ hai càng góp phần khiến bức tranh bị phá hủy nhiều hơn, đặc biệt là khi một quả bom rơi cách đó chỉ khoảng 24m.

7. Rất ít nét vẽ ban đầu của Leonardo da Vinci còn sót lại

15 sự thật về kiệt tác hội họa "Bữa Tối Cuối Cùng" của Leonardo da Vinci (Ảnh: Internet)
15 sự thật về kiệt tác hội họa “Bữa Tối Cuối Cùng” của Leonardo da Vinci (Ảnh: Internet)
Sponsor

Năm 1980, một nỗ lực phục hồi tác phẩm nghệ thuật kéo dài 19 năm được khởi động. “Bữa tối cuối cùng” đã được khôi phục nhưng nó đã mất đi nhiều lớp sơn ban đầu trong quá trình thực hiện.

8. Búa và đinh đã giúp Leonardo vẽ tranh

Một phần khiến “Bữa tối cuối cùng” trở nên nổi bật là góc nhìn mà nó được vẽ, dường như mời gọi người xem bước ngay vào khung cảnh đầy kịch tính. Để đạt được ảo ảnh này, Leonardo đã đóng một chiếc đinh vào tường, sau đó buộc dây vào đó để tạo ra các dấu giúp định hướng nét vẽ trong việc tạo ra các góc của bức tranh.

Bạn có thể đọc thêm:

Sponsor
Xem thêm

Top 5 tập phim hoạt hình Doraemon dài hay nhất cho bé!

Doraemon là một trong những nhân vật hoạt hình được rất nhiều người yêu thích. Bộ phim đã mang đến những dấu ấn đầy ấn tượng, những câu chuyện phiêu lưu đầy thú vị của Doraemon và những người bạn, hãy cùng khám phá những tập phim dài hay nhất dành cho bé nhé!
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Đánh giá bài viết
Bạn ơi, bài này được chứ?
Có 1 lượt đánh giá.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(