Ngay cả khi đã đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn quần áo và làm theo tất cả các quy tắc giặt giũ thì vẫn có khả năng chúng ta vô tình làm hỏng bộ trang phục yêu thích của mình. Vậy nên hãy cùng BlogAnChoi tìm hiểu 10 thói quen sai lầm có thể làm hỏng quần áo của chúng ta nhé.
Đeo ba lô
Khi chúng ta đeo túi hoặc ba lô thì các loại vải cọ xát vào nhau có thể gây sờn vải và làm hỏng đồ.
Thông thường, việc sờn vải và vón chỉ thành cục có thể xảy ra trên quần áo bằng len, bông, vải tổng hợp và len nhân tạo. Tốt hơn hết là bạn nên tránh đeo ba lô và túi như trong hình mà nên cầm trên tay sẽ tốt hơn nhé.
Xịt nước hoa lên quần áo
Thông thường nước hoa không thể làm ố quần áo, nhưng một số thành phần trong nước hoa lại có thể làm phai màu vải. Để tránh điều này thì bạn đừng nên xịt thẳng nước hoa vào quần áo mà hãy xịt lên da, chờ khô rồi hãy mặc quần áo sau nhé.
Nếu bạn muốn giặt sạch vết nước hoa trên quần áo thì hãy giặt bằng nước lạnh trước rồi trộn glycerine và nước theo tỉ lệ 1:1, thoa lên vết bẩn, để trong một giờ rồi giặt lại như bình thường.
Là mặt ngoài quần áo làm từ vải rayon
Khi bạn cần là quần áo làm từ loại vải này thì hãy là vào mặt trong kẻo làm hỏng vải. Nhưng nếu có thể thì tốt nhất bạn đừng nên là trang phục được làm từ vải rayon.
Chỉ phân loại đồ giặt theo màu sắc
Bạn nên phân loại đồ giặt của mình không chỉ theo màu sắc mà còn theo cả loại vải nữa. Các loại vải dày có thể làm hỏng và rách các loại vải mỏng hơn. Do đó tốt nhất là bạn đừng giặt chung khăn trải giường, đồ lót, áo phông, quần jean với áo cánh và áo sơ mi.
Giặt quần áo sẫm màu sai cách
Để đảm bảo quần áo sẫm màu không bị phai màu thì bạn nên giặt loại trang phục này trong nước lạnh và càng nhanh càng tốt. Bạn cũng nên sử dụng chất tẩy rửa dạng lỏng vì chất tẩy dạng bột có thể không tan hoàn toàn trong nước lạnh.
Có một mẹo khác để bảo vệ quần áo sẫm màu của bạn là lộn trái chúng lại trước khi giặt và phơi (mẹ chúng ta luôn làm như vậy đúng không nào?).
Ít giặt đồ denim
Giặt quần áo sai cách có thể làm hỏng quần áo, nhưng giặt quá ít cũng không phải là một lựa chọn phù hợp. Sợi của quần jean 100% cotton giãn ra trong quá trình mặc khiến dáng quần jean bị hỏng theo thời gian. Việc giặt giũ thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa điều này. Bạn còn có thể làm co vải denim bằng cách giặt nó trong nước thật nóng nữa.
Ngâm quần áo trong thời gian dài
Trước khi giặt tay, quần áo thường được ngâm trong nước. Nhưng nếu ngâm nước quá lâu thì chúng có thể bị phai màu và hỏng dáng. Bạn chỉ nên ngâm đồ ren trong 2-3 phút, trong khi lụa và len có thể ngâm đến 30 phút. Vải cotton và các loại vải thô khác có thể ngâm trong khoảng một giờ.
Sử dụng con lăn xơ vải
Mặc dù các con lăn dính xơ vải giúp loại bỏ các sợi lông và bụi bẩn trên quần áo một cách dễ dàng nhưng chúng lại có thể để lại cặn kết dính tổng hợp trên vải, điều này càng thu hút nhiều sợi lông và bụi hơn nữa. Chất cặn này cũng có thể khiến quần áo bị phai màu.
Tốt hơn hết bạn nên sử dụng bàn chải làm từ vật liệu tự nhiên thay vì dùng con lăn xơ vải.
Cởi áo phông từ cổ
Những chiếc áo phông cũ thường có phần cổ bị kéo giãn ra. Thông thường, những người có xu hướng kéo áo phông qua cổ sẽ phải đối mặt với vấn đề này nhiều hơn người khác. Tuy những chiếc áo phông đã bị giãn khong thể sửa được nhưng bạn có thể cứu những chiếc áo phông mới bằng cách cầm đuôi áo và kéo ngược lên trên đầu để cởi ra.
Là quần áo bằng vải lanh khi đang khô
Vải lanh không thể là khi đã khô hoàn toàn. Nếu bạn không muốn làm hỏng vải thì hãy rắc nước vào bàn là từ 5 đến 10 phút trước khi là, đặc biệt phải cẩn thận ở vùng cổ áo, cổ tay áo và túi.
Bạn có thể đọc thêm:
- 10 mẹo mặc quần áo cho nàng đỏm dáng che bắp tay to
- Cách lựa chọn quần áo theo phong cách vintage
- Mua quần áo online phải nhớ 7 dấu hiệu này để tránh “nhìn hình thì đẹp, mua về thì xấu”