Thế giới cổ đại bao gồm bốn nền văn minh lớn: Trung Quốc, Ai Cập, Lưỡng Hà và thung lũng Indus. Trung Quốc, Lưỡng Hà và Ai Cập đã được nghiên cứu rộng rãi và được tất cả chúng ta biết đến nhưng nền văn minh thứ tư và không kém phần quan trọng – văn minh Thung lũng Indus hay văn minh Harrapan – dường như lại bị thất lạc. Cùng BlogAnChoi tìm hiểu 10 sự thật đáng kinh ngạc về nền văn minh thung lũng sông Ấn này nào.

1. Quy mô và dân số

Văn minh Thung lũng Indus là một trong bốn nền văn minh lớn nhất lịch sử (Ảnh: Internet)
Văn minh Thung lũng Indus là một trong bốn nền văn minh lớn nhất lịch sử (Ảnh: Internet)

Nền văn minh Thung lũng Indus trải dài khoảng 1.260.000 km2 trên khắp Ấn Độ, Afghanistan và Pakistan hiện đại với hơn 1.056 trung tâm đô thị và làng mạc đã được xác định, 96 trong số đó được khai quật. Nhiều thị trấn chủ yếu phân bố trong khu vực rộng lớn của sông Indus và Ghaggar-Hakra cũng như các dòng suối nhỏ hơn. Các thành phố lớn nhất, nơi sinh sống của hơn năm triệu người là Rakhigarhi, Harappa, Ganweriwala, Dholavira và Mohenjo-daro.

Khu định cư sớm nhất ở Thung lũng Indus – Mehrgarh – thành lập vào khoảng năm 7000 trước công nguyên. Hầu hết cư dân của Thung lũng Indus là nghệ nhân và thương nhân, chủ yếu sống ở làng mạc. Những ngôi làng này được xây dựng từ những vật liệu dễ bị phá hủy, bao gồm cả bùn và gỗ, nên lối sống và văn hóa hàng ngày của họ gần như đã bị mất đi hoàn toàn.

Từ các cuộc khai quật khảo cổ, chúng ta nhận ra rằng văn minh Thung lũng Indus là một nền văn hóa cực kỳ phức tạp với cách thức hoạt động được tổ chức tốt. Mặc dù đông dân cư, các thành phố của nó không lộn xộn như hầu hết các thành phố cùng thời ở Lưỡng Hà và Ai Cập. Trong một số trường hợp, thậm chí chúng còn có thể khiến các nhà quy hoạch thành phố hiện đại phải xấu hổ.

2. Quy hoạch đô thị

Văn minh Thung lũng Indus là một trong bốn nền văn minh lớn nhất lịch sử (Ảnh: Internet)
Văn minh Thung lũng Indus là một trong bốn nền văn minh lớn nhất lịch sử (Ảnh: Internet)

Nền văn minh Thung lũng Indus có các thành phố được thiết kế đầu tiên trên thế giới, được tổ chức theo mô hình lưới với đường phố đi qua các góc vuông. Những tiến bộ trong quy hoạch thành phố này còn lâu đời hơn so với Hippodamus của thời Miletus, người được coi là “cha đẻ của quy hoạch đô thị châu Âu”. Các đường phố chính của mỗi thành phố được xây dựng theo hướng Bắc-Nam trong khi các đường phụ được bố trí theo hướng Đông-Tây. Bên cạnh việc được thiết kế thực sự tốt, những thành phố này còn có hệ thống thoát nước tuyệt vời và tất cả đều tuân theo một mô hình và cách bố trí tương tự nhau. Ngay cả những viên gạch của những ngôi nhà cũng có kích thước giống hệt nhau.

Những con đường chính thường rộng tới 10 mét. Ở Harappa, đường phố còn được lát bằng gạch đất sét nung để tạo điều kiện cho xe bò di chuyển dễ dàng và có các kênh chạy dọc theo chúng để loại bỏ lượng nước dư thừa trên mặt đường.

Hệ thống xử lý nước thải của họ tiên tiến đến mức có kênh dẫn nước thải và nước mưa hoàn toàn riêng biệt dọc các con phố. Các kênh và cống thoát nước thải được đặt bên dưới mặt đất và có thể mở thông qua nắp bằng đất nung khi cần làm sạch. Cống dẫn nước ấn tượng do người La Mã xây dựng có mặt sau nơi này tới hàng nghìn năm!

3. Vệ sinh

Văn minh Thung lũng Indus là một trong bốn nền văn minh lớn nhất lịch sử (Ảnh: Internet)
Văn minh Thung lũng Indus là một trong bốn nền văn minh lớn nhất lịch sử (Ảnh: Internet)

Cư dân của văn minh Thung lũng Indus rất coi trọng vấn đề vệ sinh và có cuộc sống tương đối khỏe mạnh, an toàn và sạch sẽ. Số lượng lớn các phòng tắm công cộng, hệ thống tiết kiệm nước độc đáo, nguồn cung cấp nước đến từng nhà, hệ thống thoát nước gọn gàng và hệ thống nước thải ngầm ấn tượng đều nêu bật vai trò của các biện pháp vệ sinh trong cuộc sống của người dân.

Những thùng rác bằng gạch được lắp đặt khắp nơi dọc các con phố ở Mohenjo-daro càng đáng chú ý hơn, chứng tỏ xã hội của Thung lũng Indus hoàn toàn vượt xa thời đại.

4. Tôn giáo

Văn minh Thung lũng Indus là một trong bốn nền văn minh lớn nhất lịch sử (Ảnh: Internet)
Văn minh Thung lũng Indus là một trong bốn nền văn minh lớn nhất lịch sử (Ảnh: Internet)

Tất cả các đô thị được khai quật trên khắp Thung lũng Indus đều rất phức tạp và có tổ chức với thiết kế kiến ​​trúc quan trọng và kỹ thuật đồ đồng phát triển cao. Tuy nhiên, ở đây lại không có dấu hiệu của những hầm mộ phức tạp, những ngôi đền lớn hoặc cung điện hoàng gia. Theo các nhà sử học, điều này có thể có nghĩa là văn minh Thung lũng Indus là một xã hội công bằng hoặc dân chủ.

Sau gần một thế kỷ khai quật và nghiên cứu, chúng ta vẫn không có bằng chứng chắc chắn về tầng lớp thống trị hoặc thậm chí là hệ thống phân cấp quản lý trong xã hội.

5. Kinh tế

Văn minh Thung lũng Indus là một trong bốn nền văn minh lớn nhất lịch sử (Ảnh: Internet)
Văn minh Thung lũng Indus là một trong bốn nền văn minh lớn nhất lịch sử (Ảnh: Internet)

Nền kinh tế của Thung lũng Indus tập trung vào nông nghiệp và thương mại. Trong thời kỳ đồ đồng giữa, những người Lưỡng Hà (Sumerian) thường xuyên đề cập đến hoạt động buôn bán phát đạt với “Meluhha”. Đây là một quốc gia buôn bán phát triển với quan hệ kinh tế chặt chẽ với người Sumer, thường vận chuyển số lượng lớn các sản phẩm bằng gỗ, dầu mè và các mặt hàng cực kỳ có giá trị hoặc sang trọng khác – hầu hết được vận chuyển từ Meluhha, nơi mà các nhà khảo cổ tin rằng đó là văn minh Thung lũng Indus.

Ngoài thương mại xuất nhập khẩu phát đạt, được chứng minh qua việc phát hiện ra xưởng đóng tàu Lothal khổng lồ, văn minh Thung lũng Indus còn là nơi sản xuất bông đầu tiên trên thế giới. Họ cũng là những người đầu tiên cải tiến kỹ thuật kéo sợi và dệt vải, có hệ thống cân và đo làm từ đá vôi.

6. Nghệ thuật và sáng tạo

Văn minh Thung lũng Indus là một trong bốn nền văn minh lớn nhất lịch sử (Ảnh: Internet)
Văn minh Thung lũng Indus là một trong bốn nền văn minh lớn nhất lịch sử (Ảnh: Internet)

Trong thời kỳ Thung lũng Indus, các nghệ nhân và đồ gốm khá tinh vi. Các hiện vật của họ thể hiện mức độ hoàn thiện cao về mặt giá trị thẩm mỹ và sự đa dạng của vật liệu được sử dụng, bao gồm đất nung, đồng, đồng thau và các loại đá bản địa khác. Những phát hiện từ các địa điểm khảo cổ khác nhau bao gồm nhiều bức tượng và tác phẩm điêu khắc, đồ gốm, đồ trang sức, tượng nhỏ bằng đất sét,…có niên đại từ thiên niên kỉ thứ ba trước công nguyên

Tác phẩm điêu khắc từ đồng “cô gái nhảy múa” thể hiện kiến ​​thức chuyên môn của người Indus trong việc xoắn và đúc kim loại. Nó cũng chỉ ra tầm quan trọng của khiêu vũ như một hình thức nghệ thuật hoặc giải trí trong xã hội cổ đại của họ.

7. Kiến ​​trúc

Văn minh Thung lũng Indus là một trong bốn nền văn minh lớn nhất lịch sử (Ảnh: Internet)
Văn minh Thung lũng Indus là một trong bốn nền văn minh lớn nhất lịch sử (Ảnh: Internet)

Harappa có những kho thóc rất tiên tiến, công nghệ được sử dụng để chế tạo chúng chỉ xuất hiện lại ở Rome vào hơn 2.800 năm sau. Sáu kho thóc được phát hiện tại Harappa dài khoảng 45 mét, rộng 15 mét trên nền được tôn cao để tránh hơi ẩm.

Cư dân ở đây sử dụng hai loại gạch nung cơ bản là 7 x 14 x 28 cm và 10 x 20 x 40 cm.

Những viên gạch lớn được sử dụng để xây dựng các công trình công cộng lớn, trong khi những viên gạch nhỏ sử dụng để xây dựng nhà ở của người dân. Chúng đều được làm theo kích thước chính xác ở tất cả các thành phố và tuân theo tỷ lệ 1:2:4. Họ đã xây dựng nhiều đập và hồ chứa nước để bảo vệ các thành phố khỏi lũ lụt và cung cấp nước cho các thành phố quanh năm, kể cả mùa khô.

8. Những ngôi nhà

Văn minh Thung lũng Indus là một trong bốn nền văn minh lớn nhất lịch sử (Ảnh: Internet)
Văn minh Thung lũng Indus là một trong bốn nền văn minh lớn nhất lịch sử (Ảnh: Internet)

Kĩ thuật xây dựng của người Indus phát triển đến mức cư dân ở thành phố Harappa có những ngôi nhà hai và ba tầng. Những ngôi nhà gia đình tiện nghi này cũng có sân rộng rãi và sân hiên bằng phẳng dễ ra vào. Hầu như không có hộ gia đình nào ở Thung lũng Indus có cửa sổ nhìn ra đường và thường chỉ có một lối vào. Thay vì nhìn ra đường phố, cửa sổ và cửa ra vào của các ngôi nhà sẽ hướng vào sân để giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn và bụi bẩn trong nhà.

Những ngôi nhà này ở Harappa hiện đại đến mức có cả phòng tắm khép kín. Hầu như tất cả các khu dân cư được khai quật đều có phòng tắm, nhà vệ sinh và hệ thống nước thải hoàn chỉnh.

9. Luyện kim

Văn minh Thung lũng Indus là một trong bốn nền văn minh lớn nhất lịch sử (Ảnh: Internet)
Văn minh Thung lũng Indus là một trong bốn nền văn minh lớn nhất lịch sử (Ảnh: Internet)

Nền văn minh Thung lũng Indus có hiểu biết sâu sắc về luyện kim. Các sản phẩm kim loại của họ được xuất khẩu đi khắp nơi và được tạo ra bằng nhiều sản phẩm kim loại khác nhau, bao gồm chì, đồng, đồng thau và hợp kim.

Những chiếc vòng cổ bằng vàng có chiều rộng nhỏ hơn 0.25 mm đã được khai quật tại khu khảo cổ Lothal. Các hiện vật kim loại quý khác cũng đã được phát hiện ở Rangpur, Mohenjo-Daro và Harappa. Kiến ​​thức của họ tiến bộ đến mức có thể đánh giá độ nguyên chất của vàng bằng cách sử dụng kỹ thuật đá thử, một kỹ thuật được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới cho đến tận ngày nay.

10. Chữ viết chưa bao giờ được giải mã

Văn minh Thung lũng Indus là một trong bốn nền văn minh lớn nhất lịch sử (Ảnh: Internet)
Văn minh Thung lũng Indus là một trong bốn nền văn minh lớn nhất lịch sử (Ảnh: Internet)

Một trong những lý do chính khiến chúng ta không biết nhiều về văn minh Thung lũng Indus là vì chữ viết của họ chưa bao giờ được giải mã. Hàng nghìn văn bản đã được phát hiện, chủ yếu từ Harappa và Mohenjo-daro, nhưng cũng có từ các đối tác thương mại của họ dọc theo Vịnh Ba Tư và Lưỡng Hà. Hầu hết chúng được khắc trên những con dấu bằng đá khiêm tốn, khoảng 2.5 cm2, ngay phía trên hình ảnh các loài động vật, chẳng hạn như voi, bò đực hoặc thậm chí là sinh vật kiểu kỳ lân. Chữ khắc cũng được tìm thấy trên các tấm đất sét, đồ vật bằng kim loại và đồ gốm.

Hiện tại, nhiều học giả đang tranh luận về một dạng ngôn ngữ Dravidian thời tiền sử, một nhóm ngôn ngữ ngày nay chủ yếu được tìm thấy ở các vùng nhỏ xung quanh Ấn Độ và Pakistan – tương đối gần trung tâm của nền văn minh cổ đại. Một số người khác cho rằng nhóm ngôn ngữ Ấn-Âu có liên quan đến tiếng Phạn thời tiền sử mới là thứ chúng ta đang tìm kiếm.

Bạn có thể đọc thêm:

Xem thêm

300+ Ảnh mùa xuân đẹp, rực rỡ và đầy sức sống

Mùa xuân là mùa đầu tiên trong năm và cũng được xem là mùa bắt đầu của sự sống. Tiết trời dễ chịu, vạn vật sinh sôi nảy nở khiến mùa xuân trở nên rực rỡ và đầy sức sống. Nhân một mùa xuân mới lại về, cùng BlogAnChoi ngắm nhìn loạt ảnh mùa xuân cực đẹp để khởi ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận