Mỗi tấm ảnh là một kỉ niệm, một câu chuyện thú vị ẩn giấu. Vậy hãy cùng BlogAnChoi chiêm ngưỡng những tấm ảnh kỳ lạ của thiên nhiên trên khắp thế giới và tìm hiểu câu chuyện hấp dẫn đằng sau những tấm ảnh bạn nhé!

1. Dung nham màu xanh lam

Dung nham màu xanh lam độc nhất vô nhị. (Nguồn: Internet)
Dung nham màu xanh lam độc nhất vô nhị. (Nguồn: Internet)

Phía đông đảo Java, Indonesia có một ngọn núi lửa đặc biệt. Ngọn núi này khi phun trào sẽ tạo ra những dòng dung nham màu xanh lam đẹp mê hồn. Nơi đây có một hồ axit khổng lồ và một mỏ lưu huỳnh trữ lượng lớn. Chính lượng lưu huỳnh này là nguyên nhân khiến dòng nham thạch có màu xanh lam bất thường.

Dòng dung nham vẫn có màu đỏ tự nhiên, nhưng do sức nóng dữ dội trong quá trình núi lửa phun trào và phản ứng hoá học khi lưu huỳnh bị đốt cháy đã biến dung nham trở thành màu xanh lạ mắt.

2. Cánh đồng muối rực rỡ sắc màu

Cánh đồng muối rực rỡ như một bảng màu nước. (Nguồn: Internet)
Cánh đồng muối rực rỡ như một bảng màu nước. (Nguồn: Internet)

Hình ảnh một cánh đồng muối rực rỡ sắc màu, không nói chắc khối người nghĩ đây là bảng màu nước. Màu sắc này là do các vi sinh vật ưa mặn gây ra, màu càng đậm chứng tỏ lượng vi sinh vật trong nước càng nhiều.

3. Hiện tượng cát hoá đá

Hiện tượng cát hoá đá kì thú. (Nguồn: Internet)
Hiện tượng cát hoá đá kì thú. (Nguồn: Internet)

Khi sét đánh vào cát, những tia sét có nhiệt độ cực cao (1.800°C) làm nóng chảy hợp chất silica có trong cát, chúng kết dính lại với nhau và khi nguội đi sẽ tạo nên hiện tượng cát hoá đá kì thú.

4. Răng của cá mập Megalodon

Ai đã từng xem bộ phim bom tấn “The Meg” chắc hẳn đã biết đến quái vật biển sâu Megalodon. Đó là một loài cá mập khổng lồ từng sống trên Trái đất khoảng 15,9 tới 2,6 triệu năm trước, nay đã tuyệt chủng.

Răng của quái vật Megalodon. (Nguồn: Internet)
Răng của quái vật Megalodon. (Nguồn: Internet)

Dựa theo các hóa thạch được phát hiện ngày nay, các nhà khoa học ước tính rằng cá mập Megalodon có thể dài tới 18 mét và sinh sống trên toàn cầu. Răng của chúng có hình tam giác thẳng và kích thước cực lớn. Bộ hàm của Megalodon có khoảng 276 chiếc răng, và nghiên cứu ước tính lực cắn của nó có thể là một trong những loài săn mồi mạnh nhất từng sống trên hành tinh.

5. Sét tầng điện ly

Đây là hiện tượng phóng điện xuất hiện ở các tầng cao của khí quyển Trái Đất và chỉ diễn ra trong thời gian cực ngắn. Những tia sét này thường có màu đỏ nhìn hệt như xúc tu của những con sứa.

Sét tầng điện ly – vẻ đẹp ám ảnh. (Nguồn: Internet)
Sét tầng điện ly – vẻ đẹp ám ảnh. (Nguồn: Internet)

6. Cá voi con bú mẹ

Khoảnh khắc “măm măm” dễ thương của cá voi con. (Nguồn: Internet)
Khoảnh khắc “măm măm” dễ thương của cá voi con. (Nguồn: Internet)

Khi bú mẹ, cá voi con cuộn tròn lưỡi như chiếc phễu để hứng sữa mẹ. Cá voi mẹ sau đó sẽ “bắn” sữa cho cá con, mỗi giây có thể “bắn” đến 10 lít sữa. Sữa cá voi có dạng đặc sệt như kem nên khó bị hoà loãng vào nước biển.

7. Hồ Chấm bi (Spotted Lake)

Hồ Chấm bi siêu lạ, siêu hấp dẫn. (Nguồn: Internet)
Hồ Chấm bi siêu lạ, siêu hấp dẫn. (Nguồn: Internet)

Hồ Chấm bi nằm ở thung lũng Okanagan, Canada. Vào mùa đông và mùa xuân, nơi này không khác gì những hồ nước bình thường. Tuy nhiên khi lượng nước trong hồ bốc hơi sẽ để lộ hàng trăm hố nước lớn nhỏ với đủ loại màu sắc: vàng, xanh lá, xanh dương,… Đây là kết quả của nồng độ cao các khoáng chất, bao gồm canxi, natri sunphat và magie sunphat tích tụ trong nước. Màu sắc đa dạng tùy thuộc vào nồng độ khoáng chất trong từng hố.

8. Cánh đồng hai màu

Nơi giáp ranh của cánh đồng lúa mì và hoa oải hương đẹp hút mắt. (Nguồn: Internet)
Nơi giáp ranh của cánh đồng lúa mì và hoa oải hương đẹp hút mắt. (Nguồn: Internet)

Bức ảnh chụp ranh giới giữa cánh đồng lúa mì và hoa oải hương đẹp hút mắt.

9. Hang động đom đóm

Hang Waitomo đẹp như cổ tích. (Nguồn: Internet)
Hang Waitomo đẹp như cổ tích. (Nguồn: Internet)

Waitomo là hang động nằm dưới lòng đất ở độ sâu hơn 40 mét tại vùng đảo Bắc New Zealand. Bước chân vào hang, du khách sẽ kinh ngạc trước ánh sáng lung linh phát ra từ hàng ngàn hàng vạn con đom đóm. Loài đom đóm sống ở đây có tên khoa học là Arachnocampa luminosa và chỉ được tìm thấy ở New Zealand. Chúng đậu khắp trần hang, toả ra thứ ánh sáng màu ngọc bích huyền ảo.

10. Cát đen

Bãi biển Vik ở Iceland (Nguồn: Internet)
Bãi biển Vik ở Iceland (Nguồn: Internet)

Cát đen là dạng cát hiếm có của tự nhiên. Cát đen có nguồn gốc từ vật liệu núi lửa bị xói mòn như dung nham, đá bazan và các loại đá và khoáng chất tối màu khác, thường được tìm thấy trên các bãi biển gần núi lửa hoạt động. Một số bãi biển cát đen nổi tiếng trên thế giới là Hawaii, Iceland, Canary,…

Mời bạn đọc thêm những bài viết hấp dẫn khác trên BlogAnChoi:

Đừng quên theo dõi chuyên mục Độc & Lạ để thu thập những thông tin kì thú và bổ ích bạn nhé.

Xem thêm

Muốn "đu" CBIZ trơn tru, hãy thuộc nằm lòng cẩm nang 100 thuật ngữ dưới đây

Những thuật ngữ Cbiz như tiểu thịt tươi, bạo hồng, khống bình, sao tác... có thể sẽ khá lạ tai đối với một số bạn. Tuy nhiên nếu là một người thích đọc tin bát quái và "hít" drama thì bạn rất nên "bỏ túi" cẩm nang 100 thuật ngữ Cbiz thường gặp dưới đây để tránh bỡ ngỡ ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận